Thứ ba 07/01/2025 15:52
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh doanh

Kinh tế số nền tảng: Đã đến lúc ‘ruột mới cần bình mới’

12/10/2020 00:00
Kinh tế số nền tảng không những giúp tăng năng suất lao động mà còn thay đổi bản chất nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Cũng chính vì sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, kinh tế số nền tảng hơn bao giờ hết đang cần một hành lang pháp lý phù hợp.

Công nghệ đóng vai trò là điểm khởi phát then chốt của kinh tế số nền tảng.

Kinh tế số nền tảng (Platform Economy) vốn được biết đến là hoạt động kinh tế và xã hội dựa trên các hạ tầng công nghệ mới và mặc định được hiểu là các hạ tầng kỹ thuật số. Trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế nền tảng số đã phát triển như vũ bão với những tên tuổi ngày càng nhiều thêm như Facebook, Google, AirBnB, Uber, Grab, Wechat, Youtube, LinkedIn, Tinder, edX, Coursera, Bitcoin, Xbox, Udemy, Amazon, Alibaba… Kinh tế nền tảng số không những giúp tăng năng suất lao động mà còn thay đổi bản chất nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, dù muốn thừa nhận hay không thừa nhận, kinh tế nền tảng số đã xâm nhập và đang thay đổi nhanh chóng diện mạo xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Thành, mặc dù tiếp cận với các nền tảng kinh tế từ rất sớm, nhưng ngay cả những nhà hoạch định chính sách từ châu Âu, Mỹ cũng gặp không ít thử thách: Họ đối mặt với những hình thái công việc mới, những mô hình kinh doanh mới, hoàn toàn khác biệt với truyền thống. Uber – một trong những tiên phòng của kinh tế nền tảng đã từng khiến người lao động, chủ hãng taxi truyền thống biểu tình hàng dài trên các đường phố của London, Berlin, Paris và sang cả bờ kia của Đại Tây Dương tại San Francisco hay New York. Những biến động như vậy đã đang và sẽ còn diễn ra trên nhiều quốc gia, nếu các nền tảng kinh tế càng thâm nhập sâu vào đời sống, kinh tế trong khi các Chính phủ vẫn đang loay hoay với việc áp dụng hệ thống luật pháp cũ trên những hình thái kinh tế mới.

Kinh tế số nền tảng phát triển mạnh mẽ và việc đòi hỏi hành lang pháp lý phù hợp là tất yếu.

Việt Nam cũng không phải ngoại lệ như câu chuyện về cách thức đối xử với taxi công nghệ bắt đầu từ năm 2014 đến khi Nghị định 10/2020 được ban hành và chính thức có hiệu lực từ 01/04. Do đó, theo TS. Nguyễn Đức Thành việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý chuẩn thích nghi với kinh tế nền tảng số là vô cùng cần thiết. Bởi hệ thống luật pháp điều hành các hoạt động kinh tế truyền thống đã lỗi thời để quản lý các nền tảng kinh tế.

Đơn cử như việc Nhà nước cố gắng điều chỉnh hành vi của Grab, Be giống như VinaSun hay Mai Linh hiển nhiên là không hợp lý vì Grab, Be không cố định giá và số lượng lao động trong ngắn hạn; Airbnb cũng không thể bị quản lý như các dịch vụ lưu trú vì thực tế họ không sở hữu bất kì một cơ sở lưu trú nào; Tiki hoạt động hiệu quả hơn một “siêu bách hoá tổng hợp” mặc dù họ chỉ sở hữu một lượng hàng hoá rất nhỏ trong đó. Tương tự như vậy, một số nền tảng cũng đang hoạt động dưới hình thức trung gian kết nối dựa trên nguồn lực về công nghệ chứ không thực sự sở hữu tài sản cố định tham gia vào các hợp đồng.

Vậy nên theo ông Thành, câu hỏi đặt ra nếu hàng hoá/dịch vụ có vấn đề ai là người chịu trách nhiệm; ai là người nộp thuế và cấu trúc như thế nào? Cơ quan nào điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp? Tất cả các vấn đề này đều không thể giải quyết bằng hệ thống luật pháp hiện tại bởi định danh của các chủ thể chưa được làm rõ.

Trong khi đó, sự tồn tại của các hoạt động kinh doanh trên nền tảng thực sự là mối nguy của mô hình truyền thống và nhà nước, tất yếu, phải đưa ra chọn lựa của mình. Thực tiễn cạnh tranh trong đợt dịch Covid-19 có thể là một trải nghiệm để nhà hoạch định tham khảo. Trong khi các mô hình truyền thống gần như bị đóng băng do các cú sốc cung, sự biến động của cầu, sự xuống dốc của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung, một loạt các doanh nghiệp thương mại điện tử lại đang không ngừng kiếm lời: Amazon dự tính tuyển thêm hơn 100.000 công nhân để tham gia đóng gói sản phẩm, doanh số bán hàng online của một số siêu thị tại Hà Nội ước tính cũng tăng thêm 20%.

Các nền tảng kinh tế giảm thiểu tối đa chi phí mặt bằng, hàng tồn kho – những vấn đề lớn của các doanh nghiệp hiện nay và phát triển như một xu thế của kinh tế trên thế giới. Nếu không tồn tại những sàn giao dịch điện tử như Tiki, Lazada... hoặc các kênh phân phối online thì có lẽ sẽ có nhiều hơn 3.000 doanh nghiệp đóng cửa chỉ riêng trên địa bàn Hà Nội.

Vì vậy, TS. Thành nhấn mạnh, trong thời điểm này, việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số và mở rộng sân chơi cho các nền tảng kinh tế số để đẩy nhanh luồng lưu thông của hàng hoá và dịch vụ trong thị trường tự do có lẽ mang lại hiệu quả tốt không kém gói tín dụng gần 280.000 tỷ đồng mà Chính phủ vừa tung ra.

Lê Thanh Tùng

Tin bài khác
Volkswagen bắt tay cùng Xpeng mở rộng mạng lưới sạc siêu nhanh

Volkswagen bắt tay cùng Xpeng mở rộng mạng lưới sạc siêu nhanh

Động thái này là sự tiếp nối mối quan hệ giữa Volkswagen và Xpeng, bắt đầu vào năm 2023 khi nhà sản xuất ô tô Đức mua lại gần 5% cổ phần của công ty Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt Nam trước cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp Việt Nam trước cơ hội từ chuỗi cung ứng toàn cầu

Việt Nam cần nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nội địa, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu để tận dụng lợi ích từ xuất khẩu, thúc đẩy phát triển bền vững.
VinVentures: Những biến động lớn trong đầu tư startup Việt Nam năm 2024

VinVentures: Những biến động lớn trong đầu tư startup Việt Nam năm 2024

VinVentures vừa công bố Báo cáo Ngành Công nghệ, chỉ ra những thay đổi trong bức tranh đầu tư, các thương vụ đáng chú ý và phân tích chuyên sâu về thị trường.
Nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tiếp tục giảm thuế VAT 2%

Nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tiếp tục giảm thuế VAT 2%

Một số cơ sở kinh doanh mặt hàng, dịch vụ tiếp tục được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đến ngày 30/6, theo Nghị định 180 do Chính phủ vừa ban hành.
Nhóm doanh nghiệp nào thể hiện các đặc trưng văn hóa số cao nhất?

Nhóm doanh nghiệp nào thể hiện các đặc trưng văn hóa số cao nhất?

Báo cáo đo lường mức độ trưởng thành văn hóa doanh nghiệp 2024 cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình hình văn hóa doanh nghiệp và xu hướng chuyển đổi số trong năm 2025.
Các “ông lớn” chia cổ tức lên đến nghìn tỷ tước Tết Nguyên đán 2025

Các “ông lớn” chia cổ tức lên đến nghìn tỷ tước Tết Nguyên đán 2025

Tết Nguyên đán 2025, hàng loạt doanh nghiệp lớn sẽ chi cổ tức tiền mặt với tỷ lệ hấp dẫn, có doanh nghiệp chi hơn 2.500 tỷ đồng, mang lại cơ hội lớn cho cổ đông.
Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

Năm 2024, ngành chứng khoán ghi nhận nhiều dấu ấn lớn, trong đó sự cố tấn công mạng vào VNDIRECT là sự kiện đáng chú ý, gây gián đoạn giao dịch và tổn thất về kinh tế, nhưng cũng là bài học quý báu cho ngành.
Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Việc ưu tiên mua xe ô tô trước khi mua nhà ở có thể gây ra nhiều rủi ro tài chính. Chuyên gia cảnh báo, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay mua xe.
Elon Musk huy động thành công thêm 6 tỷ USD cho startup xAI

Elon Musk huy động thành công thêm 6 tỷ USD cho startup xAI

Startup xAI của tỷ phú Elon Musk cho biết sẽ sử dụng số tiền này để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển.
Liệu đây có phải là thời điểm ‘

Liệu đây có phải là thời điểm ‘'vàng'' để mua bất động sản?

Lãi suất thấp, thị trường phục hồi – liệu đây có phải cơ hội vàng để vay mua bất động sản? Cùng tìm hiểu cách cơ cấu dòng tiền và phân khúc phù hợp để đầu tư nhà ở.
Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Chỉ với khoảng 5-10 triệu đồng mỗi tháng, có thể đầu tư thông minh để tạo ra lợi nhuận bền vững. Bài viết này sẽ chia sẻ những chiến lược đầu tư thông minh và an toàn với số tiền này, giúp làm chủ tài chính cá nhân.
Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Bằng cách duy trì thói quen đầu tư 30% thu nhập mỗi tháng ngay từ khi bắt đầu công việc, người trẻ có thể đạt được mục tiêu 1 tỷ đồng sau khoảng 10 năm.
Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Trong năm 2025, nhà đầu tư đứng trước nhiều lựa chọn hấp dẫn nhưng cũng không thiếu rủi ro. Vàng, bất động sản, hay trái phiếu, đâu là kênh đầu tư tiềm năng?
Kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 23/12/2024, tại trụ sở Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã diễn ra Hội thảo: Kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu.
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng có sự biến động mạnh mẽ, nhưng chuyên gia khuyến cáo chỉ nên giữ vàng ở mức 15-20% tài sản và tránh đoán đỉnh, dò đáy.