
Kim ngạch xuất khẩu rau quả và gạo tăng cao kỷ lục
Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 291,46 tỷ USD, giảm 7% (tương ứng giảm 22,04 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có tới 8 nhóm hàng có kim ngạch giảm trên 500 triệu USD, trong đó, giảm nhiều nhất là điện thoại các loại và linh kiện giảm 6,24 tỷ USD.
Tiếp theo là các nhóm hàng: dệt may giảm 4,08 tỷ USD; giày dép các loại giảm 3,68 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 2,82 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 2,61 tỷ USD; thủy sản giảm 1,94 tỷ USD; hóa chất giảm 686 triệu USD; sản phẩm từ sắt thép giảm 611 triệu USD.
Đáng chú ý, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu ảm đạm vẫn có những nhóm hàng đạt tăng trưởng ấn tượng. Dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận hết tháng 10 có 3 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng từ 1 tỷ USD trở lên gồm: rau quả tăng 2,08 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 1,66 tỷ USD; gạo tăng hơn 1 tỷ USD.
Như vậy, 2 trong 3 nhóm hàng có kim ngạch tăng nhiều nhất đến từ lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, hết tháng 10 xuất khẩu rau quả đạt 4,82 tỷ USD, mức kim ngạch cao nhất trong 10 tháng kể từ trước tới nay và tăng tới 75,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng sầu riêng đạt 1,96 tỷ USD, tăng tới 1,78 tỷ USD (gấp hơn 10 lần) của cùng kỳ năm trước...
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 3,19 tỷ USD, tăng 165% (tương ứng tăng 1,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.
Đối với mặt hàng gạo, 10 tháng, cả nước xuất khẩu 7,1 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,95 tỷ USD (tăng 34% về lượng và tăng 15,6% về kim ngach so với cùng kỳ năm trước).
Khu vực ASEAN (chủ yếu là Philippines và Indonesia, Singapore) và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Trong đó, xuất sang ASEAN đạt 4,2 triệu tấn, tăng 25,7%; sang thị trường Trung Quốc đạt 884 nghìn tấn, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng lượng gạo xuất sang 2 thị trường nêu trên đạt gần 5,1 triệu tấn, chiếm 72% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Phương tiện vận tải và phụ tùng, hết tháng 10 kim ngạch đạt 11,46 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của nhóm hàng này là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
P.V (tổng hợp)
Cùng chuyên mục


Hà Tĩnh chủ động nguồn hàng, kích cầu thị trường cuối năm

Thị trường vàng trang sức Việt Nam: Đề xuất nhập khẩu vàng cho nghệ thuật thủ công

Sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng vào những tháng cuối năm

Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 đạt trên 552.700 tỷ đồng

Thái Lan và Indonesia chiếm ưu thế thị trường ô tô nhập khẩu tại Việt Nam
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI