Thứ hai 12/05/2025 15:53
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Lợi nhuận nghìn tỷ của ngân hàng tăng từ đâu?

14/01/2021 06:00
Trong bối cảnh thị trường và nền kinh tế còn nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều người đặt nghi vấn về sự tăng trưởng đột biến của lợi nhuận ngành ngân hàng.

Lợi nhuận nghìn tỷ

Đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng (NH) thương mại trên cả nước đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận tiếp tục khả quan, thậm chí tăng đột biến.

Trong 4 NH thương mại có vốn nhà nước, ngoại trừ BIDV công bố lợi nhuận giảm thì các NH khác đều giữ được "phong độ". Cụ thể, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đạt 23.068 tỉ đồng lợi nhuận, tương đương năm ngoái và dẫn đầu hệ thống NH; NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đạt gần 13.000 tỉ đồng lợi nhuận, hoàn thành kế hoạch NH Nhà nước giao.

Gây bất ngờ nhất là NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) với tổng lợi nhuận riêng lẻ trước thuế lên tới 16.450 tỉ đồng, tăng trưởng 43,5% so với năm 2019, đứng thứ hai trong toàn hệ thống. Đáng chú ý, lợi nhuận của VietinBank vẫn tăng mạnh dù năm qua NH đã cắt giảm đến gần 5.000 tỉ đồng lợi nhuận từ việc giảm lãi vay, phí... để hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank, bên cạnh tín dụng, yếu tố giúp NH tăng sốc về lợi nhuận là thu nhập ngoài lãi tăng 35,2% so với năm 2019.

Trong khi đó, NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 9.017 tỉ đồng, vượt kế hoạch tài chính NH Nhà nước giao nhưng lại giảm 16% so với năm trước. Nguyên nhân là do NH đã chủ động giảm thu nhập hơn 6.400 tỉ đồng để thực hiện cơ cấu nợ, hạ lãi suất và miễn giảm lãi, phí để hỗ trợ DN và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tăng trưởng lợi nhuận còn ghi nhận mức cao hơn ở nhóm ngân hàng tư nhân. Trong đó, MBBank cho biết lợi nhuận toàn nhà băng năm vừa qua đạt 10.688 tỷ, tăng gần 7% so với năm trước và vượt 19% kế hoạch cả năm.

Tương tự, MSB ghi nhận lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 đạt 2.500 tỷ đồng, vượt kế hoạch đặt ra và tăng gần gấp đôi so với năm liền trước; TPBank cũng ước tính lãi trước thuế hơn 4.300 tỷ, tăng 11% và vượt 8% kế hoạch đề ra.

Trước đó, ACB cũng báo lãi trước thuế hơn 8.700 tỷ chỉ sau 11 tháng từ đầu năm 2020, vượt 14% kế hoạch và tăng 16% so với cả năm 2019; VIB sau 10 tháng thu về hơn 4.570 tỷ lợi nhuận, vượt kế hoạch cả năm…

Lãi lớn nhờ đâu?

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết lý do ngân hàng có thể duy trì được mức lợi nhuận tỷ USD năm vừa qua, trước hết phải nhờ vào tăng trưởng tín dụng khả quan những tháng cuối năm.

Theo đó, tại thời điểm tháng 5/2020, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank mới đạt 3% so với năm 2019. Thậm chí, đây là ngân hàng duy nhất trong khối quốc doanh ghi nhận tăng trưởng tín dụng dương tại thời điểm đó. Ngược lại, cả BIDV, VieitnBank và Agribank đều có tăng trưởng tín dụng âm do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Nhiều ngân hàng thương mại ghi nhận mức lợi nhuận năm 2020 tăng.
Nhiều ngân hàng thương mại ghi nhận mức lợi nhuận năm 2020 tăng.

Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khi đó cũng mới đạt 2,13%, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm gần đây và chưa bằng một nửa so với cùng kỳ 2019.

