Thứ sáu 04/04/2025 14:15
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Luật Điện lực (Sửa đổi): Bài toán xóa bỏ độc quyền và xã hội hóa thị trường điện

30/08/2024 11:32
Sửa luật Điện lực có chống được độc quyền trong lĩnh vực điện hay không? Đó là vấn đề được đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đặt ra khi thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Ảnh minh họa
Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế Đinh Ngọc Minh

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 6 diễn ra ngày 29/8 tại Nhà Quốc hội (Hà Nội), đại biểu Đinh Ngọc Minh nhận xét rằng trước đây, ngành bưu chính viễn thông đã trải qua quá trình đổi mới và đạt được kết quả rất ấn tượng. "Ngày xưa, gọi một cuộc điện thoại tốn vài nghìn đồng, tiền lương chỉ đủ trả tiền điện thoại. Nhưng giờ đây, dịch vụ đã được cải thiện, sử dụng thoải mái hơn," ông Minh chia sẻ. Từ câu chuyện thành công của ngành viễn thông, ông Minh đặt câu hỏi liệu lần sửa đổi Luật Điện lực này có thể giải quyết vấn đề độc quyền trong ngành điện hay không, cũng như Nhà nước sẽ độc quyền đến đâu và trao quyền cho các thành phần kinh tế khác như thế nào?

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đinh Ngọc Minh cho biết, trong dự thảo Luật Điện lực lần này có đề cập đến vấn đề độc quyền trong việc truyền tải điện, nhưng chưa nêu rõ mức độ độc quyền. Trong khi đó, báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội cho rằng, Nhà nước chỉ nên độc quyền ở cấp truyền tải cao áp và siêu cao áp, còn ở các cấp khác nên đẩy mạnh xã hội hóa.

Với dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) này, đại biểu Đinh Ngọc Minh tiếp tục đặt câu hỏi về thời điểm chấm dứt độc quyền, khi nào người dân và các thành phần kinh tế có thể tham gia vào thị trường điện một cách dễ dàng hơn, công khai và minh bạch hơn.

Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài tham gia giải trình và cho biết, Điều 5 của dự thảo Luật đã nêu rõ, Nhà nước sẽ độc quyền trong một số hoạt động nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, trong đó có việc điều độ hệ thống điện quốc gia.

Thêm vào đó, Nhà nước sẽ độc quyền đầu tư một số công trình điện quan trọng, các nguồn điện đa mục tiêu và những nguồn điện có vai trò đảm bảo vận hành ổn định hệ thống. Đối với lưới truyền tải, Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào các lưới điện cao áp từ 220 kV trở lên, còn các đường dây mang tính liên kết sẽ được xã hội hóa. Về cơ chế xã hội hóa trong đầu tư truyền tải điện, ông Hoài cho biết, pháp luật hiện hành đã có quy định cho phép thực hiện.

Trả lời câu hỏi về thời điểm xóa bỏ độc quyền, Thứ trưởng Hoài cho rằng cần xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi nhu cầu sử dụng năng lượng luôn ở mức cao. "Chúng ta sẽ cố gắng thiết kế thị trường điện theo hướng công khai và minh bạch. Đồng thời, phải đảm bảo an ninh năng lượng theo Nghị quyết số 55 ngày 11-2-2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Một số lĩnh vực trọng yếu vẫn sẽ thuộc độc quyền của Nhà nước, còn các phần khác sẽ được đẩy mạnh xã hội hóa," ông Hoài nhấn mạnh.

Hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ chiếm 38% trong hệ thống điện quốc gia. Theo ông Hoài, Việt Nam đang từng bước xây dựng thị trường điện cạnh tranh, nhằm đảm bảo tính công khai và minh bạch cho các chủ thể tham gia thị trường.

Trong quá trình này, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đã được tách ra khỏi EVN và trực thuộc Bộ Công Thương. Như vậy, EVN cùng các tập đoàn nhà nước khác trong lĩnh vực điện năng sẽ tham gia thị trường điện như những chủ thể tư nhân thông thường. "Điều này sẽ giúp đảm bảo công khai, minh bạch trong tương lai, giảm thiểu độc quyền nhưng vẫn đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia," Thứ trưởng Hoài kết luận.

Anh Nguyên

Bài liên quan
Tin bài khác
Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Nhiều động lực để thu ngân sách Nhà nước quý I tăng 29,3% so với cùng kỳ 2024

Bên cạnh yếu tố tích cực từ tăng trưởng kinh tế, kết quả thu ngân sách Nhà nước còn được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ vào việc triển khai đồng bộ các giải pháp của cơ quan thuế.
Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Bộ Công Thương gửi công hàm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế 46% hàng Việt

Ngay sau khi Mỹ ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để dành thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính sẽ tìm giải pháp cho chênh lệch thuế quan của Mỹ và Việt Nam

Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp trước mắt với thuế quan của Mỹ, trong đó mục tiêu quan trọng là hướng đến cân bằng thương mại theo hướng phát triển bền vững.
Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Mỹ áp thuế 46%: Hàng Việt đối mặt với thách thức lớn so với các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Rạng sáng 3/4 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố mức thuế đối ứng sẽ áp dụng với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao nhất 46%.
Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ phản ứng nhanh về việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt

Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi Mỹ tuyên bố mức áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

"Nhỏ và vừa" nhưng quan trọng với nền kinh tế

Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành ngày 25/3/2025 yêu cầu: Phải thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách nhanh chóng, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động.
Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Bình Dương: TP.Thủ Dầu Một tăng trưởng quý I/2025 trên 28%

Những kết quả đạt được trong quý I/2025 là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế TP. Thủ Dầu Một, góp phần vào sự phát triển chung của Bình Dương trong giai đoạn tới.
Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Hết quý I/2025, Bộ Xây dựng đạt gần 10% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ được bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu năm 2022-2023 để triển khai các dự án trọng điểm như mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng giao chủ đầu tư thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2

Thủ tướng yêu cầu các chủ đầu tư chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai các bước chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 theo đúng cơ chế, chính sách đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.
Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Sự chuyển dịch chuỗi giá trị toàn cầu đã tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về một cơ chế kiểm soát thương mại chiến lược.
Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Tháo gỡ rào cản, tạo đột phá cho doanh nghiệp tư nhân cất cánh

Đây là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn tại Hội thảo "Các động lực cho tăng trường cao, bền vững kinh tế Việt Nam năm 2025 và các năm tiếp theo" diễn ra sáng 1/4.
Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines sẽ đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với giá trị 3,7 tỷ USD

Vietnam Airlines vừa nhận được chỉ dẫn quan trọng để triển khai dự án đầu tư 50 tàu bay thân hẹp với tổng giá trị 3,7 tỷ USD, nâng cao năng lực và mở rộng mạng bay nội địa.
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng

Sáng 30/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Việt Nam và Brazil ưu tiên 6 lĩnh vực hợp tác kinh tế

Để thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam - Brazil trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất tập trung vào 6 lĩnh vực hợp tác trọng điểm.
Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam cam kết phối hợp quốc tế trong việc tháo gỡ các rào cản thương mại

Việt Nam không chỉ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương nhằm tháo gỡ rào cản thương mại, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp.