Kiên Giang: Dự án Cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó biến đổi khí hậu năm 2021

09:00 14/06/2021

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt Kế hoạch dự án Cánh đồng lớn đáp ứng vùng nguyên liệu và ứng phó biến đổi khí hậu năm 2021 trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu của Dự án là hình thành vùng sản xuất tập trung đáp ứng được yêu cầu về liên kết tiêu thụ; sản lượng lớn đáp ứng nhụ cầu xuất khẩu, thúc đẩy vai trò và hoạt động của họp tác xã; Chuyển giao khoa học- kỹ thuật và phương thức tổ chức sản xuất tốt cho hộ nông dân trồng lúa để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu rủi ro và lây lan bệnh dịch, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông sản an toàn. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất lúa góp phần thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị tăng cao và bền vững. Tận dụng lợi thế của từng vùng sinh thái, xây dựng các cánh đồng lớn đạt tiêu chuẩn VietGÂP, Global GAP, hữu cơ... để nâng cao chất lượng lúa hàng hoá góp phần nâng cao chuỗi giá trị trong ngành hàng lúa gạo của tỉnh.

Cánh đồng lớn là cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống lúa được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác (Ảnh: Hồ Cầu)
Cánh đồng lớn là cánh đồng lúa được nông dân trồng một loại giống lúa được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác (Ảnh: Hồ Cầu).

Cụ thể là kết nối doanh nghiệp và nông dân thông qua ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản, đảm bảo ổn định đầu ra và vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp tiêu thụ. Xây dựng 3.200 ha sản xuất lúa theo cánh đồng lớn đạt các tiêu chí: Nằm trong vùng quy hoạch sản xuất lúa, quy mô tối thiểu 50ha/cánh đồng lớn, sử dụng từ 01- 02 loại giống/cánh đồng, giống lúa cấp xác nhận 1 trở lên và áp dụng quy trình canh tác lúa theo tiêu chuẩn an toàn, SRP, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,... Chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 100% nông dân tham gia dự án áp dụng vào sản xuất tăng hiệu quả kinh tế từ 10-15% so với canh tác truyền thống. Mô hình triển khai vụ Hè Thu và Đông Xuân hoặc vụ Mùa (vùng lúa- tỏm). Tổng diện tích 3.200 ha/năm, mỗi cánh đồng có diện tích từ 50 ha trở lên và sử dụng cấp giống xác nhận 1 trở lên. Phân bố tại địa bàn các huyện như: Tân Hiệp 400ha; Giồng Riềng 400ha; Châu Thành 300ha; Gò Quao 300ha; Hòn Đất 500ha; Giang Thành 500ha; Kiên Lương 200ha; Vĩnh Thuận 200ha; U Minh Thượng 200ha; An Biên 200ha.

Các chính sách hỗ trợ khi nông dân tham gia Dự án sẽ được hỗ trợ tiền mua lúa giống cấp xác nhận 1 đối với giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản nằm trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Nhóm giống lúa có diện tích sản xuất chủ lực của địa phương; với định mức hỗ trợ là 600.000 đồng/ha. Mỗi cánh đồng hỗ ừợ tối đa 2 vụ/năm đối với đất trồng lúa 2- 3 vụ/năm; đối với vùng sản xuất lúa trên nền đất nuôi tôm hỗ trợ tối đa 2 vụ/2 năm. Về vật tư nông dân tham gia dự án được hỗ trợ gói vật tư (phân bón vô cơ hoặc hữu cơ vi sinh, vi lượng tùy theo yêu cầu của đơn vị tiêu thụ để đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn quy định) tương đương giá trị 1.000.000 đồng/ ha; với điều kiện vụ thứ 1 thực hiện thành công hợp đồng liên kết tiêu thụ. Gói vật tư nằm trong danh mục được phép sử dụng và phù hợp với bộ tiêu chuẩn canh tác lúa yêu cầu của đơn vị liên kết tiêu thụ.Thời gian thực hiện trong năm 2021.

Trần Hà