Tuy nhiên, tín dụng bắt đầu ghi nhận xu hướng tăng nhanh từ quý III/2020, khi dịch bệnh dần được khống chế trong nước và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại.

Đến hết tháng 9/2020, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đã đạt 10% (chạm trần NHNN giao). Như vậy, chỉ trong 4 tháng, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này đã đạt hơn 7%, tương đương 1,75%/tháng, cao gấp gần 3 lần bình quân 5 tháng đầu năm.

Với xu hướng tín dụng tăng nhanh cuối năm, Vietcombank đã được NHNN nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên 14% và đến hết năm, tăng trưởng thực tế của ngân hàng này đạt 13,95%. Ước tính, nhà băng này đã cho vay mới hơn 110.000 tỷ ra nền kinh tế năm vừa qua và là tổ chức tín dụng có quy mô cho vay mới cao nhất hệ thống.

Tương tự, 3 ngân hàng quốc doanh còn lại cũng ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao dịp cuối năm với BIDV tăng 8,8%; VietinBank tăng 7,7% và Agribank tăng trên 8% năm 2020.

Tại nhóm ngân hàng tư nhân báo lãi lớn, tăng trưởng tín dụng năm qua cũng cao hơn nhiều so với kỳ vọng đầu năm. Trong đó, MBBank có tăng trưởng tín dụng lên tới 23%; HDBank; TPBank; VPBank; VIB… đều ghi nhận tín dụng tăng trên 20%.

Lãi lớn nhờ bảo hiểm, chứng khoán..

Song song với tín dụng tăng dịp cuối năm, việc mặt bằng lãi suất giảm với xu hướng lãi cho vay giảm chậm hơn lãi huy động là nguyên nhân trực tiếp giúp ngân hàng lãi đậm năm qua nhờ biên lãi thuần cải thiện.

Cụ thể, theo ước tính từ Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh nửa cuối năm 2020, với mức giảm 1,5-3%/năm cho các kỳ hạn. Trong khi đó, lãi suất cho vay giảm nhẹ hơn nhiều, khoảng 0,5-1%/năm và chủ yếu do yêu cầu giảm từ NHNN nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn sau dịch.

Chính xu hướng giảm lệch pha giữa lãi suất đầu ra và đầu vào này là nguyên nhân giúp biên lãi thuần của các nhà băng cải thiện trong quý III và IV năm 2020.

Báo cáo hoạt động kinh doanh nhóm ngân hàng năm 2020 do FiinGroup tổng hợp cho biết dù chịu tác động từ dịch bệnh nhưng nhóm ngân hàng niêm yết vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hơn 10,2% năm 2020.

Trong đó, với việc lãi suất huy động giữ xu hướng giảm liên tục trong quý IV/2020, NIM (biên lãi ròng) của ngân hàng những tháng cuối năm đều ở mức cao. Điều này cho thấy lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với mức giảm lãi suất huy động trong bối cảnh lãi suất thấp hiện nay.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh, ngành ngân hàng lại có một số thuận lợi nhất định so với các lĩnh vực kinh tế khác.

Trong đó, lợi nhuận ngân hàng tăng một phần vì lãi suất đầu vào đã giảm đáng kể, trong khi lãi suất cho vay không giảm tương xứng giúp biên lợi nhuận ngành cao hơn cả năm trước.

Cùng với đó, nhờ Thông tư 01/NHNN các ngân hàng đã được NHNN cho phép không chuyển nhóm nợ với phần dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19, từ đó các ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều như thực tế.

Tiến sỹ Cấn Văn Lực thì cho rằng, con số lợi nhuận năm 2020 của ngành ngân hàng có thể chưa phản ánh đúng thực chất bức tranh ngành. Nguyên nhân vì trong năm 2020, Thông tư 01 của NHNN đã cho phép hệ thống ngân hàng cơ cấu lại nợ nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ, chưa phải chuyển nhóm do vậy chưa phải trích lập dự phòng rủi ro.

Điều này giúp chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ở nhiều ngân hàng thấp hơn dự báo, dẫn tới lợi nhuận tăng.

Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định, Thông tư 01 chỉ đóng góp một phần vào mức tăng lợi nhuận của ngành ngân hàng năm qua. Bên cạnh đó, nội tại các ngân hàng Việt cũng đã có sức chịu đựng tốt hơn các doanh nghiệp khác, qua đó giúp ngành ngân hàng đứng vững trước dịch bệnh.

Đặc biệt, bên cạnh nguồn thu từ tín dụng, các hoạt động ngoài tín dụng (dịch vụ, chứng khoán, ngoại hối, bảo hiểm…) của ngân hàng năm qua cũng ghi nhận tăng trưởng cao giúp bù đắp phần thiếu hụt từ tín dụng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Thu nhập từ dịch vụ và bán bảo hiểm tại hầu hết ngân hàng đều tăng trong năm 2020
Thu nhập từ dịch vụ và bán bảo hiểm tại hầu hết ngân hàng đều tăng trong năm 2020.

Công ty Chứng khoán SSI cho biết ngoài tín dụng, nguyên nhân giúp lợi nhuận của nhiều ngân hàng duy trì ở mức cao năm qua là do thu ngoài lãi tăng mạnh, nhất là thu nhập từ phí và hoa hồng bán bảo hiểm.

Riêng tại nhóm ngân hàng quốc doanh, năm vừa qua còn ghi nhận mức lợi nhuận ngoại hối lớn do nguồn ngoại tệ dồi dào và tỷ suất lợi nhuận cao vì giá chào mua cao hơn của NHNN.

Trong năm 2021, Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng, lợi nhuận của ngành ngân hàng khó có thể duy trì mức tăng trưởng 20-25% như những năm trước đó, mà chỉ có thể tăng ở mức thấp như năm 2020 là 8-10%.

Nguyên nhân đến từ việc NHNN và Bộ Tài chính đang xem xét sửa đổi Thông tư 01 theo hướng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng với dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo lộ trình 3 năm. Do đó, 2021 sẽ là năm lợi nhuận của hệ thống ngân hàng được phản ánh đúng hơn trước tác động của dịch bệnh.

Cổ phiếu "vua" tăng giá

Theo báo cáo của các công ty chứng khoán, tính đến hết năm 2020, nhóm cổ phiếu NH đã tăng 27,6% so với đầu năm và tăng 73,9% so với mức đáy vào tháng 3, vượt xa mức tăng của VN-Index lần lượt là 13% và 6%.

Cụ thể, trong nhóm 24 mã cổ phiếu NH có đến 21 mã tăng, chỉ 3 mã giảm. Trong đó, SHB tăng mạnh nhất ngành, từ 5.350 đồng/cổ phiếu vọt lên 17.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỉ suất sinh lời gần 218%. Kế đến, cổ phiếu VIB tăng mạnh từ đầu tháng 8-2020, nhảy từ 15.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 32.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 125% so cuối năm 2019. Mã LPB cũng nằm trong danh sách tốp 3 cổ phiếu NH tăng mạnh nhất năm 2020. LPB khởi đầu chỉ hơn 6.300 đồng/cổ phiếu, sau đó liên tục tăng và đạt mức 12.400 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 2020. Ngoài ra, các mã NH trụ cột tại sàn HoSE như VCB, BID, CTG, VPB, STB... đều tăng mạnh từ 50%-70% trong năm qua.

Các chuyên gia cho rằng ngành NH là hàn thử biểu cho nền kinh tế, khi Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực nền kinh tế, giá cổ phiếu NH bị tác động đầu tiên. Đến khi dịch bệnh dần được kiểm soát, niềm tin bắt đầu hồi phục, cộng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước đã thúc đẩy nhóm cổ phiếu "vua" tăng mạnh. Đặc biệt, các quỹ đầu tư theo chỉ số (ETF) nội cũng đã đổ một lượng lớn tiền vào rổ chỉ số, nơi mà nhóm phiếu NH chiếm tỉ trọng cao, cũng là nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu NH tăng vọt.

TH

Tin bài khác
Làn sóng dịch chuyển vốn: Nhà đầu tư toàn cầu rút khỏi tài sản Mỹ

Làn sóng dịch chuyển vốn: Nhà đầu tư toàn cầu rút khỏi tài sản Mỹ

Giới đầu tư toàn cầu đang cắt giảm tiếp xúc với tài sản Mỹ, phản ánh làn sóng dịch chuyển vốn đang hình thành, trong bối cảnh lo ngại về chính sách thuế quan và đồng USD suy yếu gia tăng.
Thông tin đàm phán thương mại Mỹ - Trung tích cực: Giá vàng sáng 12/5 bị “thổi bay” cả triệu đồng

Thông tin đàm phán thương mại Mỹ - Trung tích cực: Giá vàng sáng 12/5 bị “thổi bay” cả triệu đồng

Sau những thông tin tích cực về đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, giá vàng thế giới cũng như trong nước sáng nay (12/5) cùng đi xuống.
Giá vàng hôm nay 12/5: Vàng miếng SJC "neo" ở mức cao hơn 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 12/5: Vàng miếng SJC "neo" ở mức cao hơn 120 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 12/5/2025 ghi nhận giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chốt tuần tăng gần 3%. Tuy nhiên, đà tăng giá vàng có dấu hiệu chững lại khi thị trường thiếu động lực mới.
Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 12/5: Đồng Yên biến động trái chiều do lo ngại rủi ro và chính sách BoJ

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 12/5: Đồng Yên biến động trái chiều do lo ngại rủi ro và chính sách BoJ

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 12/5/2025 tại các ngân hàng trong nước biến động trái chiều; quốc tế ghi nhận tỷ giá USD/JPY tăng mạnh nhưng Yên Nhật vẫn phục hồi nhờ nhu cầu trú ẩn và tín hiệu chính sách từ BoJ.
Thị trường nhóm nông sản 12/5: Giá lúa mì giảm mạnh, giá đậu tương và ngô bật tăng trước báo cáo USDA

Thị trường nhóm nông sản 12/5: Giá lúa mì giảm mạnh, giá đậu tương và ngô bật tăng trước báo cáo USDA

Thị trường nông sản ngày 12/5/2025 ghi nhận giá lúa mì lao dốc do triển vọng mùa vụ tích cực, trong khi đậu tương và ngô tăng nhờ kỳ vọng đàm phán Mỹ - Trung.
Giá cao su hôm nay 12/5/2025: Giá cao su tại các doanh nghiệp lớn giữ ổn định, thế giới chờ tín hiệu mới

Giá cao su hôm nay 12/5/2025: Giá cao su tại các doanh nghiệp lớn giữ ổn định, thế giới chờ tín hiệu mới

Giá cao su hôm nay 12/5, giá cao su tại thị trường trong nước tiếp tục duy trì ổn định tại các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt như Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore nhìn chung không có nhiều biến động.
Thị trường nguyên liệu công nghiệp 12/5: Giá đường và ca cao tăng nhẹ, cà phê giảm

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 12/5: Giá đường và ca cao tăng nhẹ, cà phê giảm

Thị trường nguyên liệu công nghiệp 12/5/2025 ghi nhận giá đường và ca cao tiếp tục tăng, trong khi cà phê Robusta mất giá do nguồn cung cải thiện.
Giá thép hôm nay 12/5: Thị trường thép chững lại, Trung Quốc duy trì nhập khẩu ổn định

Giá thép hôm nay 12/5: Thị trường thép chững lại, Trung Quốc duy trì nhập khẩu ổn định

Giá thép hôm nay 12/5 ổn định trong nước, dao động 13.380 - 14.200 đồng/kg; thị trường quốc tế ghi nhận giá thép, quặng sắt biến động nhẹ, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc giữ đà ổn định bất chấp thuế quan từ Mỹ.
Giá bạc hôm nay 12/5/2025: Giá bạc trong nước và thế giới đồng loạt giảm nhẹ phiên đầu tuần

