Thứ sáu 04/07/2025 01:25
Hotline: 024.355.63.010
Nghiên cứu - Dữ liệu

Kỳ vọng vào Top 10 thế giới công nghiệp chế biến nông sản

12/10/2020 00:00
Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam “đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới”, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu và có đủ năng lực chế biến.

Vào ngày 21/2 tới, dự kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

Tốc độ tăng trưởng 5-7%/năm

Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng, xác định giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp gắn với chương trình khoa học công nghệ quốc gia.

Che-bien-nong-san-4286-1582126627.jpg

Hội nghị sẽ có sự tham dự của gần 500 đại biểu đại diện cho các Bộ, ban, ngành, UBND các tỉnh, thành phố; đại diện một số viện, trường, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, HTX tiêu biểu trong lĩnh vực tổ chức sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5-7%/năm. Hiện nay, tại nhiều địa phương đã hình thành và phát triển hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế đảm bảo chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm, có trên 7.500 doanh nghiệp quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu.

Trong đó, đối với ngành hàng lúa gạo, hiện cả nước có khoảng 580 cơ sở xay xát gạo quy mô công nghiệp, với công suất trên 10.000 tấn thóc/năm chiếm khoảng 61,5%.

Ngành rau quả hiện có trên 150 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất thiết kế trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm tập trung ở 28 tỉnh/thành phố; sản lượng sản xuất thực tế đạt trên 600.000 tấn sản phẩm.

Với ngành cà phê, có 239 doanh nghiệp chế biến quy mô công nghiệp, tập trung ở Tây Nguyên (chiếm 36,4%) và Đông Nam Bộ (43,1%).

Cả nước hiện có 161 doanh nghiệp sơ chế mủ cao su với tổng công suất thiết kế 1,22 triệu tấn mủ khô/năm, trong đó sản phẩm cao su khối tiêu chuẩn Việt Nam chiếm khoảng 70% tổng sản lượng.

Hiện tại, Việt Nam có hơn 465 doanh nghiệp chế biến điều với tổng công suất thiết kế trên 1,5 triệu tấn hạt/năm nằm trên địa bàn 20 tỉnh, thành phố. Đối với ngành gỗ, cả nước đang có khoảng 4.500 cơ sở chế biến gỗ, tập trung 80% ở các tỉnh miền Nam, mỗi năm tiêu thụ và sử dụng trên 40 triệu m3 gỗ nguyên liệu.

Ở lĩnh vực thủy sản, cả nước có 636 cơ sở chế biến công nghiệp gắn với xuất khẩu và trên 3.000 cơ sở chế biến nhỏ với sản lượng chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm.

Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến

Trong sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa ngày càng được áp dụng rộng rãi cả trong trồng trọt và chăn nuôi. Cả nước hiện có 7.803 doanh nghiệp cơ khí (trong đó, 95 doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng) và gần 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp.

Đến nay, ngành cơ khí trong nước đã sản xuất được động cơ, máy kéo công suất đến 30 mã lực (HP), chiếm trên 30% thị phần trong nước; máy liên hợp gặt lúa chiếm 15%.

Trồng lúa đã đạt tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất 94%; khâu gieo, trồng đạt 42%; các khâu chăm sóc đạt 77%; khâu thu hoạch lúa đạt 65%.

Nhờ vậy đã nâng cao năng suất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; trong đó, nổi bật là hệ thống trang bị động lực, số lượng, chủng loại máy, thiết bị nông nghiệp tăng nhanh, nhiều loại máy, thiết bị được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2019 so với năm 2011, số lượng máy kéo cả nước tăng khoảng 48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79%; máy sấy nông sản tăng 29%.

Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam “đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới”, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu và có đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.

Qua đó sẽ đưa tốc độ tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến sâu đạt 7-8%/năm; tỷ trọng sản lượng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao của các ngành đạt từ 30% trở lên; trên 50% số cơ sở chế biến các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đạt trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến. Đồng thời, xây dựng, phát triển thành công một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến nông sản có quy mô lớn, hiện đại, năng lực cạnh tranh quốc tế cao.

