Kinh tế 9 tháng năm 2020 đạt mức tăng trưởng 2,12%, thấp nhất giai đoạn 2011-2020
- 34
- Sự kiện
- 13:51 29/09/2020
DNHN - Sáng ngày 29/9, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2020.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%, khu vực dịch vụ tăng 2,75%. Tính chung 9 tháng năm nay, kinh tế đạt mức tăng trưởng 2,12%. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 1,81%.
Nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì mức tăng trưởng GDP 2,12%, theo bà Nguyễn Thị Hương, là một thành công lớn trong phòng chống dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế.
Nhìn tổng thể, trong bối cảnh dịch COVID-19 đã gây ra một cú sốc lớn làm kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu suy thoái sâu và nghiêm trọng, bức tranh kinh tế - xã hội Việt Nam 9 tháng năm 2020 tiếp tục duy trì được ổn định. Sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cùng với tác động tích cực từ những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân của Chính phủ, các lĩnh vực kinh tế - xã hội đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới, nhiều ngành sản xuất kinh doanh có sự khởi sắc.
Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế 9 tháng năm nay đạt mức tăng trưởng 2,12%, thấp nhất giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh nhưng đã có những giải pháp ứng phó kịp thời, trở thành bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm. Công nghiệp chế biến, chế tạo tuy không tăng cao nhưng tiếp tục giữ vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 9 tháng. Cung cầu hàng hóa trong nước được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân tăng trở lại. Cán cân thương mại hàng hóa đạt mức xuất siêu cao. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thống kê, kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường. Dịch COVID-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng tới các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Thu nhập, lao động, việc làm bị ảnh hưởng, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Do đó cần có sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ và chia sẻ gánh vác trách nhiệm giữa các thực thể trong nước trong giai đoạn khó khăn này. Trước mắt, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng thời, Tổng cục Thống kê đề xuất, cần tiếp tục các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Kịp thời đưa ra các giải pháp để giữ được các thị trường tiêu thụ nông sản. Tận dụng và hòa nhập được các quy định Hiệp định EVFTA và IPA,...
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 9 tháng năm 2020:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 2,12%
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 2,4%
- Số doanh nghiệp thành lập mới: 98.954 doanh nghiệp
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: + 0,7%
- Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện: + 4,8%
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 4,2%
- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: -0,8%
- Xuất siêu: 16,99 tỷ USD
- Khách quốc tế đến Việt Nam: -70,6%
- Chỉ số giá tiêu dùng: + 3,85%
- Lạm phát cơ bản: + 2,59%
Gia Gia
Bài liên quan
#GDP

GDP năm 2021 ước tính tăng 2,58%
Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế

Kịch bản nào cho tăng trưởng GDP của Việt Nam
Việc tăng trưởng GDP trong quý III/2021 của Việt Nam xuống tới mức -6,17% đã khiến các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra những cập nhật về mức tăng GDP trong năm 2021.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực Tăng trưởng 6.5% là cực khó
Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV chia sẻ "Các tổ chức vẫn dự báo lạc quan Việt Nam tăng trưởng 7% nhưng các đợt dịch qua tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực khác nhau, khả năng đạt được tăng trưởng 6,5% như mục tiêu Chính phủ đề ra là cực kỳ khó khăn, cố gắng đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra 6% là thành công rồi”.

Dự báo GDP của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á năm 2021
Theo ADB, quy mô kinh tế Singapore trong năm nay dự kiến vẫn sẽ nhỉnh hơn khoảng 1 tỷ USD so với Malaysia, nhưng hai quốc gia này đều sẽ tiếp tục xếp sau Việt Nam trong năm 2021.

Nikkei Asia: Vượt qua những khó khăn của năm 2020, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để bứt phá kinh tế mạnh mẽ
Nikkei nhận định, nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới, thu nhập bình quân vượt Philippines. GDP của Việt Nam vượt Singapore và Malaysia, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.

Nền kinh tế chuẩn bị "chạy nước rút"
Quý cuối cùng của năm 2020 sẽ là khoảng thời gian quan trọng để đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế bằng các giải pháp đồng bộ, phấn đấu cả năm nay đạt mức tăng trưởng 2,5 - 3%. Đây sẽ là nền tảng để năm 2021 tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19, Việt Nam đang có nhiều động lực để hiện thực hoá các kế hoạch tăng trưởng trong trung và dài hạn.
Đọc thêm Sự kiện
Sơn La đã sẵn sàng cho Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam
Đây là một sự kiện lớn, mang tầm quốc gia, được tổ chức tại tỉnh Sơn La. Với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, Sơn La đã sẵn sàng chờ đón ngày hội lớn diễn ra vào tối nay 28/5.
HĐND tỉnh Phú Thọ khoá XIX tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ Nhất
Sáng ngày 27/5/2022, HĐND tỉnh Phú Thọ khoá XIX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ Nhất quyết định một số nội dung quan trọng của tỉnh.
Câu lạc bộ Doanh nhân giao thương Hà Nội tổ chức kết nối, giao thương
Vừa qua, Câu lạc bộ Doanh nhân giao thương Hà Nội đã có buổi kết nối và giao lưu với cán bộ, nhân viên của Công ty Bất động sản Phù Đổng và Flextech. Tham dự chương trình có các thành viên trong CLB cùng đông đảo người lao động đang làm việc tại Công ty Bất động sản Phù Đổng và Công ty Cổ phần Flextech.
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo địa phương
Ngày 27/5, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Tạp chí Người làm báo tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo địa phương”, với sự tham dự của lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Trung bộ.
Trường Mầm non Ngô Thời Nhiệm (TP Thủ Dầu Một) đạt chuẩn quốc gia mức độ 2
Ngày 27/5, trường Mầm non Ngô Thời Nhiệm đã long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và Tổng kết năm học 2021-2022.
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Hải Phòng) trao 125 giải thưởng cho học sinh đạt giải và học sinh xuất sắc
Sáng 27/5, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Hải Phòng tổ chức tổng kết năm học 2021-2022 và trao Bằng khen cho các học sinh xuất sắc, học sinh đạt Cháu ngoan Bác Hồ. Tới dự có ông Lê Ngọc Trữ, Bí thư Quận ủy Hồng Bàng, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phòng Giáo dục, cùng đại diện Hội cha mẹ học sinh và hơn 800 tập thể cán bộ giáo viên và đại diện học sinh các lớp của trường.
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 642/QĐ-TTg ngày 26/5/2022 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vĩnh Phúc: Hoàn thiện các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2022
Ngày 27/5/2022, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 5/2022, tập trung nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế năm 2022.
Hà Nội lập Ban Quản lý đồ án quy hoạch kiến trúc
Ban Quản lý đồ án quy hoạch kiến trúc được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Phòng Quản lý và giám sát các dự án quy hoạch xây dựng thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ thực hiện công tác giám sát cán bộ, đảng viên tại huyện Đoan Hùng
Sáng ngày 26/5/2022, đồng chí Nguyễn Hải- Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ dẫn đầu đoàn giám sát của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thực hiện công tác giám sát cán bộ, đảng viên năm 2022 tại Huyện ủy Đoan Hùng.