Thứ hai 16/06/2025 14:15
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Kiên Giang: Các ngành, các địa phương tăng tốc thực hiện nhiệm vụ được giao tạo chuyển biến nhiều hơn nữa trong tháng 11

29/10/2021 16:10
Ngày 28/10, ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì cuộc họp ủy ban thường kỳ đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 11.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, việc kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19 đã tạo điều kiện thuận lợi khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tháng 10 đều có mức tăng trưởng trở lại, một số chỉ tiêu tăng khá và theo đúng kịch bản đề ra như: Sản lượng thủy sản tăng 9,5%, đặc biệt nuôi trồng tăng 25,4%; chỉ số phát triển công nghiệp tăng 21,8%, trong đó giá trị công nghiệp khai khoáng tăng 29,8%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23,7%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 4,8 lần; một số hoạt động vận chuyển được khôi phục trở lại, vận tải hành khách tăng 17 lần, hàng hóa tăng 36,5%; thu ngân sách nhiều khởi sắc, cao nhất là thu lệ phí trước bạ gấp 3,5 lần và thu thuế bảo vệ môi trường gấp 5,9 lần,… Các chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được chỉ đạo thực hiện kịp thời, phát huy tác dụng tích cực. Văn hóa xã hội được tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện dịch bệnh. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh cuộc họp.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực ban đầu của giai đoạn khôi phục kinh tế thì tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh trở lại. Một số chỉ tiêu kinh tế dù có sự phục hồi nhưng mức tăng trở lại chưa đạt như kỳ vọng: Giá trị sản xuất thủy sản giảm 0,2% so tháng 10 và lũy kế 10 tháng chỉ tăng có 1,65%; chăn nuôi gia súc (trâu, bò, heo) giảm so với cùng kỳ và thấp so với kế hoạch, ngành chăn nuôi đang đứng trước nhiều khó khăn, không những xuất hiện dịch bệnh mà việc tiêu thụ cũng rất khó do sức mua của thị trường giảm mạnh; thức ăn chăn nuôi liên tục tăng, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi thấp đã ảnh hưởng đến việc tái đàn, mở rộng quy mô chăn nuôi.

Giải ngân đầu tư công dù có chuyển biến khá hơn nhưng vẫn còn rất thấp, giảm 43,5% so với cùng kỳ và thấp hơn trung bình cả nước. Việc chuẩn bị đầu tư các dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch 2022 còn chậm. Việc chi hỗ trợ cho người dân từ TP.HCM và các tỉnh trở về đến nay đạt rất thấp (mới được 18,4%), chi hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ chậm. Việc tổ chức dạy học trực tuyến trong thời gian qua gặp không ít khó khăn do cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin không đồng bộ; một vài nơi tại huyện đảo và một số khu vực vùng sâu đường truyền internet còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Tai nạn giao thông tăng cả 3 tiêu chí so với tháng trước và cùng kỳ. Số lượng hồ sơ trễ hạn, quá hạn còn nhiều; tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao đối với một số Sở, ban, ngành và địa phương còn chậm...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh thời gian từ nay đến cuối năm không còn nhiều để tỉnh thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo kịch bản đề ra, vì vậy căn cứ vào nhiệm vụ UBND tỉnh giao, các ngành, địa phương cần phải tập trung quyết liệt hơn, tăng tốc hơn nữa với tinh thần quyết tâm cao, tạo chuyển biến nhiều hơn nữa trong tháng 11.

Về công tác phòng, chống dịch, ông Thành đề nghị các ngành, các địa phương tập trung thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ đồng thời cụ thể hóa kế hoạch 204/KH-UBND của UBND tỉnh về thích ứng an toàn, nhất là kế hoạch Triển khai các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang. Quan tâm nhiều đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, bệnh gia súc gia cầm; trong đó đối với dịch Covid-19 phải xác định phòng ngừa là chính để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm để thực hiện truy vết, cách ly, khoanh vùng rộng, phong tỏa hẹp để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Để làm tốt điều này, các địa phương phải quan tâm, củng cố tổ Covid-19 cộng đồng; các trạm y tế xã, phường phải có đường dây nóng để thực hiện tổ lưu động chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng được cách ly tại nhà. Tăng cường năng lực về y tế nhất là năng lực điều trị ở cơ sở, phải có giải pháp phân loại điều trị. Thường xuyên theo dõi diễn biến, đánh giá, cập nhật và công bố cấp độ dịch để có biện pháp về y tế phù hợp, kịp thời, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