“Việt Nam phải đẩy mạnh nâng cao năng lực công nghiệp chế biến nông sản và thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp” được xác định là nội dung căn bản góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho nông sản.

Trong kế hoạch đề ra cho 10 năm tới có nhiệm vụ chú trọng tập trung phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản tại các địa phương, các vùng có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics, có tiềm năng trở thành cực động lực tăng trưởng cho cả khu vực. Một là, cụm liên kết vùng trồng lúa gắn với cơ sở xay xát, bảo quản tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Hai là, cụm liên kết vùng nuôi tôm nước lợ và cá tra gắn với cơ sở chế biến đông lạnh xuất khẩu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ba là, cụm liên kết vùng trồng rau và cây ăn quả gắn với cơ sở bảo quản, chế biến rau quả xuất khẩu tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Bốn là, cụm liên kết vùng trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, mía đường, chè…) gắn với cơ sở chế biến tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Năm là, cụm liên kết chế biến gỗ gắn với vùng nguyên liệu rừng trồng tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Sáu là, các cụm liên kết vùng sản xuất - chế biến và tiêu thụ trong nội bộ của các tỉnh có các mặt hàng nông sản chủ lực và đặc sản của địa phương. Cùng với đó là đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo máy và thiết bị phụ trợ cho ngành nông nghiệp theo hướng chuyên sâu; hình thành và phát triển hệ thống logistics đồng bộ gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu.

Chu Khôi

Tin bài khác
Hợp tác liên vùng quản lý chất thải rắn và trách nhiệm EPR

Hợp tác liên vùng quản lý chất thải rắn và trách nhiệm EPR

Hội thảo quốc gia tại Hưng Yên ngày 3/7 thu hút đại biểu 12 tỉnh thành, trao đổi giải pháp phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và triển khai trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) theo Luật BVMT 2020, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn bền vững.
Lai Châu và huyện Kim Bình (Trung Quốc) hội đàm tăng hợp tác kinh tế biên giới

Lai Châu và huyện Kim Bình (Trung Quốc) hội đàm tăng hợp tác kinh tế biên giới

Ngày 3/7, tại Lai Châu, Sở Công Thương tỉnh tổ chức hội đàm với huyện Kim Bình (Vân Nam, Trung Quốc) nhằm tăng cường hợp tác biên giới trong lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, du lịch và quy hoạch cửa khẩu.
Cảnh báo lừa đảo tinh vi núp bóng thay đổi địa giới hành chính

Cảnh báo lừa đảo tinh vi núp bóng thay đổi địa giới hành chính

Lợi dụng tâm lý hoang mang, thiếu thông tin của người dân trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính, các đối tượng đã sử dụng nhiều chiêu trò giả mạo tinh vi để chiếm đoạt tài sản.
Thời tiết ngày mai 4/7/2025: Miền Bắc mưa to tập trung vào chiều tối, đêm và sáng

Thời tiết ngày mai 4/7/2025: Miền Bắc mưa to tập trung vào chiều tối, đêm và sáng

Thời tiết ngày mai 4/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to thời gian mưa tập trung vào chiều tối, đêm và sáng.
Tiêu dùng bền vững: Tấm vé “thông hành” cho doanh nghiệp

Tiêu dùng bền vững: Tấm vé “thông hành” cho doanh nghiệp

Xu hướng tiêu dùng bền vững đang ngày càng lan rộng, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng hiện đại quan tâm hơn tới sức khỏe, môi trường và trách nhiệm xã hội. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ thay đổi chiến lược sản xuất – kinh doanh mà còn cần xây dựng chuỗi giá trị xanh và minh bạch hơn để tồn tại, phát triển lâu dài.
Danh mục 26 dữ liệu cốt lõi và 43 dữ liệu quan trọng

