Làm gì để phát triển sự chính trực dưới cương vị một nhà lãnh đạo

14:55 04/10/2022

Một người lãnh đạo không có sự chính trực không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và phẩm giá của riêng họ mà còn đem lại những hệ lụy không nhỏ cho doanh nghiệp.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Theo một cuộc khảo sát do Gallup thực hiện vào năm 2021, lý do hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc là cách thức quản lý của công ty không tạo được sự gắn bó và thuyết phục chứ không phải các vấn đề về phúc lợi hay độ khó của công việc. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu kết nối này đến từ vị trí lãnh đạo bởi sự mâu thuẫn trong hành động và các giá trị mà họ tuyên bố. Trong Quản trị liên văn hoáPGS.TS Nguyễn Phương Mai gọi điều này là sự “bất hòa nhận thức”.

Vấn đề trên dẫn đến sự giảm sút đáng kể hiệu suất, chất lượng công việc của đội ngũ nhân viên. Để cải thiện tình hình, cách tối ưu nhất có thể kể đến là nâng cao hiệu quả lãnh đạo. Một trong những yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu quả lãnh đạo chính là sự chính trực – yếu tố thống nhất các giá trị của một doanh nghiệp. 

Chính trực có nghĩa là luôn hành xử với người khác theo quy chuẩn đạo đức và trọng danh dự. Người chính trực hướng tới tiêu chuẩn đạo đức cao nhất và mong đợi hành vi tương tự từ người khác. Họ xem trọng danh dự trong mọi tình huống. Họ đối xử với mọi người đầy tôn trọng và công bằng. Họ đơn giản và thẳng thắn, thể hiện bản thân một cách rõ ràng, để người khác luôn hiểu được những gì họ truyền đạt. Họ làm việc rất trung thực, và giữ lời hứa, không nuốt lời. 

Khái niệm “chính trực” (integrity) xuất phát từ tiếng Latin là “integer”, có nghĩa là hoàn hảo hay trọn vẹn. Có thể hiểu rằng, chính trực là một dạng tính cách, một trạng thái nội tâm hướng đến những điều tốt đẹp từ sự trung thực và thẳng thắn. Ngoài ra, chính trực là sự hội tụ và kết nối giữa các yếu tố: lời nói đi đôi với hành động, coi trọng danh dự và sự bền vững của các giá trị mà một cá nhân theo đuổi. 

Ông Dương Tống - CEO HomeNext Corp ví sự chính trực như thể không khí mà ta hít thở hàng ngày. Bởi chúng ta luôn cần nó, cảm nhận được nó mà không bao giờ nhìn thấy nó. Tiểu thuyết gia người Anh C.S Lewis từng viết: “Chính trực là làm điều đúng đắn ngay cả khi không có ai ở đó”. Vì vậy, đây cũng là giá trị cốt lõi mà mọi nhà lãnh đạo luôn theo đuổi trong hành trình lãnh đạo doanh nghiệp của mình. 

Dưới đây là 5 điều có thể làm để phát triển sự chính trực ở cương vị một nhà lãnh đạo:

1. Là hình mẫu cho đội ngũ của bạn. Việc nhất quán và rõ ràng về các tiêu chuẩn đạo đức là rất quan trọng. Cố gắng đưa ra sự thật, không vòng vo dù rằng có thể sẽ có rủi ro, không khuyến khích hoặc ủng hộ cho hành vi thiếu trung thực và phi đạo đức.

2. Là hình mẫu cho hành vi chuẩn đạo đức. Hãy chắc rằng bạn nhất trí, cởi mở, và rõ ràng về những chuẩn mực và kỳ vọng đạo đức. Khuyến khích nhóm thể hiện những lo lắng về thực tiễn và dành thời gian đánh giá bất kỳ mối quan tâm về đạo đức nào và nhóm của bạn sẽ đưa ra phản hồi cởi mở và thẳng thắn.

3. Đừng quá lún sâu vào chính trị. Năng lực trong công việc là phương pháp hiệu quả nhất để đạt được thành công. Tránh bị chính trị hóa bằng cách tăng nhận thức riêng của bạn về các hành vi chính trị. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê các chiến thuật mà bạn biết và đảm bảo rằng bạn có những hành vi này. Sau đó hãy chắc rằng bạn luôn chia sẻ sự công nhận, là người làm việc theo nhóm và đặt những mục tiêu THÔNG MINH để giúp đo lường hiệu suất mà không thiên vị.

4. Hãy là người biết chấp nhận rủi ro và đấu tranh vì điều mà bạn tin tưởng. Có một mối tương quan trực tiếp giữa rủi ro, thành công và sự xuất sắc. Những điều này là thành phần chính trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh. Hãy khuyến khích người khác lên tiếng và nói lên quan điểm của họ.

5. Hãy là hình mẫu trong việc thực hiện các giá trị của công ty. Nếu bạn thể rằng bạn là một thành viên danh dự của công ty và tuân theo các giá trị của công ty, giải thích rõ ràng với nhóm của bạn là tại sao bạn tự hào và tại sao những điều này lại quan trọng, họ sẽ sớm làm theo bạn. Nói được làm được, hãy là một ví dụ cho điều bạn muốn ở nhân viên của bạn và đảm bảo sự thể hiện của bạn phản ánh những tiêu chuẩn bạn mong muốn ở nhân viên.

Hãy nhớ rằng mọi người sẽ không theo đi theo một vị lãnh đạo mà họ không tin tưởng. Niềm tin có được là qua những thứ khác, như sự chính trực. Những lãnh đạo tài giỏi và đáng tin thể hiện sự chính trực của họ. Điều này dẫn đến việc có được sự tự tin từ những người xung quanh họ. Những người này, sau này trở thành những nhân viên tận tụy, những người bạn đáng tin cậy, và những người ủng hộ mạnh mẽ cùng chia sẻ những mục tiêu chung.

Tựu trung lại, một người lãnh đạo không có sự chính trực không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và phẩm giá của riêng họ mà còn đem lại những hệ lụy không nhỏ cho doanh nghiệp. Để bất kì thay đổi lớn nào có thể xảy ra, mỗi hành động nhỏ đều cần được người lãnh đạo thực hiện một cách tận tâm.

T.H