“Khẩn trương thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước”
- Vấn đề
- 05:25 07/01/2021
DNHN - Đây là một trong những nội dung chỉ đạo đáng chú ý của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, ngày 6/1.
Chú trọng phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa
Cụ thể, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hướng dẫn các nội dung của Nghị định 140 nhằm thúc đẩy tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng lộ trình đã được phê duyệt.

Nghị định số 140 sửa đổi được Chính phủ đã ban hành ngày 30/11/2020 nhằm bổ sung một số điều của Nghị định số 126 ngày 16/11/2017 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Trong đó, bổ sung quy định phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa. Cụ thể, phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa là tập hợp các đề xuất về hình thức sử dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có) của địa phương đã được phê duyệt... để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật, Ban Chỉ đạo chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa. Doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa.
Sau khi nhận đủ ý kiến của các địa phương về phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa của doanh nghiệp và phải đảm bảo phương án được phê duyệt trước thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
Các diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa được giao, nhận chuyển nhượng, thuê đất theo quy định, doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định. Đồng thời hoàn tất các thủ tục để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan.
Sẽ truy trách nhiệm người đứng đầu
Trong công tác cổ phần hóa theo danh sách đã được Thủ tướng phê duyệt, có nhiều doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa đến năm 2020, nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên tiến độ thực hiện đang làm rất chậm chạp.
Bộ Tài chính cho biết, theo Quyết định 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì giai đoạn 2017-2020 phải hoàn thành cổ phần hóa 128 doanh nghiệp, tuy nhiên tính đến hết tháng 7/2020 mới tiến hành cổ phần hóa được 37 doanh nghiệp, bằng 28% kế hoạch. Tiến độ cổ phần hóa hiện rất chậm so với mục tiêu đề ra.
Số doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong 3 tháng còn lại năm 2020 là 91 doanh nghiệp.
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) trong 9 tháng của năm 2020, đơn vị nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 7 doanh nghiệp; trong đó có 1 doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến năm 2020 là Công ty TNHH một thành viên Giống gia súc Hải Dương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp của 1 tổng công ty là Công ty mẹ - Tổng công ty Phát điện 2 (EVENGENCO2).
Lũy kế giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9/2020, có 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.503 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong 178 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa theo từng năm giai đoạn 2017-2020 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg (đạt 28% kế hoạch).
Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong 3 tháng còn lại năm 2020 là 91 doanh nghiệp (trong đó triển khai xác định và công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là 90 doanh nghiệp).
Như vậy, tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn chậm. Những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 là: TP. Hồ Chí Minh cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 Tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; thành phố Hà Nội cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (4 tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công Thương cổ phần hóa 4 doanh nghiệp (3 tổng công ty, trong đó đã công bố giá trị 1 tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 tổng công ty.
Về tình hình thoái vốn, trong 9 tháng của năm 2020, đã thoái được 899 tỷ đồng, thu về 1.845 tỷ đồng; lũy kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 9-2020, thoái được 25.669 tỷ đồng, thu về 172.917 tỷ đồng.
Hồi đầu năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 01/CT-TTg về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước cũng nêu rõ, gắn trách nhiệm của người đứng đầu để chậm tiến độ cổ phần hóa.
Trần Linh (T/h)
Tin liên quan
- Điều gì giúp du lịch Việt Nam tỏa sáng trong nước và thị trường quốc tế?
- Thúc đẩy kết nối cơ hội kinh doanh giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng?
- Nước đóng chai Dasani bỗng dưng trở thành “giọt đắng” của Coca-Cola tại Anh
- Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
Đọc thêm Vấn đề
Nikkei Asia: Vượt qua những khó khăn của năm 2020, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để bứt phá kinh tế mạnh mẽ
Nikkei nhận định, nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới, thu nhập bình quân vượt Philippines. GDP của Việt Nam vượt Singapore và Malaysia, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.
Đề xuất xây sân bay tại Ninh Bình
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, sân bay toàn quốc, UBND tỉnh Ninh Bình vừa đề xuất bổ sung một vị trí cảng hàng không tại tỉnh. Vị trí sân bay có thể tại huyện Kim Sơn hoặc huyện Yên Khánh.
Cải cách "hệ sinh thái kinh doanh" còn rất nhiều điểm nghẽn cần xóa bỏ
Mặc dù Việt Nam đã có những cải cách về môi trường kinh doanh, song khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh của Việt Nam so với nhóm nước ASEAN 4 đang ngày càng cách biệt...
Trưởng Đại diện UNDP đề xuất 4 hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19
Bà Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đề xuất bốn hành động chính để Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ sau Covid-19 và không để lại ai phía sau.
ADB: Việt Nam cần tăng cường kỹ năng để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Theo một nghiên cứu mới của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam cần phát triển các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt để tạo điều kiện cho công cuộc chuyển đổi sang cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0),...
Tiếp tục duy trì và khẳng định ngành nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế
Nhờ tích cực mở cửa thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại bằng các giải pháp linh hoạt, dù dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng có lúc gián đoạn nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 tiếp tục lập những kỷ lục mới.
Đổi mới sáng tạo sẽ là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hậu Covid-19"
Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước...
TP Hồ Chí Minh ưu tiên hỗ trợ tối đa lãi suất khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất tối đa khi doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét xử lý vấn đề cá tầm Trung Quốc
Tình trạng buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam, vi phạm gian lận về số lượng nhập khẩu, gian lận xuất xứ phải được xem xét, xử lý...
WB: Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020.