Chủ nhật 13/07/2025 10:16
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Lộ diện “kho tiền” của 10 "ông vua tiền mặt" trên sàn chứng khoán

12/10/2020 00:00
Tổng “kho tiền” của 10 “ông vua tiền mặt" hiện lên tới trên 200.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 8,4 tỷ USD, cao hơn giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cộng lại.

Ở góc độ doanh nghiệp, "tiền mặt là vua" là cách ví von được giới tài chính dùng để nói về tầm quan trọng của tiền mặt. Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải nắm giữ một lượng tiền mặt nhất định, dù ít hay nhiều.

Đặc biệt, trong bối cảnh dại dịch Covid-19 vẫn phức tạp khiến cho nhiều hoạt động kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp bị ngưng trệ. Các doanh nghiệp sẽ gặp áp lực nhất định về dòng tiền đầu tư, sản xuất kinh doanh và trả nợ vay.

Chính vì vậy, việc sở hữu lượng tiền mặt "khủng" như nắm trong tay "bảo hiểm an toàn" trong mùa dịch, không chỉ giúp giảm rủi ro tài chính, chủ động trang trải các chi phí hoạt động, xử lý những tình huống khẩn cấp, mà còn giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong đầu tư khi cơ hội xuất hiện.

Lộ diện “kho tiền” của 10 “đại gia” tiền mặt trên sàn chứng khoán - Ảnh 1.

Tổng “kho tiền” của 10 “ông vua tiền mặt" hiện lên tới trên 200.000 tỷ đồng tính đến 30/6/2020.

Thống kê từ Báo cáo tài chính quý II/2020 của các doanh nghiệp đang niêm (không bao gồm nhóm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vốn là những ngành nghề đặc thù "kinh doanh tiền" có số dư tiền và dòng tiền luân chuyển cao) cho thấy, bất chấp dịch Covid-19 "kho tiền" (bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn dưới 1 năm) của nhiều doanh nghiệp vẫn lên tới hàng vạn tỷ đồng. Riêng lượng tiền lãi từ gửi ngân hàng cũng đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của các công ty này trong nửa đầu năm nay.

10 đại gia có "kho tiền" khủng trên sàn chứng khoán

Dẫn đầu về lượng tiền mặt và tiền gửi đang sở hữu trong nhiều năm qua, Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) đang nắm 33.641 tỷ đồng. Tuy nhiên, với "kho tiền" này, GAS đã chính thức lùi về phía sau Tổng công ty cổ phần Cảng hàng không (ACV). Tính đến cuối tháng 6, "kho tiền" của ACV đã lên tới 33.826 tỷ đồng.

Với lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng ở mức kỷ lục, nửa đầu năm nay ACV thu về 1.103 tỷ đồng lãi tiền gửi. Trong khi đó, lãi tiền gửi của GAS là 709 tỷ đồng.

Lộ diện “kho tiền” của 10 “đại gia” tiền mặt trên sàn chứng khoán - Ảnh 2.

TOP 10 doanh nghiệp có "kho tiền" lớn nhất trong nửa đầu năm 2020.

Vị trí thứ ba thuộc về Tập đoàn Vingroup (VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng với 27.840 tỷ đồng. Kế tiếp là Vinamilk với 18.540 tỷ đồng, tăng 3.400 tỷ so với đầu kỳ. Cũng chính vì vậy, từ vị trí thứ 7 về lượng tiền mặt, đứng sau Tập đoàn Xăng dầu (PLX), Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) và Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) đến cuối tháng 6/2020, Vinamilk đã bất ngờ bứt phá và vượt mặt cả 3 "ông lớn" này.

Hiện "kho tiền" của Tập đoàn Xăng dầu (PLX), Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) và Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) lần lượt là 17.150 tỷ đồng; 16.030 tỷ đồng và 14.671 tỷ đồng.

Lộ diện “kho tiền” của 10 “đại gia” tiền mặt trên sàn chứng khoán - Ảnh 3.

Các đại gia sở hữu tiền mặt "khủng", gửi ngân hàng cũng kiếm cả nghìn tỷ đồng.

Tạo bất ngờ lớn nhất chính là Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long. Với hơn 6.200 tỷ đồng "tích tụ" được trong nửa đầu năm nay, "kho tiền" của tập đoàn Hòa Phát từ mức 5.600 tỷ cuối quý IV/2019 nhảy vọt" lên hơn 12.000 tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp thứ 10 có lượng tiền và tương đương tiền lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mặc dù vậy, khoản lợi nhuận (lãi tiền gửi) mang về cho Hòa Phát có phần "khiêm tốn" hơn so với các doanh nghiệp khác (chỉ 169 tỷ đồng).

Vị trí này vào cuối năm 2019 thuộc về Tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang. Tuy nhiên, cuối tháng 6/2020, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang chỉ còn khoảng 4.700 tỷ đồng (tiền và tương đương tiền), và đầu tư tài chính ngắn hạn xấp xỉ 267 tỷ đồng.

Lộ diện “kho tiền” của 10 “đại gia” tiền mặt trên sàn chứng khoán - Ảnh 4.

Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng cộng lượng tiền mặt của 10 "ông vua" tiền mặt lên tới trên 200.546 tỷ đồng (tương ứng khoảng 8,3 tỷ USD), trong khi cuối năm 2019 con số này là 184.555 tỷ đồng.

