Thứ năm 19/12/2024 22:19
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

HoREA đề nghị không đấu thầu dự án sử dụng đất đối với đất chưa giải phóng mặt bằng

04/01/2024 09:49
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề nghị không đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất chưa giải phóng mặt bằng (GPMB), mà chỉ đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất đã có mặt bằng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nhà đầu tư phải ứng tiền thực hiện bồi thường hỗ trợ tài định cư

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản đề nghị không đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất chưa GPMB, mà chỉ đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất đã giải phóng mặt bằng để tránh xảy ra “xung đột lợi ích” giữa cơ quan nhà nước với người có đất bị thu hồi sau khi đã lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất:

Theo đó, nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quá thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà nhà đầu tư không ứng đủ vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hủy kết quả trúng đấu thầu”.

HoREA cho rằng, việc quy định “trách nhiệm” của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đấu thầu trước và đã lựa chọn được nhà đầu tư, rồi sau đó mới ban hành quyết định thu hồi đất, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất sạch cho nhà đầu tư trúng thầu thì có một số “bất cập” và có thể phát sinh “xung đột lợi ích” giữa cơ quan nhà nước với người có đất bị thu hồi.

Từ đó, HoREA đề nghị bỏ quy định về trách nhiệm của “Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng đấu thầu” để không “biến” Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trở thành “người làm thuê” cho nhà đầu tư trúng thầu dự án có sử dụng đất.

Ngoài ra theo HoREA, với quy định tại điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thì sẽ “biến” cơ quan nhà nước là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trở thành “người làm thuê” cho nhà đầu tư trúng thầu dự án có sử dụng đất, do đã quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn nhất, phức tạp nhất, dễ va chạm và dễ làm mất lòng dân nhất để sau đó chậm nhất là 36 tháng kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu thầu thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải giao đất sạch này cho nhà đầu tư trúng thầu, bởi lẽ người dân có đất bị thu hồi dễ “ngộ nhận” là Nhà nước thu hồi đất của mình để giao cho nhà đầu tư tư nhân và dùng “tiền ứng trước” của nhà đầu tư tư nhân để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà người dân “không cần biết” là Nhà nước đã lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu công khai, minh bạch.

Do vậy, Hiệp hội đề nghị bỏ quy định về trách nhiệm của “Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng đấu thầu” tại điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Bỏ quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất chưa GPMB, đồng thời với bỏ quy định trách nhiệm của “Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư trúng đấu thầu” và đề nghị chỉ đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất đã GPMB tại điểm c khoản 3 và khoản 6 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Ảnh minh họa
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.

Đề nghị chỉ định thầu đối với dự án đất đã GPMB

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, nên chỉ đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất đã GPMB thì mới bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với khoản 2 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), quy định“Trường hợp trong khu đất thực hiện dự án có phần đất quy định tại khoản 1 Điều 217 của Luật này thì Nhà nước thu hồi để giao, cho thuê đất thông qua đầu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đối với cả khu đất”, mà khoản 1 Điều 217 quy định về “đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý” là “đất công”.

“Vậy nên, việc bỏ quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất chưa GPMB và chỉ quy định đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với đất đã GPMB”, ông Châu nói.

Ngoài ra, ông này đề nghị bổ sung thêm các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất để thực hiện các “dự án thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, du lịch, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp” tại khoản 1 Điều 126 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):

Theo ông Châu, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, Hiệp hội đề nghị lựa chọn Phương án 1 của điểm a khoản 2 Điều 115 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng “Thực hiện các dự án tạo quỹ đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 113 của Luật này” và chọn “Phương án 1 giữ Điều 113 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”.

“Do vậy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nên có quy định các tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư có sử dụng đất phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dự án đầu tư có sử dụng đất phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó, trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn phương thức “đấu thầu dự án có sử dụng đất” hoặc phương thức “đấu giá quyền sử dụng đất” để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với từng thửa đất, khu đất và thực tiễn của địa phương”, ông Lê Hoàng Châu chia sẻ.

Nghệ Nhân

Tin bài khác
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Hà Nội: Gỡ bỏ những sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện

Hà Nội: Gỡ bỏ những sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện

Sở Xây dựng Hà Nội vừa mới yêu cầu rà soát, kiểm tra các sàn giao dịch bất động sản. Những sàn không đủ điều kiện sẽ bị gỡ bỏ khỏi hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản.
Bất Động Sản TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng 9%, ước đạt 250.000 tỷ đồng

Bất Động Sản TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng 9%, ước đạt 250.000 tỷ đồng

Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh năm 2024 phục hồi mạnh với doanh thu đạt 250.000 tỷ đồng, nhưng vẫn đối mặt thách thức về nguồn cung, giá cả và cơ cấu sản phẩm.
Hải Phòng khởi công xây cầu hơn 6.000 tỷ đồng bắc qua sông Cấm

Hải Phòng khởi công xây cầu hơn 6.000 tỷ đồng bắc qua sông Cấm

Chiều nay 18/12/2024, TP Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ Khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận. Đây là một trong những dự án trọng điểm của thành phố năm trong 2024.
Các doanh nghiệp bất động sản đang

Các doanh nghiệp bất động sản đang ''sống nhờ'' hoạt động tài chính

Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang phụ thuộc vào hoạt động tài chính thay vì bán hàng. Điều này có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản và chất lượng dự án.
Thái Nguyên: Thu hút 10 dự án đầu tư công nghiệp tại TP. Sông Công

Thái Nguyên: Thu hút 10 dự án đầu tư công nghiệp tại TP. Sông Công

TP. Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đón nhận thêm 10 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, hứa hẹn thúc đẩy kinh tế và phát triển hạ tầng trong năm 2024.
Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Vì sao phân khúc bất động sản kho xưởng “đắt hàng”?

Bất động sản kho xưởng đang trở thành phân khúc "hot" trên thị trường. Vì sao phân khúc này lại được săn đón mạnh mẽ trong những năm gần đây?
Hướng đi nào để tạo ra thị trường nhà ở giá rẻ bình đẳng hơn?

Hướng đi nào để tạo ra thị trường nhà ở giá rẻ bình đẳng hơn?

Thiếu nhà ở giá rẻ đang tạo nên bất bình đẳng trong tiếp cận nhà ở, gây áp lực lớn lên người dân có thu nhập thấp và trung bình, đẩy mạnh nhu cầu nhà ở xã hội.
Vĩnh Phúc tạo quỹ đất sạch để thu hút FDI và phát triển công nghiệp

Vĩnh Phúc tạo quỹ đất sạch để thu hút FDI và phát triển công nghiệp

Vĩnh Phúc đang tích cực hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp để đón sóng FDI, nhưng tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư vẫn là rào cản lớn.
Bộ Xây Dựng: Mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội năm 2025

Bộ Xây Dựng: Mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội năm 2025

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu hoàn thành hơn 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025, với các chỉ tiêu quan trọng nhằm cải thiện chất lượng sống và đô thị hóa tại Việt Nam.
Giải bài toán nhu cầu nhà ở từ cả ba phía

Giải bài toán nhu cầu nhà ở từ cả ba phía

Nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn vẫn là bài toán khó. Để giải quyết, cần sự phối hợp chặt chẽ từ chính phủ, doanh nghiệp và người dân, đồng thời khai thác các giải pháp tài chính hiệu quả.
Bình Thuận: Nhiều tiềm năng đầu tư cho ngành bất động sản

Bình Thuận: Nhiều tiềm năng đầu tư cho ngành bất động sản

Trong bức tranh tổng thể về thị trường đầu tư tại Việt Nam thập kỷ qua, bất động sản nổi lên như một kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời vượt trội.
Những Xu hướng nào sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản 2025?

Những Xu hướng nào sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản 2025?

Thị trường bất động sản 2025 sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ các xu hướng mới như chuyển đổi số, phát triển bất động sản bền vững và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Phát triển nhà ở xã hội bằng cách khai thác nguồn lực vốn tiềm tàng

Phát triển nhà ở xã hội bằng cách khai thác nguồn lực vốn tiềm tàng

Việt Nam có thể khai thác và sử dụng các nguồn vốn công và tư cho phát triển NOXH đang rất tiềm tàng trong xã hội bằng những thể chế và công cụ khai thác cụ thể.
EQT hoàn tất thương vụ mua PropertyGuru với giá 1,1 tỷ USD

EQT hoàn tất thương vụ mua PropertyGuru với giá 1,1 tỷ USD

Tập đoàn mẹ của batdongsan.com.vn (PropertyGuru) vừa thông báo đã bán lại cho EQT với giá 1,1 tỷ USD. Thương vụ này đã chấm dứt mã cổ phiếu PGRU trên sàn chứng khoán New York