Kiên Giang: Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử
- 15
- Vấn đề
- 18:30 10/09/2021
DNHN - Thực hiện mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Kiên Giang ban hành kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế; đảm bảo cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Các sàn thương mại điện tử tham gia kế hoạch hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, giao dịch bán, mua trên sàn thương mại điện tử gồm sàn postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, sàn voso.vn - Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, sàn nongsanantoankiengiang.vn của VNPT Kiên Giang. Thông qua các sàn thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nhanh, giữ giá nông sản không phụ thuộc vào thương lái, trung gian, tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch.

Để thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, tỉnh Kiên Giang yêu cầu các sở: Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ cùng Liên minh Hợp tác xã, ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, các doanh nghiệp có sàn thương mại điện tử phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, triển khai thực hiện kế hoạch hiệu quả. Quan tâm hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số cho hộ sản xuất nông nghiệp; thực hiện quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận để hộ sản xuất nông nghiệp tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp thông qua sàn thương mại điện tử và các kênh phân phối của doanh nghiệp bưu chính sở hữu sàn, giúp người dân tại các địa phương khác trong nước, quốc tế có thể mua sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng.
Các sở, ban, ngành, địa phương, sàn thương mại điện tử và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan hỗ trợ gắn sản phẩm với thương hiệu cụ thể của từng tổ chức sản xuất nông nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp cung cấp tới người tiêu dùng thông qua sàn thương mại điện tử; cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh cho các hộ sản xuất nông nghiệp. Có chính sách ưu đãi cho hộ sản xuất nông nghiệp khi mua sắm các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh qua sàn thương mại điện tử.
Các doanh nghiệp có sàn thương mại chủ động phương tiện vận chuyển, kho bãi để cung cấp hàng hóa thiết yếu đến người dân; đảm bảo vận chuyển hàng hóa theo sự chỉ đạo của chính quyền, địa phương; triển khai các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu, bán hàng bình ổn giá. Đồng thời, thiết lập các điểm cung cấp hàng hóa thiết yếu tại các bưu cục, điểm giao dịch thuộc mạng lưới của doanh nghiệp có sàn thương mại điện tử tham gia thực hiện kế hoạch hoặc bán hàng lưu động. Người dân đặt mua hàng hóa thiết yếu trên các sàn thương mại điện tử như sàn postmart.vn, voso.vn, nongsanantoankiengiang.vn sẽ được chuyển phát đến tận nhà, mang đến nhiều tiện ích cho người dân.
Trần Hà
Bài liên quan
#điện tử

Triển lãm điện tử trực tuyến NEPCON LIVE duy nhất trong ngày 26/3
Với việc đồng tổ chức của Việt Nam và Hàn Quốc, triển lãm NEPCON LIVE sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các kỹ sư và chuyên gia điện tử được thu thập và trao đổi thông tin, kiến thức mới thông qua các hoạt động kết nối kinh doanh trực tuyến vào 26/3.

Thương mại điện tử Việt Nam sẽ vượt 15 tỷ USD năm nay
Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì trên 30% và quy mô thị trường này có thể vượt 15 tỷ USD, theo dự đoán của VECOM.

Siết hạn mức ví điện tử: Thiệt cho thanh toán không dùng tiền mặt
Hạn mức giao dịch qua ví điện tử (VĐT) đang được đề xuất ở mức tối đa không quá 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng đối với cá nhân; 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng đối với tổ chức.

Chính sách phát triển thương mại số tại Việt Nam cần cởi mở hơn
Đó là khuyến nghị của TS Konstantin Matthies, Công ty Alphabeta khi nói về khuôn khổ chính sách cho việc phát triển thương mại số tại Việt Nam.

Tạo đà cho thương mại điện tử phát triển
Kinh tế số của Việt Nam mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin nên việc phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh là nhiệm vụ cấp thiết trong thời kỳ mới.

Hỗ trợ các nhà máy sản xuất hàng điện tử cải thiện quan hệ lao động
Chương trình được tài trợ bởi Liên minh châu Âu và một số nhà tài trợ khác trong khuôn khổ Dự án của ILO về Chuỗi cung ứng bền vững để phục hồi hiệu quả hơn sau đại dịch với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Chương trình Better Work Việt Nam.
Đọc thêm Vấn đề
Tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2022
Trong thời gian nửa cuối năm 2022, tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, ưu tiên nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược, quy mô lớn, hạ tầng số, thích ứng với biến đổi khí hậu; gắn các nhiệm vụ, giải pháp trong ngắn hạn với mục tiêu trung và dài hạn là nâng cao năng suất, năng lực nội tại, tính tự chủ và cơ cấu lại nền kinh tế.
Bộ Tài chính tích cực chuyển đổi số
Trong Chiến lược tài chính đến năm 2030, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, đẩy mạnh hiện đại hóa, phát triển nền tảng tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin gắn với chuyển đổi số đã được xác định là một trong các đột phá chiến lược trong chiến lược ngành Tài chính đến năm 2030.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Lạm phát ở Việt Nam chưa quá nóng
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6.
Trình Quốc hội mức điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, sau khi được Thủ tướng thông qua, Bộ trưởng Tài chính đã có tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mức điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường.
Cục Đường thủy đề xuất giảm lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp
Để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp do giá xăng dầu tăng cao, đồng thời đảm bảo cơ cấu thu, chi NSNN từ nguồn thu phí được để lại và từ nguồn NSNN cấp bù chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị cảng vụ, Cục Đường thủy nội địa VN đề xuất phương án giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực GTVT đường thủy nội địa trong 6 tháng cuối năm 2022.
Khẩn trương xây dựng Chiến lược cải cách hệ thống thuế
Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, việc xây dựng kế hoạch hành động triển khai Chiến lược phải hiệu quả, thiết thực, phù hợp thực tiễn mới có thể đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược.
HĐND tỉnh Hòa Bình: giám sát việc thực hiện các thủ tục về đất tại huyện Tân Lạc
Ngày 4/7/2022, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Cẩm Phương dẫn đầu đoàn công tác của HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật trong thực hiện các trình tự, thủ tục về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại huyện Tân Lạc.
Hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
Đến nay, dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiêu chí cần có quyết tâm chung, sự phối hợp chặt chẽ từ các Bộ, ngành liên quan...
TP. Hà Nội nêu giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Theo số liệu từ UBND TP. Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho TP. Hà Nội là 51.582,9 tỷ đồng. Ước 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố giải ngân được 10.215 tỷ đồng, đạt khoảng 20% kế hoạch.
Thành lập Ban chỉ đạo triển khai gói phục hồi và phát triển kinh tế
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.