Danh mục 26 dữ liệu cốt lõi và 43 dữ liệu quan trọng

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã ký thay Thủ tướng Quyết định số 20/2025/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục dữ liệu quan trọng và dữ liệu cốt lõi cần được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
Thời tiết hôm nay 3/7: Bắc Bộ trưa nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 3/7: Bắc Bộ trưa nay có nắng, tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay 3/7, Bắc Bộ có lúc mưa nhỏ; Trung Bộ sáng đến trưa trời nắng, có mưa về chiều; Nam Bộ trưa trời nắng, tiếp tục có mưa dông về chiều trong 1 tuần tới.
Kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú lên đến tối đa 90 ngày

Kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú lên đến tối đa 90 ngày

Thông tư 26/2025/TT-BYT là minh chứng rõ nét cho quá trình chuyển mình tích cực của ngành Y tế. Từ những thay đổi tưởng chừng nhỏ như bỏ sổ khám bệnh, thêm số CCCD vào đơn thuốc, đến bước đột phá trong việc cho phép kê đơn 90 ngày – tất cả đều góp phần mang đến trải nghiệm tốt hơn, an toàn hơn cho người bệnh.
Thời tiết ngày mai 3/7/2025: Miền Bắc mưa lớn, miền Nam nắng gián đoạn kèm mưa rào chiều tối

Thời tiết ngày mai 3/7/2025: Miền Bắc mưa lớn, miền Nam nắng gián đoạn kèm mưa rào chiều tối

Thời tiết ngày mai 3/7/2025, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh

Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia; Cục Đổi mới sáng tạo, Chuyển đổi xanh và Khuyến công (Bộ Công Thương) phối hợp với Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức Diễn đàn Tiêu dùng bền vững 2025.
Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Quảng Trị mới - Bước chuyển lịch sử hình thành từ khát vọng và tầm nhìn chiến lược

Hợp nhất Quảng Trị – Quảng Bình kỳ vọng tạo cơ hội tái cơ cấu không gian phát triển, kết nối vùng hiệu quả, hiện đại hóa quản trị, mở rộng thị trường và xây dựng một vùng đất đáng sống – đáng đầu tư.
Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Quảng Trị: Tạo hệ sinh thái doanh nghiệp liên kết vùng, đa ngành và bền vững sau sáp nhập

Sau sáp nhập tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mới đã xác định các lĩnh vực đầu tư trọng điểm đồng thời hướng đến tăng cường liên kết nội vùng, hình thành hệ sinh thái kinh doanh liên tỉnh, đa ngành và bền vững.
Sử dụng tín chỉ carbon quốc tế: Còn không ít rào cản

Sử dụng tín chỉ carbon quốc tế: Còn không ít rào cản

Dự kiến trong tháng 7 này, Ủy ban châu Âu (EC) - Cơ quan hành pháp của EU sẽ đưa ra dự thảo đặt mục tiêu mang tính ràng buộc pháp lý là giảm 90% lượng phát thải khí nhà kính của khối vào năm 2040 so với mức phát thải năm 1990.
Đằng sau hành trình Hà Nội – Đà Nẵng: Hành khách cảm nhận được sự tận tâm trên tàu SE19/SE20

Đằng sau hành trình Hà Nội – Đà Nẵng: Hành khách cảm nhận được sự tận tâm trên tàu SE19/SE20

Chuyến tàu SE19/SE20 mang đến trải nghiệm khác biệt với không gian sạch đẹp, dịch vụ chu đáo để lại ấn tượng sâu sắc với các nhà báo trên hành trình Hà Nội – Đà Nẵng - Hà Nội.
Thời tiết hôm nay 2/7: Bắc Bộ mưa lớn, trời mát mẻ

Thời tiết hôm nay 2/7: Bắc Bộ mưa lớn, trời mát mẻ

Thời tiết hôm nay 2/7, Bắc Bộ, Thanh Hoá mưa lớn đến đêm nay, nguy cơ sạt lở đất, cảnh báo lũ trên các sông; Trung Bộ và Nam Bộ buổi sáng đến trưa nắng ráo, cục bộ có nơi nắng nóng, chiều tối mưa dông; nhiều vùng biển mưa dông.