Khuyến nghị nào cho doanh nghiệp “thích ứng” với nộp thuế và thông quan?
- 83
- Chính sách với doanh nghiệp
- 15:14 28/10/2021
DNHN - Tại “Diễn đàn trực tuyến chủ động phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng trong bối cảnh dịch bệnh”, lãnh đạo Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan vừa đưa ra giải pháp tạo thuận lợi cũng như khuyến nghị để doanh nghiệp “thích ứng” với nộp thuế và thông quan, trong bối cảnh “thích ứng mới”.

Theo ông Vũ Xuân Bách - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, để đồng hành với doanh nghiệp do bối cảnh dịch bệnh, ngành thuế đã hỗ trợ kịp thời và tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp kê khai hưởng các chính sách hỗ trợ về thuế, phí đã được các cấp có thẩm quyền ban hành với thủ tục đơn giản và bằng hình thức trực tuyến.
Đồng thời, để phù hợp với những thay đổi trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, ngành Thuế tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai hệ thống thuế điện tử đối với các dịch vụ: khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Đã có hơn 99,6% tổng số doanh nghiệp tham gia khai thuế điện tử; 98,7% nộp thuế điện tử. Việc đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thuế điện tử đã tạo thuận lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế trong bối cảnh dịch COVID-19.
Việc Tổng cục Thuế đang triển khai hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành phố, tiến tới áp dụng hóa đơn điện tử trên cả nước là một trong những giải pháp mang tính đột phá, góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dẫn, doanh nghiệp, tạo thuận lợi, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như chuyển đổi cách thức tổ chức, quản lý của cơ quan thuế để thích ứng với điều kiện mới.
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đã triển khai áp dụng các dịch vụ điện tử trong giao dịch với cơ quan thuế. Vì vậy, ngành thuế sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng các hình thức giao dịch điện tử trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế từ cấp độ 3 trở lên.
Theo đó, ngành thuế sẽ mở rộng đăng ký thuế điện tử, triển khai đồng bộ hóa đơn điện tử. Đồng thời, tăng cường kết nối thông tin giữa ngành thuế với các cơ quan quản lý nhà nước bằng phương thức điện tử để thực hiện quản lý thuế hiệu quả; đẩy mạnh tích hợp các dịch vụ thuế lên cổng dịch vụ công quốc gia để người dân và doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và thực hiện các thủ tục hành chính thuế.

Cùng khẳng định về nỗ lực chung tay, hỗ trợ, đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thọ - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho rằng thời gian qua, Tổng cục Hải quan cũng đã tiếp nhận được một số kiến nghị của doanh nghiệp và đã có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hoặc liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để được xử lý những vướng mắc.
Tổng cục Hải quan đã thành lập các Tổ hỗ trợ xử lý các vướng từ cấp Tổng cục đến cấp Chi cục, kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý để hàng hóa có thể được thông quan nhanh hơn, giúp doanh nghiệp không bị đứt gãy chuỗi cung ứng, góp phần cắt giảm tối đa các chi phí lưu kho, bãi, chi phí cơ hội; nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Khuyến nghị với cộng đồng doanh nghiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế lưu ý: Mỗi giải pháp hỗ trợ về thuế, phí đều quy định rõ đối tượng áp dụng và có thời gian áp dụng cụ thể, rõ ràng, thủ tục đơn giản, thuận lợi nhất cho người nộp thuế.
“Mặc dù cơ quan thuế đã thực hiện tuyên truyền sâu rộng, đầy đủ, nhưng để tận dụng được những hỗ trợ thì doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc theo dõi, tìm hiểu về nội dung chính sách và thủ tục áp dụng các chính sách đã được đặc biệt lưu ý các biện pháp có thời hạn nộp hồ sơ, đề nghị thì cần phải thực hiện theo đúng quy định”, ông Bách lưu ý.
Theo ông Bách, về dài hạn, doanh nghiệp cần phát huy sự năng động, sáng tạo, ứng dụng các hình thức kinh doanh mới, chuyển đổi số để vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Đối với hoạt động thông quan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khuyến nghị: Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, nếu có vướng mắc phát sinh, các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với các Tổ hỗ trợ của cơ quan hải quan thông qua đường dây nóng hoặc bằng văn bản để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tuân thủ tốt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 để đảm bảo hoạt động sản xuất được an toàn và sớm trở lại trạng thái bình thường mới.
Ông Thọ đặc biệt lưu ý, dịch bệnh COVID-19 khiến ngành Hải quan tạm dừng, hoãn các cuộc kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) trong kế hoạch năm 2021 nhưng ngành Hải quan sẽ không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này để vi phạm.
“Tổng cục Hải quan đang chú trọng đến công tác nghiên cứu văn bản pháp luật, công tác thu thập, đánh giá thông tin; xây dựng kế hoạch định hướng, kế hoạch chi tiết kiểm tra sau thông quan, nâng cao chất lượng các cuộc KTSTQ, cải cách công tác đối thoại với doanh nghiệp vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp, vừa không để tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách để vi phạm pháp luật”, ông Thọ nói.
Hà Ngân
Bài liên quan
#chuyển đổi số

Chuyển đổi kỹ thuật số mang lại triển vọng tươi sáng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo phân tích của e-Conomy SEA, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt giá trị 50 tỷ USD vào năm 2025.

Thanh Hóa: Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số
Chuyển đổi số (CĐS) không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản trị nội bộ, mà còn mở ra những cơ hội tiếp cận khách hàng toàn cầu, rút ngắn thời gian cung cấp dịch vụ, sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ mới, tăng trưởng doanh thu với các mô hình kinh doanh mới.

Hệ sinh thái y tế số sẽ trở thành giải pháp mới cho bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam
Thành lập CLB Y tế số là sáng kiến của SIHUB và eDoctor giải pháp mới cho y tế. Việc thành lập CLB Y tế số sẽ giúp hòan thiện hệ thống dữ liệu để đưa các mô hình chăm sóc sức khỏe đến được mọi ngóc ngách mang yếu tố cần thiết giúp bác sĩ sàng lọc bệnh nhân, đây cũng là yếu tố sống còn với bệnh nhân và cần gấp rút triển khai dành cho ngành Y tế. CLB đã nhận được sự ủng hộ và đồng hành của các đơn vị và tổ chức là thành viên sáng lập CLB bao gồm Pharmacity, GlobalCare, TMA Innovation và Doctor Coffee.

Tập đoàn CP của Thái Lan áp dụng chuyển đổi số đối với chuỗi siêu thị Lotus
Charoen Pokphand Group (CP Group), tập đoàn lớn nhất Thái Lan, đang biến chuỗi siêu thị Lotus trở lại của riêng mình, theo đuổi chiến lược kỹ thuật số và đặt toàn bộ công sức, tiền bạc của tập đoàn để thúc đẩy sự phát triển trở lại.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Gia hạn điều tra chống bán phá giá bàn, ghế nhập khẩu
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1621/QĐ-BCT về việc gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Malaysia và Trung Quốc thêm 6 tháng. Thời hạn kết thúc điều tra vụ việc là ngày 1/3/2023.
Cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt: Đề xuất áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty kiểm toán và tư vấn PwC Việt Nam kiến nghị: “Cải cách cơ cấu thuế theo hướng khuyến khích nâng cao chất lượng để giảm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe - chuyển sang hệ thống hỗn hợp và dùng yếu tố thuế tuyệt đối để điều tiết thị trường tiêu thụ một cách hợp lý”.
Cục Hải quan Hà Nội đối thoại với hơn 200 doanh nghiệp để thúc đẩy kinh doanh
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội- Hoàng Quốc Quang và đại diện các đơn vị chức năng của đơn vị đã thẳng thắn trao đổi, thảo luận với cộng đồng doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn về thể chế, chính sách làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bình Phước ban hành 8 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch số 232/KH-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghệ An thông báo một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022
Sở KH&CN Nghệ An vừa thông báo một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh năm 2022. Các doanh nghiệp có nhu cầu cần phải hoàn thiện hồ sơ gửi về Sở KH&CN để được hỗ trợ…
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng yêu cầu các hãng xe công nghệ rà soát chính sách kinh doanh
Liên quan đến sự việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab (Grab) áp dụng phụ phí "thời tiết nắng nóng gay gắt" ("phụ phí nắng nóng"), Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) yêu cầu các hãng xe công nghệ rà soát chính sách kinh doanh đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Sẽ ban hành định mức chi phí tái chế và Thông tư của Bộ TN&MT về quy chế quản lý, sử dụng tiền đóng góp vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam
Ngày 15/8, tại TPHCM, Bộ TN&MT phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam) và Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) tổ chức Hội thảo phổ biến, triển khai thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Thành phố Đồng Hới: Nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp
Để phục hồi sản xuất tại các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CCN-TTCN), nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, TP. Đồng Hới đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), đồng thời, đề xuất thành lập mới, mở rộng các CCN đủ điều kiện, phù hợp với quy hoạch…
Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.
Lấy ý kiến về quy định nhà sản xuất, nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ
Dự thảo nghị định nêu rõ, thương nhân được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu hàng hóa.