Thứ tư 18/12/2024 22:23
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Kết quả Tổng điều tra kinh tế và cơ sở hành chính 2021

12/01/2022 13:10
Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế và cơ sở hành chính 2021 cho thấy số lượng và lao động của các đơn vị điều tra năm 2020 đều tăng so với năm 2016.
Số liệu từ báo cáo kết quả sơ bộ
Số liệu từ báo cáo kết quả sơ bộ.

Báo cáo sơ bộ Tổng điều tra năm 2021 do Tổng cục Thống kê công bố ngày 11/1 cho thấy, cả nước có gần 6,0 triệu đơn vị điều tra, tăng 8,0% (444,7 nghìn đơn vị) so với năm 2016. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020, số lượng đơn vị tăng 1,9%/năm, cao hơn mức tăng 1,5%/năm của giai đoạn 2011-2016 và thấp hơn mức tăng 4,9%/năm của giai đoạn 2006-2011.

Số lượng lao động trong các đơn vị điều tra năm 2020 là gần 26,0 triệu người, tăng 3,0% (752,8 nghìn người) so với năm 2016. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020, số lượng lao động tăng 0,7%/năm, thấp hơn mức tăng 3,6%/năm của giai đoạn 2011-2016 và mức tăng 7,7%/năm của giai đoạn 2006-2011.

Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng duy trì mức tăng trưởng; các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ có dấu hiệu chững lại trong 5 năm qua.

Cụ thể, doanh nghiệp tăng cả về số doanh nghiệp và lao động, trong đó số doanh nghiệp có mức tăng cao nhất trong các loại đơn vị điều tra.

Tính đến 31/12/2020, cả nước có 683,6 nghìn doanh nghiệp thực tế đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, tăng 35,3% (178,5 nghìn doanh nghiệp) so với năm 2016. Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm số doanh nghiệp tăng 7,9%. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn mức tăng 8,7% bình quân năm của giai đoạn 2011-2016.

Trong năm 2020 các doanh nghiệp thu hút trên 14,7 triệu lao động, tăng 4,7% so với năm 2016. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020, số lao động tăng 1,2%, thấp hơn mức tăng 5,1%/năm của giai đoạn 2011-2016.

Hợp tác xã cũng có mức tăng cao về số lượng đơn vị nhưng giảm mạnh về số lao động. Năm 2020, cả nước có gần 15,3 nghìn hợp tác xã, tăng 17,5% (2,3 nghìn đơn vị) so với năm 2016; thu hút 169,6 nghìn lao động, giảm 15,6% (giảm 31,3 nghìn lao động) so với năm 2016. Số lượng các hợp tác xã thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng chủ yếu với 50,7%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2016 (năm 2016 là 50,8%); ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 18,5%, giảm 1 điểm phần trăm (năm 2016 là 19,5%); ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 30,8%, tăng 1,1 điểm phần trăm so với năm 2016 (năm 2016 là 29,7%).

Bình quân giai đoạn 2016-2020, mỗi năm số lượng hợp tác xã tăng 3,5%, cao hơn mức giảm bình quân 0,8% của giai đoạn 2011-2016; mỗi năm số lao động trong các hợp tác xã giảm 4,4%, trái ngược so với mức tăng bình quân 0,2%/năm của giai đoạn 2011-2016.

Trong khi đó, cơ sở sản xuất cá thể tăng cả về số đơn vị và số lao động nhưng thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây.

Năm 2020, cả nước có gần 5,2 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, tăng 5,7% (tăng 281,1 nghìn cơ sở) so với năm 2016; thu hút trên 8,5 triệu lao động, tăng 3,0% (tăng 246,4 nghìn lao động). Bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020, số cơ sở tăng 1,4% và số lao động tăng 0,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng của giai đoạn 2011-2016 lần lượt là 3,0% và 1,8%; giai đoạn 2006-2011 lần lượt là 4,4% và 5,6%.

Trong năm 2020, mặc dù tỷ trọng số lượng cơ sở sản xuất cá thể khá cao, chiếm tới 86,6% trong tổng số đơn vị điều tra nhưng tổng số lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chỉ chiếm khoảng 32,8% trong tổng số lao động của các đơn vị điều tra. Lý do, các cơ sở cá thể thường có quy mô lao động rất nhỏ từ 1,5 đến 1,7 lao động/cơ sở.

Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp có sự sụt giảm về số lượng đơn vị so với năm 2016 (đặc biệt lĩnh vực y tế giảm mạnh do thay đổi phạm vi thu thập thông tin). Trong khi đó, đơn vị hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ có sự sụt giảm về số lượng đơn vị nhưng số lượng lao động lại có sự tăng trưởng so với năm 2016. Đặc biệt, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng duy trì đà tăng trưởng cả về số lượng cơ sở và lao động, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng trái ngược nhau.

