Thứ ba 01/07/2025 15:55
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Luật pháp và công nghệ: Không thể để doanh nghiệp "chạy nhanh" trong khi pháp lý vẫn đứng yên

Ngày 16/4/2025 vừa qua, tại Trường Đại học Kinh tế – Luật (ĐHQG TP.HCM), hội thảo khoa học “Pháp luật và Công nghệ mới” đã thu hút đông đảo chuyên gia, luật gia, doanh nghiệp và nhà nghiên cứu đến trao đổi, thảo luận về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu số và tài sản vô hình đến hệ thống pháp luật Việt Nam.

Trong làn sóng chuyển đổi số và sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), pháp luật Việt Nam không chỉ cần theo kịp công nghệ, mà còn phải chủ động kiến tạo một hành lang pháp lý linh hoạt. Cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng vào một hệ thống pháp lý minh bạch, kịp thời và thúc đẩy sáng tạo.

Trí tuệ nhân tạo và Cuộc cách mạng pháp lý cho kỷ nguyên số

Các chuyên gia cho rằng việc mở thêm chuyên ngành về Luật và Công nghệ là hoàn toàn khả thi trong thời đại trí tuệ nhân tạo hiện diện ngày càng nhiều trong lĩnh vực pháp luật. Ảnh: UEL

AI đã “vào cuộc” trong hệ thống pháp lý

Sự hiện diện của AI trong hệ thống tư pháp Việt Nam không còn là viễn cảnh tương lai. Từ năm 2022, Tòa án Nhân dân Tối cao đã triển khai phần mềm Trợ lý ảo TAND – một ứng dụng AI hỗ trợ thẩm phán và thư ký trong hoạt động tố tụng. Hệ thống sử dụng nguồn dữ liệu pháp lý chính thống, được cập nhật thường xuyên, góp phần giảm tải khối lượng công việc và nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ.

Bà Ung Thị Xuân Hương, Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, đánh giá cao vai trò của trợ lý ảo trong cải thiện hiệu suất ngành tư pháp, nhưng cũng nhấn mạnh rằng công nghệ này cần được hoàn thiện hơn để đáp ứng yêu cầu thực tế.

Ở góc độ thực tiễn, ThS. Đào Văn Hưng, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý & Phát triển Doanh nghiệp, nhận định: AI không chỉ là công cụ hỗ trợ xử lý án mà còn có tiềm năng lớn trong rà soát hàng chục ngàn văn bản quy phạm pháp luật, hỗ trợ các bộ phận pháp chế doanh nghiệp và cơ quan nhà nước – những nơi vốn đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng.

Ông Hưng cho biết thêm, Viện Khoa học Pháp lý & Phát triển Doanh nghiệp đang phối hợp cùng IP Group phát triển bộ công cụ định giá tài sản vô hình trong doanh nghiệp – một lĩnh vực tiềm năng nhưng chưa có hành lang pháp lý rõ ràng. Đồng thời, Viện cũng đang nghiên cứu các đề tài về AI trong giáo dục phổ thông và rà soát mâu thuẫn – chồng chéo trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Tham luận về vấn đề đào tạo nhân lực giao thoa giữa luật và công nghệ, PGS.TS Đoàn Thị Phương Diệp (Trường ĐH Kinh tế – Luật) chỉ rõ: AI đang giúp người dân tiếp cận pháp luật dễ dàng hơn bao giờ hết, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như sai lệch dữ liệu hay “ảo giác thuật toán”. Vì vậy, cần đổi mới đào tạo: luật sư phải hiểu công nghệ, và kỹ sư cần hiểu luật.

Đồng quan điểm, PGS.TS Ngô Hữu Phước (UEL) đề xuất xây dựng ngành học mới mang tên “Luật và Công nghệ” để kịp bắt nhịp các xu hướng toàn cầu như Blockchain, Big Data, Metaverse... từ góc độ pháp lý.

Trí tuệ nhân tạo và Cuộc cách mạng pháp lý cho kỷ nguyên số

Bảo vệ dữ liệu cá nhân và xác định tài sản số là một trong những vấn đề được quan tâm trong dự thảo Luật Công nghiệp và Công nghệ số. Ảnh: UEL

Tài sản số và bài toán khung pháp lý

Một trong những vấn đề cấp thiết là tài sản số – lĩnh vực ngày càng quan trọng trong nền kinh tế số nhưng pháp luật Việt Nam hiện chưa theo kịp. Luật gia Ngô Minh Tín (UEL) cho rằng Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số mới chỉ bước đầu đề cập đến khái niệm này trong Điều 8, nhưng còn quá mơ hồ về phạm vi và đặc điểm.

Ông đề xuất sửa Điều 105 Bộ luật Dân sự, công nhận tài sản số là một loại tài sản độc lập, bên cạnh vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đồng thời, Việt Nam nên học hỏi mô hình quản lý linh hoạt từ Singapore, Trung Quốc hoặc cách tiếp cận của Hoa Kỳ – nơi tài sản số có thể được xếp vào nhóm chứng khoán nếu có giá trị tài chính.

Trí tuệ nhân tạo và Cuộc cách mạng pháp lý cho kỷ nguyên số

Luật gia Ngô Minh Tín chia sẽ tại Hội thảo, Ảnh: UEL

Ở mảng dữ liệu cá nhân - nơi được coi là tài nguyên mới của nền kinh tế số, PGS.TS Trần Thăng Long (Trường ĐH Luật TP.HCM) cảnh báo: Trong khi dữ liệu cá nhân được xem là “tài nguyên mới” của kinh tế số, khung pháp lý tại Việt Nam vẫn còn phân tán, thiếu tính chế tài và thực thi. Ông cho rằng Việt Nam cần tham khảo GDPR của EU – chuẩn mực toàn cầu về bảo vệ dữ liệu cá nhân, với các nguyên tắc nghiêm ngặt như “Privacy by Design” và quy định trách nhiệm cụ thể như DPO (nhân sự bảo vệ dữ liệu).

