Công bố kết quả kiểm toán trong công tác phòng, chống dịch COVID-19
- 464
- Sự kiện
- 06:13 02/07/2022
DNHN - Kiểm toán Nhà nước phát hiện một số bất cập như một số đơn vị chi vượt định mức, sai nguồn, không đúng dự toán, không bảo đảm quy định với số tiền 30,1 tỷ đồng; chưa đủ hồ sơ quyết toán với số tiền 7,85 tỷ đồng...
Buổi họp báo công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước; báo cáo kiểm toán chuyên đề “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các chính sách hỗ trợ” do Kiểm toán Nhà nước tổ chức diễn ra chiều ngày 1/7/2022.

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, tại cuộc họp báo, Kiểm toán Nhà nước tổ chức công khai kết quả kiểm toán đối với 2 nội dung: Báo cáo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước; Báo cáo kiểm toán chuyên đề “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID -19 và các chính sách hỗ trợ”.
Việc thực hiện Kế hoạch kiểm toán năm 2021 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội bị ngưng trệ, ảnh hưởng nặng nề tới hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực. Tổng Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo điều hành kịp thời để điều chỉnh phương án tổ chức kiểm toán đảm bảo ưu tiên tối đa cho hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin tại buổi họp báo, ông Lê Tùng Lâm - Kiểm toán trưởng KTNN Chuyên ngành III – cho biết, để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, trong 2 năm qua, công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã huy động được tổng nguồn lực là 376.217 tỷ đồng. Ngoài ra, ngân sách Nhà nước còn hỗ trợ các địa phương 142.017,3 tấn gạo; tổng số phân bổ, sử dụng giai đoạn 2020-2021 là 351.177 tỷ đồng. Cơ bản nguồn lực toàn xã hội (chủ đạo là nguồn lực Nhà nước) đã được phân bổ, các đơn vị quản lý, sử dụng kịp thời, phục vụ đắc lực cho công tác phòng, chống dịch.
Bên cạnh những nỗ lực huy động tài chính, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách như gia hạn thời gian nộp thuế, miễn, giảm lãi suất cho vay... để thiết thực hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19.
Về chính sách thuế, kiểm toán đã gia hạn, giảm thu từ các gói hỗ trợ chính sách thuế năm 2020 là 111.080 tỷ đồng, năm 2021 là 72.116 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ từ lĩnh vực hải quan không thu là 201 tỷ đồng (thuế giá trị gia tăng 193 tỷ đồng, thuế nhập khẩu 7,9 tỷ đồng); miễn thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phục vụ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp 63,3 tỷ đồng.
Về chính sách tín dụng, đến cuối năm 2021, tổng giá trị nợ lũy kế đã miễn, giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ là 91.400 tỷ đồng, trong đó tiền lãi đã miễn, giảm giữ nguyên nhóm nợ là 1.108 tỷ đồng/469.159 khách hàng, tương đương mức miễn giảm lãi bình quân 2.361.673 đồng/khách hàng; giảm lãi suất cho vay 57.724 tỷ đồng, trong đó giảm cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là 36.811 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong 2 năm phòng chống dịch COVID-19, ngoài những sai phạm, tiêu cực đã và đang được các cơ quan chức năng tập trung, quyết liệt xử lý theo quy định, qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước còn phát hiện một số bất cập như: tồn tại nhiều tổ chức, đơn vị chi vượt định mức, sai nguồn, không đúng dự toán, không bảo đảm quy định với số tiền 30,1 tỷ đồng; chưa đủ hồ sơ quyết toán với số tiền 7,85 tỷ đồng.
Về chi phí cách ly y tế, còn tình trạng chi cách ly y tế trùng đối tượng, không đúng đối tượng, không đúng định mức, không đúng quy định; chứng từ thanh toán chưa đầy đủ theo quy định; chi trả cho các đối tượng cách ly y tế chưa kịp thời.
Kiểm toán Nhà nước thông tin thêm cho biết, nhiều địa phương chưa xây dựng giá dịch vụ xét nghiệm SAR-CoV-2 hoặc ban hành không đúng thẩm quyền, quy định của Bộ Y tế, dẫn tới chưa có cơ sở xác định giá đặt hàng từ NSNN. Có hiện tượng một số cơ sở xét nghiệm áp dụng mức thu không thống nhất, tiềm ẩn nguy cơ chỉ định sử dụng dịch vụ tùy tiện, có mức thu cao cho Bệnh viện và chi phí cao hơn cho người được xét nghiệm.
Công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch còn một số vấn đề: Việc xây dựng kế hoạch tiêm chủng tại một số địa phương chưa sát thực tế, chưa ưu tiên sử dụng các lô vắc xin cận hạn; chưa bao quát đầy đủ đối tượng được ưu tiên; chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo kết quả, số lượng, hồ sơ tiêm chủng định kỳ và cập nhật số mũi tiêm lên hệ thống nền tảng quản lý tiêm chủng.
Việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn viện trợ, tài trợ bằng tiền chưa đầy đủ, chặt chẽ, sử dụng kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch chưa kịp thời; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp chưa phân phối, sử dụng kịp thời các khoản hỗ trợ dẫn đến tồn quỹ cuối năm lớn; một số nội dung chi chưa có văn bản trao đổi, thống nhất với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương; chi chưa đúng nội dung và đối tượng hỗ trợ theo quy định; được phân bổ kinh phí mua sắm thiết bị, vật tư y tế hoặc hỗ trợ cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch nhưng còn sử dụng sang việc khác; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc một số tỉnh chưa nộp về Trung ương...
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước - ông Vũ Văn Hoạ cho biết việc mua sắm diễn ra theo từng thời gian, thời điểm khác nhau, với mức giá dao động rất lớn. Có nơi 300.000 đồng một kit test, nhưng có nơi lên tới 1 triệu đồng.
“Nhìn chung, ngành y tế và các đơn vị đã thực hiện tốt, giúp kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, còn sai phạm của cá nhân chỉ mang tính chất cá nhân, vi phạm đến đâu xử lý đến đó và đang được các cơ quan chức năng tiếp tục xử lý”, ông Vũ Văn Hoạ nói.
Tại buổi họp báo, Kiểm toán Nhà nước đưa ra kiến nghị thực hiện việc kiểm tra, rà soát, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật (nếu có sai phạm) với các trường hợp vay mượn sinh phẩm, kit test; thực hiện xét nghiệm cộng đồng bằng kit test nhanh kháng nguyên, test RT-PCR không tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế, của UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật với các vụ việc như thu sai đối tượng, giá dịch vụ xét nghiệm cao hơn quy định, thu dịch vụ xét nghiệm bao gồm cả chi phí test, vật tư, sinh phẩm y tế của hàng tài trợ, viện trợ hoặc được Bộ Y tế phân bổ; các khoản chi không đúng quy định, sai chế độ; hỗ trợ cho người lao động có hộ khẩu ở địa phương đang làm việc ở tỉnh khác không đúng quy định.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, trong kế hoạch kiểm toán 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 và các chính sách hỗ trợ”. Đây là cuộc kiểm toán chưa có tiền lệ, được Kiểm toán Nhà nước tập trung nguồn lực để kiểm toán ngay từ đầu năm triển khai trên phạm vi toàn Ngành với quy mô lớn, thực hiện kiểm toán tại 9 Bộ, cơ quan Trung ương và 32 tỉnh, thành.
Bảo Ngân (T/h)
Bài liên quan
- Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT đối với xăng dầu
#công bố kết quả

Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam công bố kết quả kiểm nghiệm mì nội địa và xuất khẩu
Acecook Việt Nam tạm ngưng xuất khẩu cho thị trường EU, đồng thời trao đổi với những nhà phân phối tại EU về việc ngưng xuất hàng ra thị trường đối với những sản phẩm còn chưa đạt tiêu chuẩn...
Đọc thêm Sự kiện
Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư 100.000 tỷ đồng xây dựng đường Vành đai 4
Ngày 9/8, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã ký quyết định giao Sở Giao thông vận tải Thành phố chuẩn bị đầu tư dự án đường Vành đai 4 đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) với chiều dài khoảng 17 km được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Bảo vệ tài nguyên số và chiến lược an toàn, an ninh mạng trước thách thức toàn cầu mới
Hội thảo và triển lãm quốc tế An toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2022 với chủ đề “Bảo vệ tài nguyên số và chiến lược an toàn, an ninh mạng trước thách thức toàn cầu mới” do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) – Chi hội phía Nam phối hợp cùng Cục An toàn Thông tin, Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM đồng tổ chức là sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm của giới khoa học công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) và An toàn thông tin (ATTT) cũng như sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp
Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy và linh kiện, công nghiệp hỗ trợ
Triển lãm sản xuất công nghiệp quốc tế - Vietnam Manufacturing Expo có sự góp mặt của các đơn vị triển lãm đến từ hơn 10 quốc gia cùng gần 200 thương hiệu công nghệ và máy móc, thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.
Xúc tiến Thương mại Hà Nội - Viêng Chăn: Hợp tác cùng phát triển
Vừa qua, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 207/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại giữa Hà Nội và Viêng Chăn tại hội nghị tổ chức không gian triển lãm ảnh, trưng bầy giới thiệu sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn.
Chương trình hội nghị khách hàng Sharp 2022: “Hướng tới chuẩn sống thịnh vượng"
Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam (Sharp Electronics Vietnam Co., LTD) tổ chức chương trình Hội nghị Khách Hàng 2022 đánh dấu chặng đường 110 năm phát triển của Tập đoàn Sharp trên toàn cầu và 13 năm gắn bó tại Việt Nam.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2022
Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2022 do Bộ Công Thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp - Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương chủ trì, Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức sẽ chính thức trở lại từ ngày 16 - 18/11/2022 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hanoi.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tiếp cựu Thủ tướng Israel
Sáng 8-8, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và ông Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp ông Ehud Barak - cựu Thủ tướng Israel.
Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 1078/QĐ – BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2021-2030.
Đầu tư gần 1.100 tỷ đồng cải tạo tuyến đường sắt Bắc-Nam đoạn Nha Trang-Sài Gòn
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải), Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh (đường sắt Bắc-Nam) đoạn Nha Trang-Sài Gòn đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng, nguồn vốn trung hạn 2021-2015.
Đà Nẵng: Tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp - VIMF
VIMF 2022 (Vietnam Industrial and Manufacturing Fair 2022) lần thứ thứ 15 sẽ được tổ chức tại TP. Đà Nẵng - đô thị đang phát triển năng động nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Trước đó, sự kiện này đã có nhiều năm tổ chức thành công tại các tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng…