Chủ nhật 06/07/2025 11:43
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Không chỉ thép xanh, dệt may xanh, cảng biển cũng phải xanh…

20/11/2023 10:24
Không chỉ ngành thép phải chuyển sản xuất xanh, dệt may, cảng biển và cả nền nông nghiệp cũng phải “xanh hóa”. Áp lực sản xuất xanh là rất lớn nhưng đó là xu thế, để tăng năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU đã có hiệu lực trong giai đoạn chuyển tiếp vào ngày 1-10-2023. Sản xuất sắt thép là một trong những ngành phát thải nhiều carbon nhất bị điều chỉnh bởi cơ chế này. Nhưng không chỉ có thép, nhiều ngành khác cũng buộc phải chuyển hướng sản xuất xanh, để thúc đẩy năng lực cạnh tranh, cải thiện năng lực phát triển bền vững nếu muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Áp lực sản xuất xanh

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sản xuất sắt, thép là ngành thải ra CO2 nhiều nhất. Hiệp hội Thép Thế giới ước tính ngành này đóng góp từ 7-9% tổng lượng khí thải do con người tạo ra trên toàn thế giới, với 2,6 tỷ tấn CO2 thải ra trong năm 2020. Tác động của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) là một thách thức không nhỏ để “xanh hóa”ngành thép, nếu xét về ngắn và trung hạn, bởi nó đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến.

Không chỉ ngành thép, xi măng, hóa chất, thậm chí cả dệt may, ngành nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi cơ chế CBAM và xu hướng “xah hóa”.

Tại giải Marathon Coteccons Quảng Bình (8-2022), Faslink đã tài trợ áo chạy cho các vận động viên, được làm từ vải nano - air weaving - vật liệu tái chế từ chai nhựa, vỏ nhựa. Ảnh: Faslink cung cấp
Tại giải Marathon Coteccons Quảng Bình (8-2022), Faslink đã tài trợ áo chạy cho các vận động viên, được làm từ vải nano - air weaving - vật liệu tái chế từ chai nhựa, vỏ nhựa. Ảnh: Faslink cung cấp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, tác động của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang EU là một thách thức không nhỏ, nếu xét về ngắn và trung hạn, bởi nó đòi hỏi nguồn vốn lớn, công nghệ sản xuất tiên tiến. Tuy nhiên về dài hạn, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) thép Việt Nam thay đổi công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và phát triển bền vững, theo xu thế sản xuất xanh và tuần hoàn của thế giới. Để thực hiện được điều này, các DN thép cần kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu của Bộ Công Thương và CBAM nếu muốn xuất khẩu sang EU.

Phía EU rất kiên quyết với lộ trình thực hiện CBAM nên bắt đầu từ tháng 10-2023, các công ty thép của Việt Nam phải thực hiện chế độ báo cáo, nếu thông tin không chính xác sẽ bị phạt rất nặng. Nếu không kịp tổ chức sản xuất xanh, phải mua tín chỉ carbon, hiện giá mỗi tín chỉ carbon tại châu Âu lên tới hơn 90 USD/tấn CO2, đẩy giá thành sản xuât lên cao, gây khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường.

Việc EU đưa cơ chế CBAM vào tiêu chuẩn sản xuất thép, xi măng, phân bón, điện… phải khai báo mức phát thải theo yêu cầu của cơ chế CBAM, vừa là áp lực vừa là cơ hôi, buộc các nhà sản xuất thép Việt Nam phải thúc đẩy nhanh hơn quá trình sản xuất xanh, giảm phát thải để tăng xuất khẩu vào EU, cũng giải quyết vấn đề tồn tại bấy lâu nay của các ngành sản xuất phát thải nhiều CO2 ở nước ta.

Yêu cầu sảnh xuất xanh không chỉ áp dụng với ngành sắt thép, các DN khác cũng phải chuyển đổi sản xuất, giảm phát thải carbon hoặc trao đổi tín chỉ carbon. Nếu chậm chân, các sản phẩm của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh, thậm chí vấp phải các rào cản tại những thị trường xuất khẩu. Chứng chỉ sản xuất xanh được xem như thẻ thông hành để các DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dệt may xanh

Gần đây EU còn cử chuyên gia đến các DN nước ta để đo lượng phát thải carbon đối với các ngành nghề thậm chí chưa nằm trong danh sách CBAM. Như ở Việt Thắng Jeans - dù chưa nằm trong nhóm hàng hóa có nguy cơ phát thải carbon cao nhưng do xuất khẩu sang EU, nên trong tháng 9-2023, đã được EU sang đo lượng phát thải DN này ở từng loại máy móc trong 3 ngày liên tiếp.

Sản phẩm dệt may nếu xuất khẩu sang EU mà vượt mức phát thải cho phép sẽ bị đánh thuế 86 USD/tấn CO2. Với Việt Thắng Jeans có quy mô sản xuất lớn, phát thải lên đến 14 tấn/ngày, tương đương DN phải đóng lên đến 30 triệu đồng/ngày - một lãnh đạo DN này cho biết.

Trong bối cảnh các nước đang triển khai nhiều hành động hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, nhiều khu vực và quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã ban hành những quy định khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu, đòi hỏi hàng hóa sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về môi trường và phát triển bền vững, trong đó có sản phẩm dệt may. Do vậy hiện nay các DN dệt may Việt Nam đang nỗ lực tìm hướng chuyển đổi sang các mô hình sản xuất xanh và thân thiện với môi trường, xanh hóa ngành dệt may sẽ góp phần mang lại nhiều lợi thế cho DN khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bộ sưu tập H20 của nhà thiết kế Võ Công Khanh được thực hiện từ nguyên liệu tái chế, như vải bã cà phê, vải Recycle Poly, Recycled Oyster. Ảnh: Faslink cung cấp
Bộ sưu tập H20 của nhà thiết kế Võ Công Khanh được thực hiện từ nguyên liệu tái chế, như vải bã cà phê, vải Recycle Poly, Recycled Oyster. Ảnh: Faslink cung cấp.

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), sản xuất xanh là xu hướng toàn cầu và dệt may cũng vậy. Hiện các DN trong ngành dệt may, thời trang nước ta đang tích cực chuyển đổi sản xuất xanh, sử dụng các nguyên liệu thân thiện môi trường. Đó là chứng chỉ xanh, được xem như thẻ thông hành để các DN tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế về dệt may (SaigonFabric Summer 2023) do Bộ Công Thương, VITAS, Tập đoàn Dệt may Việt Nam… tổ chức từ 26 đến 29-7-2023 tại TP HCM, Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy DN dệt may chuyển đổi xanh” thu hút sự tham gia của các chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội DN trong và nước ngoài… Phát biểu tại hội thảo, ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP HCM (CIIS) cho biết, để hỗ trợ DN trong việc chuyển đổi các mô hình sản xuất theo hướng phát triển bền vững, trong thời gian qua, TP HCM đã tổ chức nhiều chương trình về chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững… nhằm cung cấp thông tin về các mô hình kinh doanh, xu hướng phát triển mới cho cộng đồng DN. Trong bối cảnh hội nhập, ngoài mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư ở phạm vi khu vực, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới còn tích hợp các cam kết về môi trường và phát triển bền vững. Hiện nay, tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường bên cạnh chất lượng và giá cả hàng hóa.

"Nếu DN không có chiến lược chuyển đổi, khách hàng sẽ lựa chọn những nhà cung cấp khác đáp ứng các yêu cầu về giảm phát thải, sản xuất xanh và phát triển bền vững, DN sẽ mất đơn hàng và sẽ không thể tồn tại", ông Huỳnh Minh Vũ phát biểu.

  1. Bà Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương cho biết, ngành dệt may toàn cầu đang dần chuyển đổi theo hướng “xanh hóa”, nghĩa là thay đổi quy trình sản xuất, lưu thông sản phẩm theo hướng giảm thiểu ô nhiễm đầu vào và đầu ra, tiết kiệm nguồn lực cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Xu hướng “xanh hóa” được thể hiện thông qua các tiêu chí như: Hiệu quả năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng năng lượng tái tạo, xử lý chất thải và bao bì...

Chính vì vậy từ năm 2017, VITAS đã thành lập Ủy ban Phát triển bền vững để hỗ trợ DN chuyển đổi xanh. Hiện một số DN dệt may Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xanh của thế giới.

Cảng biển cũng phải xanh

Cục Hàng hải Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 710/QĐ-CHHVN, về kế hoạch thực hiện đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam. Việc “xanh hóa” cảng biển đang là xu hướng của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Việc giảm khí phát thải tại cảng biển không chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế biển mà còn góp phần bảo đảm cho việc các DN có cơ hội đầu tư thay thế dây chuyền lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, tốt cho môi trường.

Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025 sẽ nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ các DN để thực hiện tiến trình phát triển cảng xanh; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong hoạt động khai thác cảng biển. Từ năm 2023, mô hình cảng xanh tại một số cảng biển Việt Nam sẽ bắt đầu được thí điểm và đánh giá kết quả thực hiện.

