Thứ sáu 04/04/2025 17:16
Hotline: 024.355.63.010
Hoạt động Hội

Kiến nghị tháo gỡ nhiều "nút thắt" để cá ngừ Việt Nam rộng cửa tại thị trường thế giới

17/06/2024 17:26
Khó khăn về nguồn nguyên liệu hiện nay đặt ra thách thức lớn cho ngành cá ngừ Việt Nam, doanh nghiệp cần sự quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước để tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển bền vững.

Tại Hội nghị toàn thể Hội viên VASEP năm 2024, diễn ra vào ngày 10/6/2024, bà Cao Thị Kim Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đã phân tích những cơ hội và thách thức mà ngành cá ngừ Việt Nam đang đối mặt. Đặc biệt, bà đã nêu rõ các “nút thắt” về vấn đề nguyên liệu và đưa ra kiến nghị để tháo gỡ những khó khăn này.

Bà Lan cho biết, cách đây 10 năm, Việt Nam chỉ đứng thứ 8 trên Bản đồ xếp hạng các quốc gia xuất khẩu cá ngừ thế giới. Tuy nhiên, đến năm 2023, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu cá ngừ, chỉ sau Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Việc đạt kỷ lục 1 tỷ USD xuất khẩu cá ngừ vào năm 2022 cho thấy tiềm năng phát triển lớn của ngành này. Hiện nay, Việt Nam có các nhà máy chế biến cá ngừ công nghệ cao, với kinh nghiệm và kỹ năng tốt, sản phẩm cá ngừ Việt Nam đã có uy tín tại hơn 100 thị trường trên toàn thế giới.

Bà Cao Thị Kim Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)
Bà Cao Thị Kim Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Tuy tiềm năng và dư địa phát triển của ngành cá ngừ Việt Nam còn rất lớn, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Một trong những vấn đề lớn nhất là nguyên liệu. Tính đến cuối tháng 5/2024, xuất khẩu cá ngừ đạt 386 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ, ước tính nửa đầu năm đạt 457 triệu USD. Các doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng, nếu các vấn đề về nguyên liệu được giải quyết, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam có thể quay lại mốc 1 tỷ USD trong năm 2024.

Trong những năm gần đây, hơn 50% giá trị xuất khẩu cá ngừ đến từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu, do khai thác trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến xuất khẩu và không ổn định. Điều này đặt ra thách thức lớn cho ngành cá ngừ Việt Nam, và cần sự quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước để tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển bền vững.

Đối với nguyên liệu khai thác trong nước: Nhiều doanh nghiệp trong ngành cá ngừ phản ánh thực sự khó làm giấy xác nhận nguyên liệu (S/C). Dù doanh nghiệpp đã tăng cường làm việc với các đầu mối và kiểm tra kỹ lưỡng, nhưng vẫn vô cùng thấp thỏm sau khi đã chốt mua xong nguyên liệu

Nguyên liệu khai thác trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến, xuất khẩu
Nguyên liệu khai thác trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến, xuất khẩu.

Có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp mua nguyên liệu xong không được cấp S/C do một số vấn đề ở các khâu phía trước mà doanh nghiệp rất khó để biết rõ, như vấn đề xác nhận điều kiện ATTP tàu cá hay vấn đề tàu cá khai thác ở vùng biển không đúng quy định. Dù những tàu cá này vẫn được phép ra khơi khai thác bình thường, được kiểm tra và cho phép cập cảng bình thường.

Hay một tình trạng xảy ra trong 2-3 tháng nay là khá nhiều các tàu cá lắp đặt hệ thống giám sát qua mạng VNPT bị lỗi liên tục làm cho tàu cá mất kết nối giám sát hành trình từ 6 tiếng trở lên, có tàu mất đến 2-3 ngày - ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm giấy S/C của doanh nghiệp.

Từ đó, cộng đồng doanh nghiệp khẩn thiết đề nghị:

Các tỉnh và địa phương triển khai tốt và kịp thời việc xác nhận điều kiện ATTP tàu cá, cảng cá theo quy định tại 2 thông tư ban hành từ năm 2018; cũng như thực hiện nghiêm việc cho phép xuất bến-cập bến của tàu cá khi không đủ các điều kiện như pháp luật đã quy định;

Bộ NN&PTNT xem xét sửa đổi quy định để có thể cấp giấy xác nhận nguyên liệu S/C ngay cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu cá có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá; có hướng dẫn, chỉ đạo việc giải quyết giấy S/C cho những trường hợp tàu cá bị mất kết nối do lỗi của nhà cung cấp dịch vụ được xác nhận.