Chi Mai

Tin bài khác
Hà Nội: 9 mô hình quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, vỉa hè

Hà Nội: 9 mô hình quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, vỉa hè

Tổ soạn thảo Đề án quản lý, khai thác, sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đề xuất 9 mô hình tùy theo khu vực, diện tích vỉa hè.
Các doanh nghiệp bất động sản đang

Các doanh nghiệp bất động sản đang ''sống nhờ'' hoạt động tài chính

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phụ thuộc vào hoạt động tài chính thay vì bán hàng. Điều này có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản và chất lượng dự án.
Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Bất động sản kho xưởng đang trở thành phân khúc "hot" trên thị trường. Vì sao phân khúc này lại được săn đón mạnh mẽ trong những năm gần đây?
TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án giao thông trọng điểm hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) và đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài, nhằm đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2024.
Bộ Xây Dựng: Mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội năm 2025

Bộ Xây Dựng: Mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội năm 2025

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu hoàn thành hơn 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025, với các chỉ tiêu quan trọng nhằm cải thiện chất lượng sống và đô thị hóa tại Việt Nam.
Giải bài toán nhu cầu nhà ở từ cả ba phía

Giải bài toán nhu cầu nhà ở từ cả ba phía

Nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn vẫn là bài toán khó. Để giải quyết, cần sự phối hợp chặt chẽ từ chính phủ, doanh nghiệp và người dân, đồng thời khai thác các giải pháp tài chính hiệu quả.
Phát triển nhà ở xã hội bằng cách khai thác nguồn lực vốn tiềm tàng

Phát triển nhà ở xã hội bằng cách khai thác nguồn lực vốn tiềm tàng

Việt Nam có thể khai thác và sử dụng các nguồn vốn công và tư cho phát triển NOXH đang rất tiềm tàng trong xã hội bằng những thể chế và công cụ khai thác cụ thể.
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Cơ hội phát triển mới cho địa phương và vùng Đông Nam Bộ

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Cơ hội phát triển mới cho địa phương và vùng Đông Nam Bộ

Ngày 14/12, tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và đại diện các tỉnh trong khu vực.
Bảng giá đất mới tác động thế nào đến bất động sản công nghiệp?

Bảng giá đất mới tác động thế nào đến bất động sản công nghiệp?

Bất động sản công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng bảng giá đất mới và chi phí thuê đất đang tạo thách thức lớn cho doanh nghiệp. Cần điều chỉnh hợp lý để duy trì đà phát triển.
Mô hình TOD sẽ là tương lai cho thị trường bất động sản Việt Nam

Mô hình TOD sẽ là tương lai cho thị trường bất động sản Việt Nam

Mô hình TOD đang trở thành hướng điều tương lai cho bất động sản Việt Nam, góp phần tối ưu hóa quy hoạch đô thị và gia tăng thanh khoản các dự án.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Bước đột phá cho một thành phố hiện đại

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Bước đột phá cho một thành phố hiện đại

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội vừa được phê duyệt sẽ mở ra cơ hội phát triển vượt bậc. Tầm nhìn đổi mới, sáng tạo và hướng đến tương lai là động lực cho Hà Nội phát triển mạnh mẽ.
Đằng sau một thập kỷ vươn mình của “đảo ngọc” Phú Quốc

Đằng sau một thập kỷ vươn mình của “đảo ngọc” Phú Quốc

Nhằm thực hiện quy hoạch phát triển theo phê duyệt của Chính phủ, ngoài sự quyết liệt của hệ thống chính quyền thành phố, Phú Quốc còn có một lợi thế đặc biệt để sớm trở thành đô thị biển đảo, trung tâm dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao, đó là thu hút được những nhà đầu tư có tiềm lực và có tầm nhìn.
Đầu tư bất động sản cuối năm 2024: Đất nền hay chung cư?

Đầu tư bất động sản cuối năm 2024: Đất nền hay chung cư?

Việc lựa chọn đầu tư đất nền hay chung cư dịp cuối năm 2024? Tìm hiểu những yếu tố quyết định và lựa chọn tối ưu cho nhà đầu tư với 4 tỷ đồng trong tay.
Bình Thuận chấp thuận đầu tư khu đô thị Hàm Tiến - Mũi Né với giá trị đầu tư 12.000 tỷ đồng

Bình Thuận chấp thuận đầu tư khu đô thị Hàm Tiến - Mũi Né với giá trị đầu tư 12.000 tỷ đồng

Tỉnh Bình Thuận đã chính thức chấp thuận đầu tư cho Dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ mới Hàm Tiến - Mũi Né (khu III), với tổng vốn đầu tư lên tới 12.000 tỷ đồng.
Bất động sản 2025 sẽ chuyển mình nhờ pháp lý mới và nhu cầu tăng

Bất động sản 2025 sẽ chuyển mình nhờ pháp lý mới và nhu cầu tăng

Với sự hỗ trợ từ Chính phủ và các chính sách pháp lý mới như: Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023, thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi và mở ra cơ hội lớn trong năm 2025.