Nếu theo vốn hóa hiện tại, thì lượng tiền này ngang ngửa vốn hóa của Vinamilk (203.219 tỷ đồng) và có thể mua đứt cả nhà băng lớn như BIDV (156.859 tỷ đồng). Số tiền này cao hơn tổng giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cộng lại (tính theo bảng cập nhật tài sản danh sách tỷ phú của Forbes).

Tổng cộng số lãi tiền gửi tại 10 doanh nghiệp này cũng lên tới 5.549 tỷ đồng, tương đương lợi nhuận sau thuế của "ông lớn" ngành sữa Vinamilk (5.701 tỷ đồng), hay ngân hàng Techcombank của tỷ phú Hồ Hùng Anh (5.394 tỷ đồng).

Tiền nhiều nhưng đi vay cũng nhiều

Mặc dù có lượng tiền mặt "khủng" nhưng không ít doanh nghiệp trong nhóm cũng đang ghi nhận những khoản vay lớn.

Điển hình như ACV, doanh nghiệp này hiện đang vay trên 15.250 tỷ đồng. Trong 6 tháng vừa qua, ACV cũng phải chi trả 47 tỷ đồng chi phí lãi vay cho những khoản vay này.

Kỷ lục về lãi vay phải kể đến là VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng với 5.367 tỷ đồng, tương ứng gần 30 tỷ đồng lãi vay mỗi ngày. Khoản nợ vay và thuê tài chính của VIC cũng đạt con số kỷ lục với 138.361 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2020.

Ngược lại, một số doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt khủng và đi vay ít. Điển hình như Sabeco dư nợ hiên nay của doanh nghiệp này chỉ vào khoảng 905 tỷ đồng. Hay như VEA chỉ vay 180 tỷ đồng hay GAS (2.211 tỷ đồng). Do đó, GAS cũng là doanh nghiệp đang có chênh lệch tiền mặt và nợ vay cao nhất (dương 31.430 tỷ đồng).

Ngược lại, tại Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long dù lượng tiền gửi tăng cao so với đầu năm song nợ vay của doanh nghiệp này vẫn cao hơn tới 30.000 tỷ so với "kho tiền" của doanh nghiệp này.

Nhật Minh

Tin bài khác
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Người Mỹ gốc Việt xây nhà máy găng tay 1.500 tỷ đồng tại bang Nevada

Dự án nhà máy găng tay y tế Alka Products LLC vừa được ra mắt tại tiểu bang Nevada (Mỹ) có tổng diện tích gần 10.000 m² sẽ mang lại hàng trăm việc làm với mức lương hấp dẫn, ưu tiên cộng đồng địa phương và những chuyên gia trong ngành tại Việt Nam.
ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG là chìa khóa vàng để Việt Nam mở lối vào 753 tỉ USD vốn đầu tư tư nhân

ESG chính là cánh cửa dẫn tới dòng vốn trị giá 753 tỉ USD từ khu vực tư nhân cho các dự án hạ tầng và đô thị thích ứng biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2030.
Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam) vừa cấp mã F88 cho 8,26 triệu cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư F88.
Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up không chỉ là điểm bán tạm thời mà là chiến lược hiệu quả để thử nghiệm thị trường, thúc đẩy doanh số và xây dựng cộng đồng trung thành.
VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

VN-Index lại hụt hơi ở đỉnh cũ: Blue-chips đuối sức, dòng tiền thu hẹp

Dù có lúc chạm ngưỡng 1.348 điểm trong phiên sáng, VN-Index vẫn không thể giữ vững phong độ, kết phiên đảo chiều giảm điểm. Sự suy yếu lan rộng ở nhóm vốn hóa lớn.
Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long chi hơn 190 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông

Nam Long là doanh nghiệp bất động sản hiếm hoi chia cổ tức tiền mặt giữa bối cảnh thị trường nhiều biến động. Gia đình Chủ tịch có thể nhận về khoảng 21 tỷ đồng.
Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Doanh nghiệp hàng hải chi cổ tức tiền mặt kỷ lục 41%

Cổ tức tiền mặt của TVH đạt 4,100 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi lên sàn UPCoM, nối dài ba năm tăng liên tiếp tăng cổ tức cao kỷ lục.
VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index chạm ngưỡng nhạy cảm: Bán tháo hay giữ tiền mặt chiến lược?

VN-Index giằng co tại vùng đỉnh cũ khi thiếu vắng động lực bứt phá. Nhà đầu tư cần thận trọng, chọn lọc cổ phiếu có nền tảng giữa lúc thị trường phân hóa mạnh.
Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS lên kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong giai đoạn 2025-2026, chia làm 5 đợt, nhằm huy động vốn phục vụ chiến lược phát triển và đảm bảo giới hạn an toàn tài chính.
Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Khám phá xu hướng đầu tư theo đam mê – từ túi xách Hermès, xe cổ đến mỹ thuật – kết hợp lợi nhuận tài chính với giá trị cảm xúc cá nhân.
Habeco chia cổ tức hơn 260 tỷ, cổ phiếu vẫn rơi tự do

Habeco chia cổ tức hơn 260 tỷ, cổ phiếu vẫn rơi tự do

Dù sắp chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 11,5%, cổ phiếu BHN vẫn giảm kịch sàn, phản ánh tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trước hiệu quả kinh doanh sụt giảm của Habeco.