Hộ chiếu quyền lực nhất năm 2021
- 3
- Du lịch
- 16:24 09/07/2021
DNHN - Nếu có hộ chiếu Olympic, Nhật Bản không chỉ là quốc gia đăng quang mà còn là kẻ chiến thắng trong suốt cuộc tranh tài.
Theo chỉ số Hộ chiếu Henley theo dõi các hộ chiếu du lịch thân thiện nhất kể từ năm 2006, đã cho ra bảng xếp hạng và phân tích mới nhất của năm nay. Do chỉ số này không tính đến các hạn chế tạm thời, Nhật Bản một lần nữa đứng đầu bảng xếp hạng với hộ chiếu được miễn thị thực tại 193 điểm đến trên thế giới. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, trong quý đầu năm 2021, các hoạt động dịch chuyển quốc tế chỉ đạt 12% mức trước đại dịch, đồng nghĩa với “khoảng cách giữa khả năng tiếp cận du lịch trên lý thuyết và thực tế, ngay cả với những hộ chiếu cấp cao vẫn còn đáng kể”.
Trong thực tế hiện nay, những chủ sở hữu hộ chiếu Nhật Bản theo lý thuyết có thể đặt chân đến gần 80 địa điểm, ngang bằng với chỉ số của Ả Rập Xê Út ở vị trí 71 (trong khi Ả Rập được phép tiếp cận du lịch tại 58 điểm đến). Top 10 hộ chiếu hầu như không thay đổi so với nửa cuối năm khi Singapore tiếp tục ở vị trí thứ hai (với số điểm 192) và Hàn Quốc đối đầu với Đức ở vị trí thứ ba (với số điểm là 191). Một lần nữa, trong điều kiện thực tế, người có hộ chiếu Singapore hiện có thể đi tới ít hơn 75 điểm đến (tương đương với xếp hạng chỉ số của Kazakhstan, tụt xuống vị trí thứ 74).

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và UAE
Thậm chí ngay cả các quốc gia đã xử lý khá thành công dịch bệnh trong nước cũng như phân bổ vaccine vẫn chịu những hạn chế du lịch. Vương quốc Anh và Hoa Kỳ cùng với Thụy Sĩ, Bỉ và New Zealand đều suy giảm quyền lực hộ chiếu kể từ khi cùng giữ vị trí đầu bảng vào năm 2014. Trên lý thuyết, người có hộ chiếu Anh và Mỹ được phép lui tới 187 địa điểm trên toàn cầu nhưng sự thực là chưa đầy 60 nơi hiện mở cửa cho du khách đến từ Anh, với Hoa Kỳ con số này là 61.
Như thường lệ, 10 cái tên sáng giá còn lại trong chỉ số Hộ chiếu đến từ khu vực Châu Âu. Phần Lan, Ý, Luxembourg, Tây Ban Nha đứng vị trí thứ tư; Áo, Đan Mạch xếp thứ năm trong khi Pháp, Ireland, Netherlands, Bồ Đào Nha và Thụy Điển đồng hạng sáu. Về phương diện tự do đi lại, thành công nhất trong thập kỷ qua là Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tăng 22 hạng từ vị trí 90 đến hạng 68, khối UAE càng nổi bật hơn tăng đột biến từ 65 lên vị trí 15. Hai quốc gia trên ngày càng củng cố chặt chẽ quan hệ ngoại giao ngoài thế giới nhằm đưa công dân của mình tiếp cận dễ dàng với 174 điểm đến so với con số 67 khiêm tốn cách đây một thập kỷ.
Bất bình đẳng hộ chiếu
Christian H. Kaelin, chủ tịch của Henley & Partners cho biết: “Nhiều quốc gia đã rất khó khăn trong xử lý cuộc khủng hoảng toàn cầu và ưu tiên duy trì trạng thái kiểm soát trong nước, hạn chế mở cửa với nước ngoài. Chủ nghĩa biệt lập ngày càng tăng và sự phi toàn cầu hóa chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc đối với nền kinh tế thế giới và làm giảm đáng kể tính di động toàn cầu”. Không những vậy, hiện trên thế giới gia tăng tình trạng bất bình đẳng hộ chiếu trong kỷ nguyên mới.
Những người giữ tấm hộ chiếu Nhật Bản được miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại điểm đến nhiều hơn 167 điểm đến so với công dân Afghanistan dưới cùng của bảng xếp hạng bởi họ chỉ được ghé thăm 26 điểm mà không cần thị thực. Đó là một khoảng cách lớn vẫn luôn tồn tại giữa các quốc gia kể từ khi chỉ số này ra đời.

Robert Maciejewski, CEO của Văn phòng Y tế Gia đình Thụy Điển cho biết: “Áp dụng rộng rãi hộ chiếu Covid là một thực tế hậu đại dịch. Tuy nhiên có rất ít khả năng triển khai hộ chiếu Covid ở hầu hết các quốc gia dân chủ ngay cả khi thực hiện các nghĩa vụ pháp lý để được cấp quyền. Không có hộ chiếu sẽ dẫn đến hạn chế quyền tự do trong du lịch và cả cuộc sống hàng ngày”. Kaelin của Henley chỉ ra: “Do sự chênh lệch toàn cầu về các chương trình tiếp cận và triển khai vaccine, hộ chiếu Covid chắc chắn sẽ làm gia tăng thêm bất bình đẳng hộ chiếu trên toàn thế giới”.
IATA, Hiệp hội Thương mại Hàng không toàn cầu hoan nghênh các quốc gia cho phép khách du lịch đã tiêm chủng bỏ qua giai đoạn cách ly, đồng thời cho rằng tự do du lịch nên được phổ cập hậu đại dịch. Wille Walsh, Tổng giám đốc của IATA chỉ ra: “Dữ liệu cho thấy không nên hạn chế những khách du lịch đã tiêm phòng và sàng lọc giúp mở ra biên giới an toàn cho những người không được tiêm chủng”. Báo cáo của Henley cũng bình luận về cách tiếp cận theo chủ nghĩa bảo hộ được nhiều Chính phủ áp dụng nhằm đối phó với đại dịch, trong đó nếu nhiều quốc gia thực hiện hợp tác sẽ mang lại tác động có lợi hơn trên toàn cầu.
Top 10 hộ chiếu quyền lực nhất năm 2021:
1. Nhật Bản (193 điểm đến)
2. Singapore (192)
3. Đức, Hàn Quốc (191)
4. Phần Lan, Ý, Luxembourd, Tây Ban Nha (190)
5. Áo, Đan Mạch (189)
6. Pháp, Ireland, Netherlands, Bồ Đào Nha, Thụy Điển (188)
7. Bỉ, New Zealand, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ (187)
8. Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta, Norway (186)
9. Úc, Canada (185)
10. Hungary (184)
Top 10 hộ chiếu “lép vế” nhất
108. Triều Tiên (39 điểm đến)
109. Nepal (38)
110. Các lãnh thổ vùng Palestinian (37)
111. Somalia (34)
112. Yemen (33)
113. Pakistan (32)
114. Syria (29)
115. Iraq (28)
116. Afghanistan (26)
Một số chỉ số khác
Henley & Partner là một trong số các chỉ số do các công ty tài chính tạo ra nhằm xếp hạng hộ chiếu toàn cầu theo quyền truy cập điểm đến của công dân các nước. Chỉ số Hộ chiếu Henley dựa trên dữ liệu được cung cấp bởi IATA, bao trùm 199 hộ chiếu các nước và 227 địa điểm du lịch. Chỉ số này cập nhật theo thời gian thực qua các năm và thay đổi khi các chính sách thị thực mới có hiệu lực.
Chỉ số của Arton Capital's xem xét hộ chiếu của 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và sáu vùng lãnh thổ gồm có Đài Loan, Ma Cao, Hồng Kông, Kosovo, Palestinian và Vatican.
TL
Bài liên quan
#hộ chiếu

Đức, Tây Ban Nha và Cộng hòa Czech dừng công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam
Lý do được các quốc gia đưa ra là "hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam được cấp từ ngày 1/7/2022 không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về thông số ICAO".

Thí điểm cấp hộ chiếu phổ thông qua cổng dịch vụ công
Công dân có thể chủ động khai tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu qua mạng Internet vào bất cứ kỳ thời gian, địa điểm nào, bằng các phương tiện có kết nối Internet mà không phải đến trực tiếp cơ quan xuất nhập cảnh để xếp hàng nộp tờ khai, chụp ảnh.

Bộ Công an sắp cấp hộ chiếu gắn chip có giá trị sử dụng trong 10 năm
Từ ngày 14-8-2021, hộ chiếu kiểu mới có gắn chip được đặt trong bìa sau của hộ chiếu và hộ chiếu phổ thông sẽ đổi trang bìa sang màu xanh tím. Ngoài ra, hộ chiếu, giấy thông hành được cấp trước ngày 1-1-2022 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong giấy tờ này. Theo quy định mới, công dân từ đủ 14 tuổi có quyền được làm hộ chiếu phổ thông hoặc hộ chiếu gắn chip điện tử. Hộ chiếu có giá trị sử dụng trong 10 năm.

Châu Âu: Hàng nghìn người biểu tình phản đối hộ chiếu vắc xin
Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Helsinki, London, Paris và Stockholm.

Vietnam Airlines chính thức thử nghiệm hộ chiếu sức khỏe điện tử
Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines chính thức triển khai thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử IATA Travel Pass.
Đọc thêm Du lịch
Hòa Bình: Triển khai nhiệm vụ công tác du lịch những tháng cuối năm 2022
Ngày 15/8, tại huyện Tân Lạc, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) du lịch tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Toàn chủ trì hội nghị của BCĐ du lịch tỉnh đánh giá công tác du lịch 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2022.
Cơ hội nào từ famtrip?
Ngay thời điểm du lịch bước vào mùa cao điểm, một chương trình khảo sát điểm đến du lịch Quảng Bình (famtrip) do Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh tổ chức cho các đơn vị lữ hành lớn, chuyên gia du lịch được đánh giá là “cơ hội vàng” để doanh nghiệp (DN) du lịch Quảng Bình kết nối, quảng bá sản phẩm.
Báo Hàn Quốc giải thích vì sao người nước ngoài thích du lịch Nha Trang
Báo Asean Express (Hàn Quốc) vừa mới đăng tải bài viết “Vì sao người nước ngoài thích du lịch Nha Trang?”. Từ những trải nghiệm bản thân, tác giả chia sẻ cảm nhận về những điểm độc đáo của phố biển Nha Trang làm nên sức hút đối với du khách quốc tế.
Đà Nẵng: Tái khởi động thị trường du lịch Hàn Quốc
Ngày 8/8, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng đã tổ chức một sự kiện tại thành phố Seoul nhằm quảng bá các điểm đến trong thành phố, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương nắm bắt thông tin về xu hướng thị trường và kết nối với các đối tác Hàn Quốc.
Ba Vì (Hà Nội): Từng bước phục hồi du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Những năm qua do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, ngành du lịch tại Ba Vì, Hà Nội hầu như tê liệt; Nhưng hiện nay ngành du lịch Ba Vì đang từng bước phục hồi, thu hút du khách thập phương tới khám phá tham quan. Đặc biết với sự quan tâm của chính quyền địa phương huyện Ba Vì, đầu tư trọng điểm, bài bản, xắp tới phấn đấu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bến Tre: Khai thác hiệu quả "mỏ vàng" Du lịch nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp đã trở thành điểm nhấn của ngành du lịch Bến Tre. Theo các chuyên gia, du lịch nông nghiệp được xem là "mỏ vàng" của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhưng đến nay loại hình này vẫn chưa phát huy hiệu quả bởi sự phát triển chưa đồng bộ, thiếu đầu tư bài bản...
Vĩnh Phúc: Du lịch "cất cánh" trong điều kiện bình thường mới
Trong bối cảnh bình thường mới "thích ứng linh hoạt", du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nửa đầu năm đã cất cánh với đà tăng trưởng ngoạn mục, đạt 62% kế hoạch của cả năm 2022.
Tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022”
Từ ngày 17/9/2022 đến ngày 21/9/2022, UBND tỉnh Long An tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022”, nhằm góp phần đưa du lịch Long An ngày càng phát triển; tạo điểm nhấn để phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và làng nghề truyền thống.
Liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia – Quảng Nam 2022, chiều 02/8 tại Sở TT&TT phối hợp với Sở VHTT & DL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp báo nhằm thông tin về Hội nghị sơ kết Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Chuyển mục đích sử dụng hơn 60 ha đất rừng vùng lòng hồ Hòa Bình làm dự án du lịch
HĐDN tỉnh Hòa Bình vừa thông qua các nghị quyết về chuyển mục đích sử dụng đất rừng để thực hiện dự án du lịch trên khu vực lòng hồ Hòa Bình.