Thứ ba 03/12/2024 07:22
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Lượng hàng tồn kho thiết bị gia dụng của Trung Quốc tăng gấp đôi do ảnh hưởng từ đại dịch

18/09/2022 17:25
Chi tiêu của người tiêu dùng yếu đi do đại dịch gây ra đã khiến hàng tồn kho tại các nhà sản xuất thiết bị gia dụng của Trung Quốc tăng lên đáng kinh ngạc.

Khách hàng xem đồ gia dụng tại một cửa hàng ở Quảng Châu. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Khách hàng xem đồ gia dụng tại một cửa hàng ở Quảng Châu. (Ảnh của Yusuke Hinata).

Theo một cuộc khảo sát của Nikkei Asia, tồn kho tổng hợp tại 5 tập đoàn sản xuất đã tăng 15% trong năm lên 98 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 14 tỷ USD) vào cuối tháng 6, tăng gấp đôi trong vòng 3 năm.

Hàng tồn kho đã tăng nhanh hơn nhiều so với doanh thu. Tại Gree Electric Appliances, công ty sản xuất máy điều hòa không khí, doanh thu chỉ tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái ngay cả khi hàng tồn kho tăng 28%. Hàng tồn kho cũng đang tăng mạnh ở mảng bán lẻ.

Thị trường thiết bị của Trung Quốc trước đây tăng trưởng hai con số cho đến khoảng năm 2010, được thúc đẩy bởi sự chi tiêu nhiệt tình của người tiêu dùng.

Việc tranh giành thị phần dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, điều này đang ảnh hưởng đến ngành. Nhưng các nhà sản xuất có thể giải phóng hàng tồn kho với chiết khấu miễn là điều kiện kinh tế thuận lợi.

Theo nhà cung cấp dữ liệu All View Cloud, doanh số bán lẻ thiết bị gia dụng của Trung Quốc đã giảm 9% trong năm xuống còn 338,9 tỷ Nhân dân tệ trong nửa đầu năm. Doanh số bán hàng này tương quan chặt chẽ với sức khỏe của thị trường bất động sản, vốn đang đi xuống do cuộc đàn áp của chính phủ đến ngành bất động sản.

Và các vụ phong tỏa COVID-19 ở Thượng Hải và các nơi khác đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi tiêu, góp phần lớn tác động vào vấn đề hàng tồn kho.

"Thị trường thiết bị của Trung Quốc đã tận dụng hết lợi thế", Guo Meide, Chủ tịch của All View Cloud. Hiện nay, với tỷ lệ sinh giảm, ngành này phải đối mặt với triển vọng thu hẹp hơn bao giờ hết.

Những thay đổi của thị trường đang dần phá vỡ mối quan hệ giữa hai bên sản xuất và bán lẻ, vốn từng là trụ cột cho sự tăng trưởng của ngành.

Vào cuối tháng 8, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng, Xu Zifa sẽ không còn làm ăn với Gree, Xu Zifa đã thông báo điều này tại một khách sạn địa phương.

Xu Zifa, được biết đến từng là Thành viên Hội đồng Quản trị của Gree Electrical. Vào tháng 6, Gree đã thông báo rằng Xu Zifa dự định bán bớt một phần cổ phần của mình trong Gree. Thị trường coi đây là bằng chứng cho thấy sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Xu và Gree.

Midea cũng đang trải qua sóng gió. Công ty có kế hoạch tạm dừng mối quan hệ hợp tác với 30% số nhà phân phối đã ký hợp đồng, theo báo cáo hồi tháng 5 trên tờ The Beijing News, dẫn lời một nhân viên của Midea.

Tủ lạnh tại một cửa hàng đồ gia dụng ở Quảng Châu. (Ảnh của Yusuke Hinata)
Tủ lạnh tại một cửa hàng đồ gia dụng ở Quảng Châu. (Ảnh của Yusuke Hinata).

Khi đồ gia dụng trở thành xu hướng chủ đạo vào những năm 2000, các nhà sản xuất chủ yếu bán qua các kênh mà họ kiểm soát, với các nhà bán lẻ đóng vai trò bổ sung. Trong những năm 2010, khi tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại, các nhà sản xuất bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà phân phối để bù đắp rủi ro.

Khoảng thời gian đó trùng với sự nổi lên của các nhà bán lẻ trực tuyến như JD.com. Các nhà sản xuất thiết bị bắt đầu kinh doanh trực tiếp với các nhà sản xuất điện tử lớn.

Nhìn thấy những khó khăn trong tương lai, Midea và Gree đã phân bổ nguồn lực sang các doanh nghiệp năng lượng tái tạo, chẳng hạn như pin lưu trữ. Trong khi đó, tập đoàn điện tử TCL và Công ty thiết bị gia dụng Haier mong muốn duy trì tăng trưởng bằng cách phát triển thị trường nước ngoài.

Tùy thuộc vào tốc độ suy thoái của thị trường, các công ty sản xuất thiết bị gia dụng lớn có thể phải cắt bỏ hoạt động, giảm thiểu số lượng nhân viên và hợp đồng phân phối. Các khoản chi phí liên quan đến lượng hàng tồn kho dư thừa sẽ làm giảm đi thu nhập của họ.