Kiến nghị Bộ NN&PTNT thiết lập số hóa hệ thống dữ liệu đầu vào nguyên liệu, liên thông từ cảng cá đến trung ương. Đây là việc rất quan trọng cho công tác quản lý, là thông tin cơ bản để Chính phủ, Bộ NN có các chỉ đạo-quyết sách phù hợp. Hiệp hội đang hy vọng là phần mềm hệ thống Truy xuất nguồn gốc điện tử mà Cục Thủy sản đang hướng dẫn cho các tỉnh sử dụng sẽ là hỗ trợ được đáng kể vấn đề này.

Các doanh nghiệp cá ngừ đã cùng VASEP chủ động việc nghiên cứu để tuân thủ tốt Nghị định 37/2024 mới ban hành và có hiệu lực tháng trước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hết sức băn khoăn và quan ngại khi thấy một vài quy định tại Nghị định 37 còn chưa phù hợp, thiếu khả thi và sẽ có những tác động tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu bình thường của ngành cá ngừ.

Đó là quy định kích thước tối thiểu cho phép khai thác cá ngừ vằn những 500mm (nửa mét) – là hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Size 500mm trở lên chỉ chiếm tỷ lệ trung bình 5-7% trong các lô khai thác ngừ vằn hiện nay, tiêu chuẩn thương mại quốc tế bình thường hiện nay nhỏ hơn rất nhiều, và đặc biệt chưa thấy quốc gia nào quy định cấm khai thác ngừ vằn nhỏ hơn 500mm, Ủy ban Nghề cá Trung tây Thái Bình Dương (WCPFC) cũng chưa có bất cứ báo cáo hay thông báo nào rằng cá Ngừ vằn bị khai thác quá mức hay quy định khai thác theo size cỡ. Quy định này sẽ khiến từ ngư dân phải thay đổi lưới có kích thước mắt lưới đáp ứng, các tổ chức QL cảng cá thêm tiêu chí “ngư cụ” vào phần kiểm tra cấp phép xuất bến - cập bến, và các DN thì sẽ không có nguồn nguyên liệu ngừ vằn để thu mua sản xuất xuất khẩu. Đó là quy định “Không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu”.

Trước hết, doanh nghiệp không thấy định nghĩa “trộn lẫn…. trong cùng 1 lô xuất khẩu” trong các văn bản pháp lý liên quan (từ Luật Thủy sản đến Nghị định 37), nên các doanh nghiệp ngành hàng cá ngừ rất lúng túng và hoang mang ở điểm này. Nếu là vì quản lý vi phạm IUU (không được đánh tráo, trộn lẫn các sản phẩm vi phạm IUU) thì lại rất vướng mắc khi doanh nghiệp đã kiểm soát tốt nguồn gốc, hồ sơ của từng loại nguyên liệu không vi phạm IUU.

Thực tế trong giao thương xuất nhập khẩu quốc tế xưa nay, việc ghép container (các thùng hàng hóa khác nhau) hoặc trộn nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một sản phẩm đặc thù là việc hết sức bình thường khi mà doanh nghiệp luôn có hồ sơ và kiểm soát tốt từng loại SP khác nhau.

Cần gỡ
Cần gỡ "nút thắt" cho xuất khẩu cá ngừ.

VASEP đã có văn bản báo cáo Bộ NN&PTNT, và các doanh nghiệp tha thiết đề nghị Bộ NN&PTNT và Chính phủ xem xét, rà soát, tháo gỡ chỗ này để cộng đồng doanh nghiệp hiểu rõ và tuân thủ đầy đủ quy định liên quan này nhằm thực hiện chống khai thác IUU tốt mà không ảnh hưởng tiêu cực đến các trách nhiệm và quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với nguyên liệu nhập khẩu để chế biến xuất khẩu: Việt Nam đã hình thành được một ngành hàng cá ngừ "tỷ đô", đứng vào top đầu thế giới. Các doanh nghiệp đã lớn mạnh cả về quy mô lẫn công nghệ và đủ bản lĩnh để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, trong đó đặc biệt là thị trường nguồn cung nguyên liệu - yếu tố quyết định tới sự phát triển của ngành hàng. Việt Nam đã tiến đến việc mua "tận gốc - mua trực tiếp nguyên liệu các tàu đánh bắt của các nước trên vùng các biển quốc tế", bỏ qua khâu trung gian, rút ngắn chuỗi cung ứng, từ đó giảm đáng kể chi phí nguyên liệu đầu vào. Đây là yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh trên toàn cầu mà không phải quốc gia nào cũng có thể làm được như Việt Nam.