Đến giai đoạn 2025-2030, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chí cảng xanh sẽ được xây dựng và ban hành. Công tác triển khai áp dụng tự nguyện tiêu chí cảng xanh ở Việt Nam, tiến tới đề xuất xây dựng, ban hành quy định áp dụng bắt buộc tiêu chí cảng xanh cho hệ thống cảng biển Việt Nam cũng sẽ được thực hiện ở giai đoạn này.

Dự kiến đến sau năm 2030, tiêu chí cảng xanh trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam được áp dụng bắt buộc.

Hiện tại, Tân Cảng Cát Lái (TP HCM) là cảng đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu “Cảng xanh” của Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC. Để đạt được tiêu chí, Tân Cảng Cát Lái đã thay thế thiết bị nâng hạ bằng dầu diesel bằng các thiết bị chạy điện, tiết kiệm 1,5 - 2 triệu USD phí nhiên liệu/năm. Tăng cường vận tải thủy với sức chở cùng lúc được 3.000 Teus, thay thế được khoảng 2.000 xe ô tô chở container... Cảng còn áp dụng chứng từ điện tử giúp thời gian xe đậu chờ tại cổng cảng giảm từ 13 phút còn 6 phút, triệt tiêu văn bản giấy tại cảng khoảng 30.000 - 50.000 tờ/ngày…

Tân Cảng Cát Lái (TPHCM) là cảng đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Cảng xanh của Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC bình chọn. Ảnh: Tân Cảng Cát Lái
Tân Cảng Cát Lái (TPHCM) là cảng đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Cảng xanh của Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC bình chọn. Ảnh: Tân Cảng Cát Lái.

Theo công bố của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) về phát thải khí nhà kính lần thứ 4 vào tháng 8-2020, lượng phát thải khí nhà kính của ngành vận tải biển (kể cả đánh bắt cá) đã tăng gần 9,6% trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018 (từ 977 triệu tấn lên 1.076 triệu tấn). Chỉ tính riêng phát thải khí CO2 đã tăng từ 962 triệu tấn lên 1.056 triệu. Dự báo, đến năm 2050, lượng phát thải khí thải nhà kính của hoạt động vận tải biển sẽ tăng lên tới 50% so với năm 2018.

Vì vậy, việc “xanh hóa” cảng biển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ giúp giảm khí phát thải tại khu vực cảng biển, tăng hiệu quả kinh tế khai thác kinh tế cảng và bảo đảm sức khỏe cho người dân, thúc đẩy năng lực cạnh tranh và cải thiện năng lực phát triển bền vững.

Vải sản xuất từ nguyên liệu xanh

Ngoài thay đổi công nghệ để đáp ứng sản xuất xanh trong ngành dệt nay, ở TP HCM, Công ty Cổ phần Kết Nối Thời Trang- Faslink là đơn vị tiên phong trong việc hợp tác với nhiều công ty nước ngoài như Đài Loan, Nhật Bản để thương mại hóa các loại sợi vải xanh từ bã cà phê, vỏ hàu, lá bạc hà, thân và lá sen, sợi sen; chai nhựa PET, vải nano, gỗ (gỗ bạch đàn, gỗ cây sồi)… Những sợi vải xanh được xử lý bằng công nghệ hiện đại đều có tính ứng dụng cao sản xuất các sản phẩm bằng nguyên liệu xanh. Sản phẩm xanh có nhiều tính năng nổi trội, màu sắc đa dạng và chất liệu mới mẻ, vượt trội về chất lượng, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Bà Trần Hoàng Phú Xuân - CEO Công ty Faslink cho biết: “Xanh hóa ngành dệt may là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2 thế giới. Điều này giúp ngành dệt may có nhiều lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu”. Được biết, Faslink đang có nghiên cứu và sản xuất vải tái chế từ quần áo cũ để tạo ra một vòng đời mới cho sản phẩm thời trang. Từ tháng 8-2022, Faslink cũng đã tài trợ 2.000 áo chạy làm từ chất liệu vải xanh, vải tái chế cho giải chạy Coteccons Quảng Bình Marathon.

Lưu Xuân Hạo

Bài liên quan
Tin bài khác
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.
Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch phân khu Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Dung Quất hơn 7.000 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang vừa ký 3 quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 thuộc Khu kinh tế Dung Quất, với tổng diện tích 7.045ha, nằm toàn bộ trên địa phận huyện Bình Sơn.