Thứ ba 06/05/2025 21:13
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Long An và cuộc cách mạng 20 năm qua bảng xếp hạng PCI

06/05/2025 16:11
Long An tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải cách và thu hút đầu tư, minh chứng bằng vị trí thứ 2 về cải cách trong 20 năm PCI và thứ 3 trong bảng xếp hạng PCI năm 2024.

Trong suốt hai thập kỷ triển khai Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Long An đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên hành trình cải cách và phát triển. Theo công bố PCI năm 2024, tại lễ công bố sáng nay ngày 06/5/2025, tại Hà Nội, tỉnh Long An vinh dự xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng các địa phương có cải cách nổi bật nhất giai đoạn 2005-2024. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự nhất quán trong chỉ đạo, điều hành và nỗ lực không ngừng nghỉ của hệ thống chính quyền tỉnh, với mục tiêu xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đồng hành và phục vụ.

Long An vinh dự xếp thứ 2 trong bảng xếp hạng các địa phương có cải cách nổi bật nhất giai đoạn 2005-2024.

Tỉnh Long An vinh dự đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng các địa phương có cải cách nổi bật nhất giai đoạn 2005-2024.

Không chỉ vậy, Long An còn xuất sắc đạt vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024 với 72,64 điểm, tăng 1,7 điểm so với năm 2023. Kết quả này không chỉ phản ánh những nỗ lực toàn diện của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà còn khẳng định chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh ngày càng được nâng cao, đưa Long An trở thành điểm sáng hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư từ cấp sở, ngành đến địa phương

Nhằm tạo sự chuyển biến đồng bộ và sâu rộng, từ năm 2023, Long An đã triển khai đánh giá Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI). Bộ chỉ số này được xây dựng dựa trên nền tảng PCI của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), hướng đến mục tiêu đánh giá năng lực điều hành kinh tế của từng đơn vị, địa phương, từ đó thúc đẩy cải cách và nâng cao chất lượng quản lý kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

trong top 10 địa phương hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp lớn.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út (bên phải) nhận Giấy chứng nhận Long An nằm trong top 3 địa phương dẫn đầu PCI 2024.

Kết quả khảo sát DDCI cho thấy sự tin tưởng ngày càng tăng của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường đầu tư của tỉnh, đồng thời ghi nhận những chuyển biến tích cực trong chất lượng quản lý, điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương. Đây là cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục đưa ra những giải pháp điều chỉnh phù hợp, hướng đến mục tiêu cuối cùng là xây dựng một môi trường kinh doanh và đầu tư thực sự thông thoáng, minh bạch, củng cố niềm tin của nhà đầu tư và tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Mở cửa đón sóng đầu tư chất lượng cao từ trong và ngoài nước

Bên cạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh từ bên trong, Long An cũng chủ động triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh tập trung quảng bá những tiềm năng, lợi thế, hình ảnh một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn đến các nhà đầu tư, đối tác tiềm năng.

Định hướng thu hút đầu tư của Long An là có chọn lọc, ưu tiên chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường. Tỉnh chú trọng mời gọi các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực vốn mạnh và công nghệ tiên tiến tham gia vào các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp gặp gỡ, giới thiệu cơ hội đầu tư với nhiều tập đoàn lớn trong nước và quốc tế, tạo dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược.

Nhờ những nỗ lực không ngừng, Long An đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Hàng loạt nhà đầu tư chiến lược, có uy tín đã và đang triển khai các dự án quy mô tại tỉnh. Minh chứng rõ ràng là năm 2024, Long An vinh dự góp mặt trong top 10 địa phương hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp lớn. Tính đến hết quý I/2025, toàn tỉnh có 2.278 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đăng ký hơn 511.000 tỷ đồng và 1.409 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 12.783,6 triệu USD.

Trao giải Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024
Công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2024.

"Đồng hành cùng doanh nghiệp" - Kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững

Với quan điểm xuyên suốt "Chính quyền tỉnh Long An tiếp tục cùng đồng hành, cùng phát triển với doanh nghiệp", tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như đầu tư, đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng và môi trường. Chuyển đổi số toàn diện cũng được ưu tiên, góp phần nâng cao chất lượng, tính công khai, minh bạch trong cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, phục vụ doanh nghiệp và nhà đầu tư ngày càng tốt hơn. Chỉ số tính minh bạch của Long An năm 2024 đạt 6,63 điểm, tăng đáng kể so với năm trước, thể hiện cam kết mạnh mẽ của tỉnh trong việc hỗ trợ doanh nghiệp.

Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh duy trì thường xuyên các hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, lắng nghe và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bước tiến chiến lược cho vị thế "trung tâm"

Trong thời gian tới, Long An xác định tiếp tục khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh, phát huy vai trò liên kết vùng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tư duy và cách làm trong công tác xúc tiến đầu tư. Tỉnh sẽ chủ động tiếp cận, cung cấp thông tin đến các nhà đầu tư lớn, tiềm năng, đồng thời số hóa và công khai các tài liệu thông tin về tỉnh. Đây được xem là những khâu đột phá chiến lược nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, giúp Long An tiếp cận gần hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bảng kết quả xếp hạng PCI năm 2024
Bảng kết quả xếp hạng PCI năm 2024

Với vị trí địa lý chiến lược, là cửa ngõ của miền Tây và tiếp giáp TP. Hồ Chí Minh, Long An đã và đang tập trung huy động mọi nguồn lực để phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mà còn cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của tỉnh. Thống kê cho thấy, khoảng 70% số lượng dự án FDI đầu tư vào Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung tại Long An, khẳng định sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư nơi đây.

Với những thành quả đã đạt được và những định hướng chiến lược rõ ràng, Long An đang vững bước trên con đường trở thành một trung tâm kinh tế năng động, một điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu của cả nước, xứng đáng với vị thế "ngôi sao đang lên" trên bản đồ năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư của Việt Nam.

Tin bài khác
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người - Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025: Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người - Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững

Sáng 6/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người. Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững". Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Đại lễ.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Cởi trói lần hai, đột phá thể chế, khai phóng kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Cởi trói lần hai, đột phá thể chế, khai phóng kinh tế tư nhân

Sau gần 40 năm kể từ Đổi mới 1986, Việt Nam đã có bước chuyển mình lớn trong nhận thức và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ngày 04/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW, được ví như “lần cởi trói thứ hai” cho khu vực tư nhân, đánh dấu một giai đoạn mới, định vị rõ vai trò và sứ mệnh chiến lược của khu vực này.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.
Thủy điện Sơn La: Nền tảng cho mục tiêu tăng trưởng

Thủy điện Sơn La: Nền tảng cho mục tiêu tăng trưởng

Tại tỉnh Sơn La, sự đóng góp hiệu quả của các nhà máy thủy điện không chỉ thể hiện qua sản lượng điện mà còn qua những tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sữa giả, sim rác, tin giả: Nỗi lo đang bào mòn niềm tin xã hội

Sữa giả, sim rác, tin giả: Nỗi lo đang bào mòn niềm tin xã hội

Cử tri và người dân cả nước lo lắng trước hàng loạt vấn nạn hàng giả, lừa đảo mạng, sim rác. Đòi hỏi phải có giải pháp quyết liệt, triệt để từ các cơ quan chức năng.