Khởi động hành trình thiết lập đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ
- Sự kiện
- 06:49 18/01/2021
DNHN - Mục tiêu của Dự án là nhằm tăng cường loại hình vận tải đường sắt kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải cho hay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã quyết định giao Ban Quản lý dự án đường sắt tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ (Dự án) trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thực hiện từ năm 2021 đến năm 2022.

Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải ngày 27/8/2013 phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ thể hiện: tổng chiều dài toàn tuyến là 173,677km, bao gồm 14 nhà ga, bắt đầu từ ga lập tàu An Bình (Bình Dương) đến Cần Thơ. Tuyến đường được thiết lập sẽ đi theo hướng tuyến dài nhằm tiếp cận các đô thị, thị xã hiện hữu của TP. Hồ Chí Minh và 4 tỉnh miền Tây.
Tổng vốn đầu tư xây dựng của Dự án khoảng 10 tỉ USD. Tuyến được thiết kế đường sắt đôi, khổ 1.435mm. Đây là khổ đường hiện đại dành cho đường sắt cao tốc phổ biến trên thế giới, tốc độ dưới 200km/giờ cho tàu hàng và trên 200 km/giờ cho tàu khách.
Dự án sau khi được thực hiện sẽ kết nối trung tâm kinh tế trọng điểm phía nam với thủ phủ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn 45 phút.
Trước đó, đại diện Viện Khoa học - Công nghệ Phương Nam cho biết, cơ quan này đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Quỹ Morfund của Canada với quy mô vốn đầu tư cho Dự án là 6,3 tỉ đô la Canada (tương đương 5 tỉ USD). Theo phương án tài chính đang trình TP. Hồ Chí Minh, công trình này sẽ được đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư). Theo đó, phần giải phóng mặt bằng sẽ do Nhà nước chịu trách nhiệm, toàn bộ chi phí xây dựng sẽ do tư nhân sẽ đảm nhận.
Tuy nhiên, sau nhiều lần họp bàn, đại diện 5 tỉnh thành liên quan đã thống nhất với phương án Viện Khoa học - Công nghệ Phương Nam nghiên cứu đề xuất là rút ngắn tuyến còn 139,7km; toàn tuyến có 10 nhà ga. Điểm đầu là ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), điểm cuối ga Cái Răng (quận Cái Răng, TP. Cần Thơ). Tuyến đường sắt sẽ chạy song hành với đường bộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận, hướng ngoại vi các đô thị hiện hữu.
Được biết, sự điều chỉnh này sẽ giảm khối lượng giải phóng mặt bằng, giúp các địa phương thuận lợi hơn trong việc phát triển các cụm đô thị kết nối với nhà ga, tăng hiệu quả sử dụng đất. Cùng với đó, chi phí xây dựng và mua sắm thiết bị giảm được 17.000 tỉ đồng.
Thông tin với báo chí, Chủ nhiệm Đề án tuyến đường sắt cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ, Trưởng bộ môn đường sắt metro (Trường ĐẠi học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh) - ông Hà Ngọc Trường cho biết: “Hiện đã có 2 nhà đầu tư đến từ Mỹ và Anh quan tâm đến dự án này. Họ đánh giá hiệu quả đầu tư tuyến đường (sau khi thay đổi hướng tuyến) sẽ rất cao bởi nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa từ miền Tây Nam bộ tới TP. Hồ Chí Minh là rất lớn và còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới”.
Theo đề xuất của đơn vị tư vấn, dọc tuyến sẽ có 10 nhà ga, xung quanh các ga sẽ là các thành phố vệ tinh dự kiến sẽ đầu tư phát triển công nghiệp sạch và nông nghiệp kỹ thuật cao góp phần phát triển kinh tế cho các vùng có đường sắt đi qua.. Do đó, các địa phương hoàn toàn có thể khai thác quỹ đất ở các ga để huy động nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, động thái Bộ Giao thông Vận tải giao Ban Quản lý dự án đường sắt chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ trong thời gian từ năm 2021 đến năm 2022 được coi là một trong những dấu mốc khởi động của Dự án.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam, Dự án đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ được xác định là đường sắt cao tốc theo tiêu chuẩn Hàn Quốc phù hợp với tiêu chuẩn đường sắt cao tốc Việt Nam, trong đó, vận chuyển hàng hóa là chính, đến năm 2025 mới tính đến việc vận chuyển hành khách.
Phương Ngân
Tin liên quan
#đường sắt TP. HCM - Cần Thơ

Dự kiến giá vé tuyến đường sắt 10 tỉ USD từ TP. Hồ Chí Minh đi Cần Thơ
Giá vé hành khách bằng đường sắt ở mức có thể cạnh tranh được với các loại hình vận tải khác, dự kiến ở mức 500.000 đồng cho mỗi chuyến đi...
Đọc thêm Sự kiện
Hải Phòng: Nới lỏng chống dịch, học sinh đi học lại vào ngày 8/3
Hải Phòng vừa ban hành thông báo số 1339/UBND-VX về việc nới lỏng các hoạt động, tổ chức, dịch vụ, sự kiện. Chỉ đạo có hiệu lực từ 18 giờ ngày 4/3 trong đó có đề cập đến việc học sinh các cấp sẽ đi học trở lại vào ngày 8/3 tới.
Thanh Hóa: Đầu tư xây dựng tòa nhà CNTT 12 tầng bên bờ sông Mã
Tòa nhà 12 tầng sẽ là Trung tâm dữ liệu, an toàn, an ninh mạng và Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh Thanh Hóa.
Sẽ có 184 đơn vị bầu cử trong cả nước
Chiều 3/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân, Hội đồng Bầu cử quốc gia họp Phiên họp thứ 3.
TP. HCM: Dừng khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại 34 Trạm y tế phường, xã
Bắt đầu từ Quý II-2021, BHXH TP HCM ngừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh ban đầu với 34 Trạm y tế phường, xã của một số quận, huyện.
Kiên Giang: Công bố quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên
Theo Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Hà Tiên đã được thống nhất diễn ra vào cuối tháng 3/2021 tại TP. Hà Tiên.
Chuẩn bị triển khai dự án Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc tại Thanh Hoá
Tượng đài “Con tàu tập kết” sắp được khởi công tại Thanh Hoá. Đây là hạng mục nằm trong dự án Khu Lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.
Ngành y tế Phú Thọ triển khai ứng dụng khai báo điện tử qua mã QR-Code
Phần mềm khai báo y tế qua QR-Code giúp người dân chủ động khai báo y tế bằng hình thức điện tử, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác truy vết trong trường hợp có ca nhiễm Covid-19, hoặc nghi nhiễm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh
Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn đã góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sở ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
Lào Cai: tưng bừng tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2021
Sáng ngày 3/3, tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tưng bừng tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2021.
Sắp diễn ra hội thảo “Làm tổ cho đại bàng nội”
Cuộc hội thảo với chủ đề “Làm tổ cho đại bàng nội” sẽ diễn ra trong chiều 5/3 tại Quảng Ninh với sự tham gia của các đại diện hiệp hội, các chuyên gia kinh tế, tài chính cùng các doanh nghiệp, doanh nhân hàng đầu trong nhiều lĩnh vực.