Tổng kết tại hội thảo, PGS.TS Lê Vũ Nam – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – Luật – nhận định: “Đây là thời điểm cần kết nối giữa trí tuệ nhân tạo và trí tuệ con người, giữa công nghệ và cải cách pháp lý, để pháp luật không chỉ theo kịp mà còn dẫn dắt quá trình đổi mới sáng tạo.”

Pháp luật không nên là rào cản, càng không thể là người chạy sau công nghệ. Trong kỷ nguyên số, pháp luật phải là kim chỉ nam cho phát triển bền vững – nơi con người là trung tâm và dữ liệu được bảo vệ như một quyền cơ bản.

Tin bài khác
Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 7/2025: Giảm nhẹ nhiều mẫu, ưu đãi hấp dẫn giữa năm

Bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 7/2025: Giảm nhẹ nhiều mẫu, ưu đãi hấp dẫn giữa năm

Cập nhật bảng giá điện thoại Xiaomi tháng 7/2025 với nhiều mẫu giảm nhẹ, từ dòng giá rẻ đến cao cấp, cấu hình mạnh, giá cạnh tranh dịp giữa năm.
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Nhằm trang bị cho doanh nghiệp những công cụ thực tiễn, chiến lược chuyển đổi hiệu quả, ngày 28-29/6, Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT Việt Nam) phối hợp với VietinBank tổ chức chuỗi Hội thảo chuyên đề “ESG - Chuyển đổi số - Đổi mới sáng tạo - Tài chính xanh”.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia – bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển, khai thác và ứng dụng dữ liệu trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
BSB Nanotech ra mắt toàn cầu sản phẩm từ trấu được ứng dụng trong ngành sơn và chất phủ

BSB Nanotech ra mắt toàn cầu sản phẩm từ trấu được ứng dụng trong ngành sơn và chất phủ

Trong khuôn khổ triển lãm Coatings Expo Vietnam 2025, Công ty Cổ phần Công nghệ Nano BSB (BSB Nanotech) đã chính thức ra mắt toàn cầu bộ sản phẩm BY-O-COAT – dòng vật liệu Silica cao cấp được chiết xuất từ trấu, đánh dấu bước đột phá của Việt Nam trên bản đồ công nghệ vật liệu mới từ phụ phẩm nông nghiệp.
AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

AI đang đảm nhận thay con người đến 50% công việc

Ông Marc Benioff - CEO Salesforce gọi đây là "cuộc cách mạng lao động kỹ thuật số", nơi AI không còn là công cụ, mà trở thành một phần chính thức trong lực lượng lao động.
Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Những điểm đột phá mới trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Luật Khoa học và Đổi mới sáng tạo 2025 chính thức được thông qua, trong đó tập trung vào phát triển hạ tầng, khuyến khích mạo hiểm, khoán chi linh hoạt và miễn trừ trách nhiệm khi chấp nhận rủi ro.
Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge giảm giá lên đến 5 triệu đồng chỉ sau 1 tháng

Galaxy S25 Edge gây chú ý với thiết kế siêu mỏng 5,8 mm nhưng giảm giá mạnh sau 1 tháng, làm dấy lên nhiều lo ngại về chiến lược của Samsung.
Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

Thách thức lớn nhất của AI không phải công nghệ, mà là con người

CEO Microsoft nhận định, việc triển khai AI không khó bằng thay đổi cách con người làm việc, yếu tố then chốt quyết định hiệu quả ứng dụng công nghệ mới.
Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

Zhipu AI: “Kỳ lân AI” Trung Quốc khiến OpenAI phải chú ý

OpenAI cảnh báo về sự trỗi dậy của Zhipu AI, “kỳ lân trí tuệ nhân tạo” Trung Quốc đang mở rộng ra Đông Nam Á và có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Bắc Kinh.
Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Startup Việt đang “gãy” vì không kịp thích nghi thì việc tối ưu chi phí, củng cố nhân hiệu trở thành chiến lược sinh tồn bắt buộc
TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

TikTok, Shopee, Lazada sẽ phải lưu dữ liệu livestream tối thiểu 3 năm

Luật Thương mại điện tử sửa đổi siết chặt hoạt động bán hàng online, yêu cầu minh bạch thông tin, kiểm soát livestream và xử lý vi phạm của KOL, nền tảng.
Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Động lực gì thúc đẩy mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc tăng vọt ?

Lễ hội mua sắm 618 đã giúp Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng nhờ AI và trợ cấp, song vẫn đối mặt thách thức giảm phát, bất động sản trì trệ và việc làm bấp bênh.
Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy nếu người bán không nắm rõ quy định pháp luật. Câu chuyện không chỉ là đăng bán hàng online, mà là hiểu luật, tuân thủ luật – yếu tố sống còn để phát triển bền vững trong môi trường số.
Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

Tiktok vẫn duy trì sức hút với người dùng Mỹ bắt chấp lệnh cấm

TikTok vượt qua nguy cơ bị cấm tại Mỹ, mở rộng thương mại điện tử, định hình hệ sinh thái tiêu dùng, hướng đến trở thành siêu ứng dụng toàn cầu.
Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung đổi chiến lược: Galaxy AI có thể trở thành dịch vụ trả phí

Samsung có thể công bố mô hình tính phí Galaxy AI tại sự kiện Unpacked tháng 7, khi thời hạn miễn phí dịch vụ này sắp kết thúc vào cuối năm 2025.
Xưởng In Sắc Màu Chuyên Tem Decal