Thứ bảy 19/04/2025 15:40
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Kể từ 18:00 ngày 06/7: Người dân vào tỉnh Đồng Tháp phải có xét nghiệm RT-PCR âm tính

06/07/2021 17:18
(DNHN)- Ngày 06/7, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Kiểm soát nguời và phương tiện tại chốt kiểm soát Covid-19 trên tuyến Quốc lộ 80, huyện Châu Thành.

Siết chặt và tăng cường hơn các biện pháp phòng, chống dịch

Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố nâng cao hiệu quả hoạt động của các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra, vào địa bàn tỉnh nhằm chặn đứng, cắt đứt nguồn lây nhiễm từ bên ngoài.

Người vào địa bàn tỉnh phải xuất trình giấy xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 còn thời hạn. Đối với công nhân, người lao động, chuyên gia đi làm hằng ngày, người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa có thể sử dụng kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 còn trong thời hạn và Giấy xác nhận của cơ sở, doanh nghiệp.

Xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm công tác phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể như: Tụ tập đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; không thực hiện triệt để biện pháp 5K, khoảng cách tối thiểu 02 mét giữa người với người tại các địa điểm công cộng và các hành vi vi phạm khác.

Yêu cầu người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, chữa bệnh, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp; khuyến khích mua hàng qua online trên hệ thống cửa hàng siêu thị trên địa bàn tỉnh do Sở Công Thương công bố. Các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn.

Siết chặt việc quản lý người bệnh, thân nhân người bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kiểm soát chặt chẽ việc phân luồng trong khám và điều trị bệnh; người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu/cụm công nghiệp. Tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu/cụm công nghiệp.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu để phục vụ người dân và nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp được tiếp tục hoạt động nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm 5K. Người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm xây dựng các phương án và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại đơn vị, cơ sở mình, đảm bảo sức khỏe, an toàn tuyệt đối cho người lao động. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch tại các chợ truyền thống, cơ sở sản xuất, kinh doanh, được phép tạm dừng hoạt động nếu không đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.

Các cơ quan, đơn vị nhà nước tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Số lượng người làm việc cụ thể tại công sở do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương quyết định và chịu trách nhiệm nhưng không quá 50% tổng số người lao động và phải bảo đảm các hoạt động diễn ra bình thường, thông tin, liên lạc phải thông suốt.

Riêng cơ quan có bộ phận tiếp xúc với người dân, giải quyết thủ tục hành chính, lực lượng vũ trang và ngành y tế đảm bảo 100% quân số. Đối với số lượng cán bộ, công chức, người lao động thuộc lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm phân công, bố trí phù hợp với yêu cầu công tác.

Bảo đảm nguyên tắc 04 tại chỗ

Chủ tịch Uỷ ban nhân các huyện, thành phố chủ động thành lập, quản lý các cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly đối với người dân trên địa bàn; thiết chế cách ly y tế tập trung ngay tại khu vực, địa điểm có đông người lao động là người có tiếp xúc gần phải cách ly tập trung (F1) lưu trú (ký túc xá, nhà trọ tập trung đông công nhân); thiết lập vùng cách ly y tế đối với khóm/ấp, xã/phường/thị trấn trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn tại Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với những vùng dịch diễn biến phức tạp, các yếu tố dịch tễ khó kiểm soát và dịch có nguy cơ lây lan rộng.

Cùng với đó, dự báo tình hình, chủ động trang bị bảo đảm đầy đủ thiết bị, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19; huy động tối đa các nguồn nhân lực, vật lực tập trung cho công tác phòng, chống dịch. Chú trọng phát huy vai trò của Tổ Nhân dân tự quản, các tổ chức hội, đoàn thể, đội phản ứng nhanh để hỗ trợ các địa phương trong tình huống khẩn cấp.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khẩn trương tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập các bệnh viện dã chiến, trước mắt là Cơ sở số 2 của Trung tâm Y tế huyện Lấp Vò, Bệnh viện Quân dân y Đồng Tháp; phát huy vai trò Ban Quân - Dân y tỉnh trong giai đoạn hiện nay; tăng cường năng lực xét nghiệm (trang bị mới hoặc thuê dịch vụ), trong đó tổ chức tầm soát lấy mẫu trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao, có trọng tâm, trọng điểm.

Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch; hỗ trợ công tác hậu cần tại các cơ sở cách ly, bệnh viện dã chiến.

Thời gian áp dụng: Bắt đầu từ 18 giờ, ngày 06/7 cho đến khi có thông báo mới.

PV/Nguồn: 315/UBND-THVX

Tin bài khác
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh sẽ bao gồm nội dung đánh giá môi trường chiến lược – một bước quan trọng để đảm bảo tính bền vững và gắn kết chặt chẽ giữa sử dụng đất và bảo vệ môi trường sống.
Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025 cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét với những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng – mở ra kỳ vọng tăng trưởng dài hạn.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị cần xây dựng chính sách nhà ở riêng dành cho đội ngũ công chức, viên chức, trong bối cảnh giá nhà tại các đô thị lớn đang vượt xa khả năng chi trả từ thu nhập thực tế của họ.
Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có thể tạo ra khoảng 32.000 việc làm, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bình Dương.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung tăng mạnh trong quý 1/2025, nhưng giá bán có dấu hiệu hạ nhiệt sau một năm “nóng sốt”. Cung tăng, giao dịch ổn định, giá giảm nhẹ.
Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững ngành bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam, tạo ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành, phân khu xây dựng 1/2000, Khu công nghiệp Phước An có tổng diện tích đất khoảng 330 ha.
Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng là công cụ quan trọng điều tiết thị trường bất động sản, ngăn bong bóng và đảm bảo ổn định kinh tế, như các quốc gia đã thành công áp dụng.
Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng triển khai giải pháp tháo gỡ các dự án nghìn tỷ dở dang, chống lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2025 có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với thách thức lớn từ nguồn cung hạn chế và yêu cầu khắt khe về mặt bằng.
Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội đang trở thành động lực quan trọng phát triển thị trường bất động sản trong năm 2025, khi phân khúc nhà ở bình dân thiếu trầm trọng.
Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Cùng với việc chính sách tín dụng nới lỏng, bất động sản đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, nhưng liệu đây là cơ hội thật hay chỉ là những cơn sóng đầu cơ ảo?
TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

Dự án đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài đã khởi công với vốn đầu tư 1.143 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2027, dự án hứa hẹn tăng cường giao thông và thu hút đầu tư cho TP. Huế.
Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng đẩy nhanh tiến độ, kỳ vọng hoàn thành vào tháng 9/2025 để đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.