Lyly

Tin bài khác
VN-Index tạm dừng tại mức kháng cự, chờ dòng tiền quay trở lại

VN-Index tạm dừng tại mức kháng cự, chờ dòng tiền quay trở lại

VN-Index kháng cự 1250 điểm, điều chỉnh là cần thiết. Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng an toàn và "canh mua" trong tuần này khi có tín hiệu dòng tiền lớn quay lại.
VN-Index duy trì đà tăng, nhà đầu tư cần thận trọng trước cơ hội mới

VN-Index duy trì đà tăng, nhà đầu tư cần thận trọng trước cơ hội mới

VN-Index tiếp tục đà tăng trong phiên giao dịch ngày 26/11, tuy nhiên, nhà đầu tư cần kiên nhẫn và tránh tâm lý FOMO, khi thị trường đang chạm kháng cự mạnh.
Thị trường chứng khoán: Dự báo tín hiệu mua tại vùng 1220

Thị trường chứng khoán: Dự báo tín hiệu mua tại vùng 1220

Thị trường chứng khoán ngày hôm qua 15/11 tăng 6,6 điểm, với khả năng kiểm tra vùng 1220. Nhà đầu tư cần chú ý tín hiệu FTD và sẵn sàng bắt đáy tại 1220.
VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index tiếp tục hồi phục, nhưng thanh khoản giảm. Nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục, giảm tỷ trọng cổ phiếu yếu và chuẩn bị tiền mặt để ứng phó với rủi ro.
Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản dẫn dắt thị trường chứng khoán ngày 20/11, với sự hồi phục tích cực tại vùng 1200. Tuy nhiên, thanh khoản chưa đủ mạnh xác nhận đáy.
Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh, khối ngoại bán ròng. Nhóm midcap ổn định, tín hiệu đáy kỹ thuật rõ ràng. Cơ hội cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý.
Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán chứng kiến nhịp hồi phục đáng chú ý tại vùng 1.200 điểm, tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư, tuy nhiên, thanh khoản bắt đáy vẫn yếu.
VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN -Index đang chịu áp lực lớn khi DXY tăng và rủi ro từ mô hình vai đầu vai. Ngưỡng 1200 điểm đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, nhà đầu tư cần thận trọng.
Nhà đầu tư chứng khoán cần kiên nhẫn trong giai đoạn này

Nhà đầu tư chứng khoán cần kiên nhẫn trong giai đoạn này

Thị trường chứng khoán ngày 14/11 rung lắc mạnh, nhưng những cú giảm mạnh có thể là cơ hội đầu tư tốt trong cuối 2024. Nhà đầu tư cần kiên nhẫn trong giai đoạn này.
Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm tài chính đã rơi vào vùng quá bán

Nhiều cổ phiếu thuộc nhóm tài chính đã rơi vào vùng quá bán

Thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh, VnIndex tạo phân kỳ dương. Dòng tiền lớn đã vào cuộc, tạo cơ hội mua an toàn trước khi thị trường phục hồi.
Mã DBC chuẩn bị cho một cú vượt đỉnh sắp tới

Mã DBC chuẩn bị cho một cú vượt đỉnh sắp tới

Cổ phiếu DBC đang cho tín hiệu chuẩn bị vượt đỉnh, giữ vững sắc xanh giữa thị trường điều chỉnh.
Cơ hội mua gom mã DBC, BVB trên thị trường chứng khoán hôm nay

Cơ hội mua gom mã DBC, BVB trên thị trường chứng khoán hôm nay

Thị trường chứng khoán hôm nay, sẽ mở ra cơ hội mua gom các mã: DBC và BVB, đặc biệt là với xu hướng hồi phục mạnh mẽ, phù hợp cho các nhà đầu tư trung hạn.
S&P 500 lập đỉnh, VN-Index đi ngang, cơ hội đầu tư ở nhóm ngân hàng

S&P 500 lập đỉnh, VN-Index đi ngang, cơ hội đầu tư ở nhóm ngân hàng

S&P 500 lập đỉnh mới sau bầu cử Mỹ, trong khi VN-Index vẫn đi ngang. Nhóm ngân hàng và BĐS KCN tạo cơ hội, nhưng cần thận trọng với cổ phiếu breakout.
Thị trường chứng khoán 7/11: VN-Index giảm xuống còn 1,259.75 điểm

Thị trường chứng khoán 7/11: VN-Index giảm xuống còn 1,259.75 điểm

Ngày 7/11, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm trên cả ba chỉ số chính, trái ngược với đà tăng trưởng mạnh mẽ của các thị trường tài chính toàn cầu.
Thị trường chứng khoán: Cơ hội mua tích lũy, đón sóng tăng quý IV

Thị trường chứng khoán: Cơ hội mua tích lũy, đón sóng tăng quý IV

Thanh khoản thị trường chứng khoán tăng sau bầu cử Mỹ, tạo cơ hội tích lũy cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp và ngân hàng, đón sóng tăng trưởng quý IV.