Bằng chứng là hàng năm, Việt Nam đón trung bình trên 20 tàu đánh bắt/tàu cấp đông của nước ngoài chuyên chở hàng trăm nghìn tấn cá ngừ nguyên liệu trực tiếp vào Việt Nam để bán cho các DN Việt Nam. Việc này trước đây không hề có. Chuỗi cung ứng nguyên liệu khu vực Đông Nam Á đã dịch chuyển sang Việt Nam thay vì chỉ có Thái Lan như trước đây. Việt Nam đang là điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà cung ứng nguyên liệu toàn cầu bởi chúng ta có năng lực sản xuất lớn, công nghệ vượt trội và hơn hết là chính sách nhập khẩu nguyên liệu đã được linh hoạt thông thoáng, ưu đãi về thuế quan, tạo thuận lợi về thủ tục nhập khẩu trong quản lý chuyên ngành... đã tạo uy tín với các nhà cung cấp lớn.

Trong bối cảnh yêu cầu của các thị trường nhập khẩu ngày càng khó khăn, gần đây Việt Nam đã ban hành một số quy định mới có liên quan tới việc quản lý nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Điển hình là Quyết định 5523 ký ngày 21/12/2023 của Bộ NN&PTNT và Nghị định 37/2024 của Chính phủ - trong đó có một số quy định và yêu cầu mới liên quan tới nhập khẩu nguyên liệu để CB xuất khẩu vào EU và NK nguyên liệu bằng container.

Các doanh nghiệp hiểu rằng, các quy định này là để đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước cũng như đáp ứng yêu cầu của các thị trường, doanh nghiệp rất đồng hành và tuân thủ. Tuy nhiên, những quy định mới cũng đã gây tác động không nhỏ tới các nhà cung cấp, gây tâm lý e ngại khó đáp ứng được khi phát sinh thêm nhiều yêu cầu về mặt chứng từ có liên quan như: Yêu cầu nội dung chứng nhận trên H/C, yêu cầu chứng từ C/C, giấy phép khai thác, thời gian khai báo trước khi tàu cập cảng (72hr với tàu cá nước ngoài, 48hr với tàu container là khá dài cho các chặng đến từ các cảng Đông Nam Á)..., một số quốc gia và một số nhà cung cấp đã từ chối các yêu cầu mới này, đồng nghĩa chúng ta sẽ mất đi nguồn cung.

Các doanh nghiệp mong mỏi các cơ quan chức năng trong thực thi các yêu cầu mới cần linh hoạt, vừa có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường vừa tránh gây tác động khó khăn thêm đối với các nhà cung cấp để hạn chế và ngăn ngừa chuỗi cung ứng nguyên liệu không còn "cập bến" vào Việt Nam mà dịch chuyển về lại Thái Lan, quay lại thời kỳ 10 năm trước đây.

Linh Anh

Tin bài khác
An Giang: Di dời mạng lưới điện bị ảnh hưởng bởi dự án giao thông trọng điểm quốc gia

An Giang: Di dời mạng lưới điện bị ảnh hưởng bởi dự án giao thông trọng điểm quốc gia

Vừa qua, tại tỉnh An Giang, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì cuộc họp trực tuyến với 22 tỉnh để đánh giá tình hình di dời công trình lưới điện bị ảnh hưởng bởi các dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Ngành gỗ, dệt may họp khẩn về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Ngành gỗ, dệt may họp khẩn về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Việc Việt Nam chịu mức thuế đối ứng lên tới 46% từ chính quyền Mỹ gây ra cú sốc lớn cho các ngành xuất khẩu chủ lực, nhất là dệt may và gỗ.
Ra mắt Trưởng ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ KOLs và KOCs Việt Nam

Ra mắt Trưởng ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ KOLs và KOCs Việt Nam

Vừa qua, Câu Lạc Bộ KOLs và KOCs Việt Nam (VKKC) trực thuộc Liên Chi hội Quảng Cáo và Nội Dung Số Việt Nam (VDAA) vừa công bố quyết định bổ nhiệm bà Trần Thị Đan Thanh, Tổng giám đốc MVOT GROUP, vào vị trí Trưởng ban Chủ nhiệm.
VINASME gặp và làm việc với Liên đoàn lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ

VINASME gặp và làm việc với Liên đoàn lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ

Chiều ngày 16/3, VINASME đã có buổi gặp và làm việc với Liên đoàn lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ (BLL) do ông Rakesh Kumar Jain – Chủ tịch BLL làm trưởng đoàn.
Cà Mau: Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân - Tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc và phát triển du lịch

