
Hoàn thiện chính sách để hút đầu tư vào nông nghiệp bền vững
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tái cơ cấu ngành, chuyển đổi ngành nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, bền vững.
Tại Hội nghị Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) năm 2022 về xây dựng một nền nông nghiệp xanh và giá trị gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 5/12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định, quá trình cơ cấu lại nông nghiệp tại Việt Nam đưa ra ưu tiên cao trong phục vụ lợi ích của hộ nông dân quy mô nhỏ và người tiêu dùng, phát triển hợp tác xã gắn kết với doanh nghiệp trong các chuỗi giá trị đồng thời bày tỏ mong muốn các đối tác sẽ góp phần quan trọng vào tri thức hóa nông dân, giúp bà con có thêm kiến thức, kỹ năng và các cách làm mới.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh khí hậu đang thay đổi, thị trường, cách lựa chọn của người tiêu dùng cũng thay đổi. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp chắc chắn phải thay đổi để tạo ra các giá trị mới, phù hợp với xu thế của thời đại. Bối cảnh mới đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp cần có trách nhiệm với người tiêu dùng, đảm bảo lợi ích của nông dân sản xuất nhỏ, và bền vững của môi trường toàn cầu.
“Nông nghiệp Việt Nam ngày càng phải thể hiện trách nhiệm mạnh mẽ hơn với cộng đồng quốc tế, đặc biệt về bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học, giảm phát thải, thích ứng và đồng thích ứng với biến đổi khí hậu”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Vốn đầu tư công cho nông, lâm, thủy sản, thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý bình quân hàng năm khoảng 11.000 tỷ đồng; trong đó chi phí cho các hoạt động giảm phát thải chỉ từ 3-5%, chủ yếu thuộc lĩnh vực lâm nghiệp và một số sự án ODA về trồng trọt, chăn nuôi.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Thúc đẩy hợp tác công tư để phát triển một nền nông nghiệp xanh, đổi mới sáng tạo và gia tăng giá trị là rất cần thiết. Chúng ta cần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tái cơ cấu ngành, chuyển đổi ngành nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp sinh thái, bền vững”.

Trước những thách thức toàn cầu mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt, hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp cần phải phát triển và phổ biến các sáng kiến đổi mới để có thể nâng cao năng suất và tính bền vững trong chuỗi cung ứng thực phẩm và giúp ứng phó.
Với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, chuyển đổi từ “tư duy sản xuất” sang “tư duy kinh tế,” hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh, tiêu dùng xanh, kinh tế xanh.”
P.V (t/h)
- Những nghề nào là công việc được trả lương cao nhất ở Việt Nam năm 2023
- Tranh chấp thương mại Trung Quốc - Phần Lan từ chính sách "Ngoại giao gấu trúc"
- 9.000 tấn nông sản đã qua cửa khẩu Lào Cai trong Tết 2023
- Năm 2023 Hà Nội đặt mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức dưới 4%
- Việt Nam có 2 điểm du lịch lọt TOP xu hướng du lịch nổi bật năm 2023
Cùng chuyên mục


Năm 2023 tiếp tục giãn, hoãn thuế cho doanh nghiệp

Năm 2023 sẽ có tổng số 22.500 hợp tác xã nông nghiệp

Tăng trưởng FDI 2023 có thể vượt mức 30%

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Tập trung gỡ các điểm nghẽn cho doanh nghiệp

Việt Nam trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030?
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?