Giá bạc hôm nay 12/5/2025: Giá bạc trong nước và thế giới đồng loạt giảm nhẹ phiên đầu tuần

Giá bạc hôm nay 12/5, ghi nhận xu hướng giảm nhẹ tại cả thị trường trong nước và thế giới, trong bối cảnh nhà đầu tư tiếp tục thận trọng trước biến động kinh tế toàn cầu.
Giá heo hơi hôm nay 12/5/2025: Phiên đầu tuần, giá heo hơi giảm tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 12/5/2025: Phiên đầu tuần, giá heo hơi giảm tại một số địa phương

Giá heo hơi hôm nay 12/5, khảo sát trong sáng đầu tuần ghi nhận xu hướng giảm nhẹ tại một số địa phương thuộc miền Nam và Nam Trung Bộ, giá heo hơi trên toàn quốc hiện dao động từ 67.000 - 74.000 đồng/kg. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi tiếp tục được đẩy mạnh tại Quảng Nam.
Giá tiêu hôm nay 12/5: Thị trường hồ tiêu giảm mạnh trong tuần qua

Giá tiêu hôm nay 12/5: Thị trường hồ tiêu giảm mạnh trong tuần qua

Giá tiêu hôm nay 12/5/2025 ghi nhận thị trường hồ tiêu trong nước đồng loạt giảm do chi phí logistics tăng và nhu cầu tiêu thụ yếu.
Giá xăng dầu hôm nay 12/5: Giá dầu bật tăng trở lại, thị trường vẫn đối mặt nhiều rủi ro

Giá xăng dầu hôm nay 12/5: Giá dầu bật tăng trở lại, thị trường vẫn đối mặt nhiều rủi ro

Giá xăng dầu hôm nay 12/5/2025, giá xăng E5 Ron 92 ở mức 18.777 đồng/lít; xăng Ron 95 ở mức 19.179 đồng/lít. Tại thị trường quốc tế, giá dầu phục hồi hơn 4% sau hai tuần giảm, nhưng vẫn chịu sức ép từ OPEC+ và căng thẳng địa chính trị.
Giá lúa gạo hôm nay 12/5/2025: Giá lúa gạo trong nước giao dịch trầm lắng, gạo xuất khẩu giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 12/5/2025: Giá lúa gạo trong nước giao dịch trầm lắng, gạo xuất khẩu giảm mạnh

Giá lúa gạo hôm nay 12/5, trong khi thị trường lúa gạo trong nước ít biến động, giao dịch vẫn ảm đạm thì xuất khẩu gạo của Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn khi giá bình quân giảm tới 20% so với cùng kỳ năm 2024.
Giá cà phê hôm nay 12/5/2025: Tuần qua, giá cà phê trong nước giảm mạnh, thế giới tăng giảm trái chiều

Giá cà phê hôm nay 12/5/2025: Tuần qua, giá cà phê trong nước giảm mạnh, thế giới tăng giảm trái chiều

Giá cà phê hôm nay 12/5, trong nước giữ xu hướng ổn định. Tuần qua, giá cà phê giảm từ 1.000 – 1.800 đồng/kg, dao động trong khoảng 128.000 - 128.300 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường thế giới ghi nhận sự phân hóa rõ nét giữa robusta và arabica, phản ánh diễn biến nguồn cung toàn cầu đang có nhiều thay đổi.
Giá sầu riêng hôm nay 12/5: Thị trường giảm nhẹ 2.000 đồng/kg

Giá sầu riêng hôm nay 12/5: Thị trường giảm nhẹ 2.000 đồng/kg

Giá sầu riêng hôm nay 12/5, sầu riêng Ri6 A hôm nay tại các kho được thu mua với giá từ 52.000 - 56.000, giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua; sầu riêng Thái A cũng giảm xuống ở mức 72.000 - 75.000 đồng/kg.