Về kinh tế- xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành đề nghị các ngành, địa phương tập trung tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế còn thấp, phấn đấu hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đã đề ra. Kịp thời tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất, chủ động trong hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng đa dạng thị trường xuất khẩu, nhất là làm tốt công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, khẩn trương hoàn thành các thủ tục dự án mới trong kế hoạch giai đoạn 2021-2025, nhất là trong kế hoạch năm 2022. Đôn đốc thanh toán, quyết toán việc đầu tư mua sắm trong công tác phòng, chống dịch. Kiểm tra việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhất là các chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, lực lượng làm nhiệm vụ. Khắc phục, xử lý tình trạng hồ sơ tồn đọng của tỉnh, ngành, địa phương.

Mai Hương

TAGS:

Tin bài khác
Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Cận cảnh các tuyến đường Hồ Tây sẽ sớm “lột xác” sau cải tạo

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.
Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai: Hơn 21 ngàn thửa đất công đang "nằm chờ" được khai thác

Đồng Nai là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh của cả nước hiện vẫn còn tồn tại hàng chục ngàn khu đất công chưa được khai thác hiệu quả.
Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

Đồng Nai nghiên cứu thí điểm miễn cấp phép xây dựng

UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Xây dựng nghiên cứu đề án thí điểm miễn cấp giấy phép xây dựng tại một số vị trí, khu vực cụ thể trên địa bàn.
Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cụm công nghiệp mở đường “bay” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ đất công nghiệp sẽ phát huy tối đa nếu được quy hoạch bài bản, trao cơ hội công bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa - những “hạt giống” sáng tạo của nền kinh tế.
Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

Đồng Nai điều chỉnh quy hoạch, “mở khóa” cho loạt dự án bất động sản lớn

UBND tỉnh Đồng Nai mới đây đã phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu C4, TP. Biên Hòa – động thái được xem là “chìa khóa” tháo gỡ hàng loạt vướng mắc pháp lý tại nhiều đại dự án quy mô lớn đang bị đình trệ.
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: "Gọi vốn chia khúc" và câu hỏi lớn về trách nhiệm, tiến độ

Được kỳ vọng là cú hích hạ tầng thế kỷ, nhưng đề xuất làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam theo kiểu "chia khúc, mời góp vốn" đang làm dấy lên lo ngại về năng lực điều phối, rủi ro tài chính và viễn cảnh đội vốn, chậm tiến độ. Liệu một doanh nghiệp tư nhân – dù nhiệt huyết – có đủ sức chèo lái một siêu dự án tầm vóc quốc gia?
Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Phát triển khu công nghiệp xanh đón dòng vốn đầu tư xanh toàn cầu

Việt Nam hiện đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero năm 2025 đồng thời tạo sụ hấp dẫn để thu hút đầu tư FDI xanh.
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Bước ngoặt chiến lược không được phép chậm trễ

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam là cơ hội bứt phá hạ tầng, thúc đẩy kinh tế và khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong các dự án chiến lược.
Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Sau sáp nhập: Bất động sản Bắc Giang bước vào “trạng thái thị trường mới"

Trong bức tranh đa sắc màu của thị trường bất động sản miền Bắc, dư luận cho rằng, sau sát nhập Bắc Giang sẽ là thị trường mới đầy tiềm năng…
Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Hà Nội khởi công cầu Tứ Liên nối đôi bờ sông Hồng

Cầu Tứ Liên chính thức khởi công sáng 19/5/2025, mở đầu loạt dự án hạ tầng lớn giúp Hà Nội kết nối liên vùng, giảm ùn tắc, phát triển kinh tế – đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hồng.
Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Bình Dương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung, hướng tới hệ sinh thái công nghệ cao

Khu công nghệ thông tin tập trung tại Bình Dương sẽ ưu tiên phát triển các lĩnh vực chủ lực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Tháng 6/2025: Dữ liệu đất đai và dân cư sẽ được kết nối toàn quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong tháng 6/2025, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân.
Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Cắt 70% thủ tục đầu tư: Cú hích lớn cho nhà ở xã hội

Chính phủ đề xuất giảm 70% thời gian thực hiện thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, mở ra cơ hội đẩy nhanh tiến độ dự án, tăng nguồn cung nhà giá rẻ và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Doanh nghiệp kỳ vọng vào Nghị quyết 68, đề xuất gỡ vướng bất động sản

Tại hội nghị VNREA 2025, doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng lớn vào Nghị quyết 68-NQ/TW và kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường.
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.