Cà Mau: Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân - Tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc và phát triển du lịch

Nhằm tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc và tri ân công lao dựng nước, giữ nước của Quốc Tổ Lạc Long Quân, tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân năm 2025 tại Khu du lịch Mũi Cà Mau, từ ngày 01/4 đến 03/4/2025.
Hiệp hội doanh nhân Thái – Việt Nam toàn Thái Lan tổ chức chương trình Xuân quê hương 2025

Hiệp hội doanh nhân Thái – Việt Nam toàn Thái Lan tổ chức chương trình Xuân quê hương 2025

Hiệp hội doanh nhân Thái – Việt Nam toàn Thái Lan phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch giữa Việt Nam và Đông Bắc Thái Lan (ĐBTL).
Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia kỷ niệm 50 năm thành lập: Phát triển bền vững, hướng tới tương lai

Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia kỷ niệm 50 năm thành lập: Phát triển bền vững, hướng tới tương lai

Sáng 30/3, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam-Campuchia tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Hội (22/1/1975-22/1/2025). Hội vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận những đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
HoREA: Cần chính sách đặc thù phát triển nhà ở cho công chức, viên chức

HoREA: Cần chính sách đặc thù phát triển nhà ở cho công chức, viên chức

Theo HoREA, chính sách nhà ở hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập khi chưa thực sự quan tâm đến nhóm công chức, viên chức, dù họ đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống hành chính nhà nước.
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa học bồi dưỡng “Ảnh báo chí và phương pháp thực hiện Câu chuyện Ảnh”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa học bồi dưỡng “Ảnh báo chí và phương pháp thực hiện Câu chuyện Ảnh”

Trong hai ngày 28 - 29/03/2025, tại TP.HCM, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khóa học “Ảnh báo chí và phương pháp thực hiện câu chuyện ảnh”, thu hút 16 học viên đến từ 11 cơ quan báo chí TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Hội đồng Nữ doanh nhân quốc tế tổ chức "Cà phê Doanh nhân IWEC" kết nối và kiến tạo giá trị

Hội đồng Nữ doanh nhân quốc tế tổ chức "Cà phê Doanh nhân IWEC" kết nối và kiến tạo giá trị

Hội đồng Nữ doanh nhân quốc tế (IWEC) tổ chức chương trình "Cà phê Doanh nhân IWEC", một sân chơi đặc biệt dành cho hội viên được diễn ra định kỳ hai số mỗi tháng.
Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Đồng Nai kiến nghị không xử phạt doanh nghiệp đã nộp hồ sơ môi trường

Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Đồng Nai kiến nghị không xử phạt doanh nghiệp đã nộp hồ sơ môi trường

Đại diện Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Đồng Nai cho biết, thời gian qua, do có nhiều quy định mới trong Luật Bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh phải cập nhật và bổ sung hồ sơ môi trường theo yêu cầu.
An Giang: Du lịch Tịnh Biên thu hút lượng lớn du khách

An Giang: Du lịch Tịnh Biên thu hút lượng lớn du khách

Trong quý I/2025, ngành du lịch thị xã Tịnh Biên tiếp tục khởi sắc với tổng lượt khách đạt 1,19 triệu lượt, trong đó có hơn 5.100 khách quốc tế. Doanh thu từ du lịch lũy kế ước đạt 1.114 triệu đồng, cho thấy sức hấp dẫn ngày càng tăng của địa phương đối với du khách trong và ngoài nước.
Cần cân nhắc kỹ trước khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Cần cân nhắc kỹ trước khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Một trong những nội dung được doanh nghiệp quan tâm là việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường nhằm kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì tại Việt Nam và cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Chi bộ Hiệp hội Doanh nghiệp Lào Cai xác định mục tiêu đột phá nhiệm kỳ 2025-2030

Chi bộ Hiệp hội Doanh nghiệp Lào Cai xác định mục tiêu đột phá nhiệm kỳ 2025-2030

Bước vào nhiệm kỳ 2025 - 2030, Chi bộ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai đề ra 10 mục tiêu cụ thể và xác định mục tiêu đột phá nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hiệp hội.
Ông Nguyễn Văn Quang giữ chức Chủ tịch Chi hội phát triển ngành Gạch ngói Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Quang giữ chức Chủ tịch Chi hội phát triển ngành Gạch ngói Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Quang chia sẻ, việc thành lập Chi hội Phát triển ngành gạch ngói Việt Nam đánh dấu bước ngoặt quan trọng với ngành sản xuất gạch ngói nước ta.