
Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm tăng 16% so với cùng kỳ năm trước
Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,3 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Thông tin từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 30,32 tỷ USD, giảm 8% so với tháng trước nhưng tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 ước đạt 30,3 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 216,3 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 56,99 tỷ USD, tăng 17%, chiếm 26,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 159,36 tỷ USD, tăng 15,7%, chiếm 73,7%.
Trong 7 tháng năm 2022 có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 58,5%).
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2022 ước đạt 30,3 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,7 tỷ USD, giảm 9,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,6 tỷ USD, giảm 4%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Bảy tăng 3,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 2,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,9%.
Tính chung 7 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 215,59 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 76,06 tỷ USD, tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 139,53 tỷ USD, tăng 13,7%.
Trong 7 tháng năm 2022 có 33 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 88,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 3 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 40,8%).
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 67,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 72,6 tỷ USD.
Trong 7 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 18,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 42,2 tỷ USD, tăng 21,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 23,5 tỷ USD, tăng 30,3%; nhập siêu từ ASEAN 7,9 tỷ USD, giảm 8,9%; nhập siêu từ Nhật Bản 769 triệu USD, giảm 13,9%.
Tính chung 7 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 764 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,31 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,07 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,83 tỷ USD.
PV
- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Doanh nghiệp phải tự lùi một bước để tiến hai bước
- Quảng Ninh khẩn trương xây dựng tuyến vận chuyển kết nối Cần Thơ
- Khánh Hòa: Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong
- Ngành dệt may Việt Nam duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới
- Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I đạt 118,9 nghìn tỷ đồng
Cùng chuyên mục


Luật Đất đai phải đồng bộ, thống nhất với các luật, lĩnh vực chuyên ngành

Sẽ điều tra trực tuyến 64 đơn vị khối doanh nghiệp từ ngày 1/4

Thống nhất các ưu tiên trong Khung Chương trình quốc gia việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022-2026

Mua bán và sáp nhập ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ

Doanh nghiệp cần duy trì và tăng tốc cải thiện môi trường kinh doanh để thay đổi
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản