Thứ bảy 12/07/2025 19:28
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Khủng hoảng nước sạch tại Hà Nội: Khổ như 'thời bao cấp'

12/10/2020 00:00
“Mấy hôm nay nấu đồ ăn bằng nước sông Đà à chị”? Một thanh niên hỏi khi bước vào quán phở. “Không, chị lấy nước sạch thành phố phát đấy”, bà chủ quán ăn khu HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) nói, đồng thời chỉ tay ra chỗ cách vài bước chân, hàng người

Các cụ già mang can đựng nước xếp hàng lấy từ xe téc chở đến khu Linh Đàm như thời bao cấp. Ảnh chụp 16h30 ngày 16/10. Ảnh: Như ý

Hà Nội như đang trở lại thời bao cấp, những năm 70- 80 của thế kỷ trước với hàng dài người chờ phân phối nước sạch, hình ảnh được người dân chia sẻ trên mạng xã hội.

Gửi cháu, trốn làm về... lấy nước

Chiều 16/10, bà Lan tất tả mang hai chiếc chậu lớn, hai bình nước dung tích 20 lít từ tầng 36 tòa nhà HH4B Khu chung cư HH Linh Đàm xuống sảnh để lấy nước sạch. Không biết mở khóa vòi nước, bà phải nhờ bảo vệ tòa nhà mở hộ. Bà cũng không có cách nào xả được nước vào hai bình vì miệng bình khá nhỏ. Hai thanh niên bảo vệ tòa nhà hì hục giúp sức cũng không làm được. Bà đành xả vào hai chậu to trước. Một phụ nữ khác, cũng trạc tuổi bà Lan xuống lấy nước. Thấy thế, bà Lan nhường trước, vì “bà ấy có một xô, còn tôi có hai chậu và hai bình nước, lâu hơn”.

Vừa lấy nước, bà Lan vừa bảo “chỉ gửi cháu được 5 phút thôi đấy”. Con cái bà đi làm hết. Nghe nói có nước sạch miễn phí, bà vội vã mang đồ xuống lấy để dự trữ vì mấy ngày nay “sống dở, chết dở”. Nhà bà phải mua nước sạch để dùng cho ăn uống. Riêng bà vẫn phải tắm bằng nước cũ, thành ra bị ngứa, mọc mụn, cả ở trên mặt.

Bà bảo, phải tranh thủ lấy nhiều nước, con cái về có cái mà dùng. Chứ buổi tối không xếp hàng hay tranh nhau được, mà có khi hết trước khi đến lượt. Phải mất 15 phút, bà mới hứng đầy hai chậu nước to, hai bình nước 20 lít. Rồi, không có ai bê hộ, bà phải nhờ phóng viên báo Tiền Phong bê vào để nhờ ở sảnh, gửi bảo vệ trông hộ rồi chạy lên với cháu. “Lên nhanh không hàng xóm mắng. Bảo gửi vài phút để họ còn đi có việc. Tôi để đây anh trông hộ tôi nhá, tối các cháu về lấy”, bà Lan nói với bảo vệ tòa nhà.

Cùng tòa nhà với bà Lan, chị Lan Anh, ngoài 30 tuổi, lấy xe đẩy của con để mang hai bình chứa nước xuống. Chị Lan bảo, phải trốn làm ở nhà để lấy nước, vì không dám dùng nước sông Đà. Nếu nhà máy dừng cấp nước để súc rửa đường ống, cũng không biết bao giờ mới có nước.

“Mấy hôm nay xuống mua nước ở dưới có khi cũng không còn vì nhiều người mua quá. Lấy nước này cũng chẳng biết có sạch hay không”, chị Lan Anh nói. Còn bà Lan thì than thở, 68 tuổi đời, giờ lại gặp cảnh xin nước chẳng khác nào xếp hàng mua bán thời kỳ tem phiếu.

Em bé cũng phải xách xô nước giúp bố mẹ xếp hàng lấy nước ở khu Linh Đàm. Ảnh: Như Ý

Xếp hàng lấy nước rồi lại... đổ đi

“Mấy hôm nay vẫn nấu đồ ăn bằng nước sông Đà à chị?”, một thanh niên hỏi khi bước vào quán phở. “Không, chị lấy nước sạch thành phố phát đấy”, bà chủ quán ăn khu HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) nói, đồng thời chỉ tay ra chỗ cách vài bước chân, hàng người rồng rắn xếp hàng chờ đến lượt lấy nước. Chiếc xe téc biển kiểm soát 29C-192.81 đỗ gần trung tâm sân tòa nhà cấp nước cho người dân. Hàng chục người dân nào những can, bình, chai nhựa quây lấy chiếc xe.

Một vài người nhanh chóng xả nước đầy vào những gì có thể đựng nước được. Nhưng một vài người thấy nước đục, có mùi tanh. Vài người không lấy nước nữa. Vài người đổ bỏ số nước vừa hứng được. Không ai lấy nước nữa, chiếc xe rời đi. Một chiếc xe khác, biển kiểm soát 29C-762.57 tiến vào thế chỗ. Vài người dân hứng nước thử, vẫn có mùi tanh và màu nước hơi đục. Không ai lấy nước thêm nữa. Bà chủ quán phở than thở: “Tưởng nước sạch mình ra lấy thêm vài bình nữa! Thế kia thì thôi, chờ thêm có đợt nước mới nữa không”.

Nhiều người dân so sánh hai loại nước đóng chai mới mua và nước vừa hứng. Sự chênh lệch màu sắc rõ rệt. Nhiều người ái ngại. Bà Nguyễn Thị Tuyết, tòa nhà HH2A mang theo một cái siêu, một cái chai nhựa xuống để lấy nước. Đã xả đầy rồi lại đổ đi. Xe thứ hai đến, những tưởng có nước sạch rồi lại... hụt.

Bà Tuyết bảo, mấy ngày qua, gia đình phải mua nước về lọc để sử dụng cho mục đích ăn, uống. Còn tắm giặt thì vẫn dùng nước của hệ thống sông Đà. Bản thân bà Tuyết bị dị ứng với nước bẩn, nổi mụn khắp người. Bà bảo, lấy nước thế này thà dùng nước cũ còn hơn vì có lấy lên cũng không sử dụng được. Một phụ nữ thấy có xe nước về cũng bế cháu xuống xem. Bà bảo, ở nhà vẫn dùng nước cũ. “Sáng con tôi đi mua nước khắp mấy cửa hàng trong khu này mà không còn chai nước đóng chai nào. Giờ đành chờ các cháu về xem thế nào. Tôi bế cháu nhỏ đành chịu”, bà này nói.

Chiều tối 16/10, chiếc xe 29C-762.57 tiếp tục đỗ ở sảnh tòa nhà HH4B. Vài người dân mang đồ xuống lấy nước. Một thanh niên vừa mang chai nước lọc mới mua về đặt bên cạnh. Hai chai nước khác màu rõ rệt. Tài xế chiếc xe téc nghe một cuộc điện thoại rồi lái xe đi, nói với bảo vệ tòa nhà quay về sục rửa lại xe rồi quay lại. Trước đó, khi phóng viên Tiền Phong đặt câu hỏi về nguồn gốc nước, người này nói lấy tại nhà máy nước ở khu Pháp Vân - Cầu Giẽ như thông báo của thành phố.

Tuy nhiên, người này không giải thích được đơn vị nào cử lái xe nước đến đây. Người này cũng từ chối cung cấp thông tin cá nhân. Chiều tối, Ban đại diện tòa nhà HH1A mua một xe téc nước giá 700 nghìn đồng, cấp miễn phí cho người dân. Hàng chục người chờ từ chiều, tiếp tục rồng rắn xếp hàng, lỉnh kỉnh chai nhựa chờ đến lượt. Nhiều người già bế theo cháu nhỏ, có cháu chưa đầy năm xuống xếp hàng chờ lấy nước. Một phụ nữ khệ nệ xách hai thùng nước, cứ một đoạn lại phải chờ cháu nhỏ chạy theo. Bà bảo đừng chụp ảnh, vì ngại với con, với cháu. Trong khi đó, bà Minh, 75 tuổi, tóc đã bạc phơ, mang hai thùng xuống lấy nước than thở “còn hơn thời kỳ tem phiếu những năm 80”. Sau khi lấy, bà Minh phải tự tay mang lên tầng 25 vì con cái đi làm chưa về.

Theo đại diện Công ty nước sạch Hà Nội, công ty chỉ có bốn xe téc luân phiên cung cấp cho người dân. Đại diện công ty lưu ý người dân kiểm tra đúng xe cung cấp nước miễn phí, tránh trường hợp một số nơi dùng xe không đảm bảo chất lượng để chờ nước, ví như dùng xe tưới cây nên nước có váng cặn. Ngoài ra, có trường hợp thấy có tình trạng thiếu nước nên chở xe nước đi bán nhưng nguồn nước lại không đảm bảo chất lượng. Biển kiểm soát 4 xe “chính hãng” của Công ty nước sạch Hà Nội là: 29S- 2615; 29C- 53496; 29C -32862; 29F- 2644.

Trường Phong

Tin bài khác
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.