Thứ hai 21/04/2025 01:57
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hiểu đúng về “nhiễm đột phá” và tác động tới vaccine Covid-19

13/08/2021 10:59
Trong hầu hết các trường hợp, “đột phá” có nghĩa là đột ngột, bất ngờ. Với Covid-19, cụm “nhiễm đột phá” (breakthrough infection) được sử dụng để mô tả tình trạng vi-rút phá vỡ khả năng miễn dịch bảo vệ của vaccine, tuy nhiên hiện tượng này đôi khi b

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Cụ thể hơn, đối với cộng đồng y tế và giới khoa học, sự “lây nhiễm đột phá” biểu thị kết quả ngược lại hay nói cách khác đây là bằng chứng chứng minh vaccine đang thực hiện đúng chứng năng. Vậy thì, vaccine hoạt động hiệu quả như thế nào và có ý nghĩa gì nếu một người vẫn bị nhiễm bệnh sau tiêm chủng?

Trước tiên, hãy xem dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, được phân tích bởi nhóm y tế của CNN. Số liệu cho thấy hơn 164 triệu người ở Hoa Kỳ đã được tiêm chủng đầy đủ chống lại Covid-19 tính đến đầu tháng Tám. Phân tích dữ liệu của cơ quan này chỉ ra ít hơn 0,001% trong số đó (1.507 người) tử vong và ít hơn 0,005% (7.101 người) được báo cáo đã nhập viện do Covid-19. Mặc dù báo cáo cho CDC không bắt buộc trên toàn quốc nhưng với số liệu hơn 49 tiểu bang đóng góp, CDC xem đây là một bản thống kê nhanh về hiệu quả vaccine. Kết quả thu được cho thấy hơn 99,99% những người được tiêm chủng đầy đủ không có trường hợp đột phá nào của Covid-19 dẫn đến nhập viện hoặc tử vong. Tuy rằng một số dữ liệu được tập hợp trước khi biến thể Delta hoành hành trên đất Mỹ, gây tỷ lệ lây nhiễm cao nhưng theo cuộc khảo sát của Kaiser Family Foundation được công bố vào tháng 7, trong số hơn 18 tiểu bang đã báo cáo dữ liệu, cứ 100 trường hợp nhập viện và tử vong thì có ít nhất 95 trường hợp chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Về các trường hợp tiêm phòng đầy đủ nhưng có kết quả xét nghiệm dương tính sau đó đã được lí giải ở bài viết trước. Toàn bộ tình huống nêu trên đặt ra câu hỏi về thuật ngữ “lây nhiễm đột phá” có đang được dùng đúng tính chất hay không. Theo tiến sĩ Sanjay Gupta, thuật ngữ này dường như không đủ sắc thái để mô tả những gì đang xảy ra mà chỉ mang tính chất cảnh báo.

Tìm kiếm một thuật ngữ tốt hơn

Giới khoa học không phải ai cũng đồng tình với cụm “lây nhiễm đột phá”. Tiến sĩ Carlos Del Rio, giáo sư y khoa xuất sắc tại Khoa Các bệnh Truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Emory, cho biết: “Tôi ghét nó (lây nhiễm đột phá) vì thuật ngữ này nhấn mạnh điều mà nhiều loại vaccine vẫn đang làm và chúng ta đều biết... Tôi nghĩ đột phá đã trở thành một thuật ngữ đánh đồng với sự thiếu hiệu quả”. Del Rio lưu ý rằng vaccine được thiết kế đặc biệt để bảo vệ chống lại các tình trạng nghiêm trọng hay tử vong, và đó là những gì các thử nghiệm vaccine lớn tìm kiếm.

Tiến sĩ Barney Graham, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vaccine tại Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm giải thích: “Các loại vaccine được thiết kế để tập chung chống lại các chuyển biến bệnh ở đường hô hấp dưới (phổi) chứ không phải đường trên (mũi và họng)”. Như vậy, một người bị bệnh nặng khi vi-rút xâm nhập vào phổi, đó chính xác là nơi vaccine tạo ra hàng rào bảo vệ tốt nhất. Vaccine kích hoạt tạo ra các globulin miễn dịch, có chức năng như kháng thể. Chất chính được tạo ra bởi vaccine là immunoglobulin G (IgG) dễ dàng di chuyển từ máu vào đường hô hấp dưới (phổi), nơi có thể ngăn chặn vi rút. Mức độ IgG trong máu cần thiết để xâm nhập vào các mô của đường hô hấp trên (mũi và họng) cao hơn nhiều và đó là lý do tại sao việc ngăn chặn vi-rút phát triển trong mũi trở nên khó khăn hơn.

Đó cũng là lý do tại sao Graham cho biết các nhà khoa học không mong đợi vaccine hoàn toàn có thể ngăn ngừa lây nhiễm. Ông chia sẻ: “Chúng ta rất may mắn rằng vaccine đã ngăn chặn ở một mức độ nào đó và kiểm soát các biến thể trước đấy”.

Do đó, khi biến thể Delta dễ lây truyền hơn đồng nghĩa với có nhiều trường hợp nhiễm bệnh chắn chắn sẽ xảy ra cả trong nhóm được tiêm chủng và không được tiêm chủng. Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt giữa hai nhóm này khi nói đến khả năng bảo vệ trước chuyển biến nặng so với các trường hợp bệnh nhẹ hay không có triệu chứng.

Cố vấn y tế chính của Tổng thống Joe Biden, Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc NIAID đồng ý với quan điểm này. “Các loại vaccine đang thực hiện chính xác những gì được thiết kế và yêu cầu, bảo vệ người dân không phải nhập viện hay tình trạng nghiêm trọng, gảim nguy cơ tử vong”, Fauci cho biết tại cuộc họp báo Covid-19 Response của Nhà Trắng vào tuần trước. Ông nói: “Một điểm quan trọng cần nêu ra là tỷ lệ người được tiêm chủng, ngay cả khi được bảo vệ ở mức độ cao, thì số lượng tuyệt đối các ca nhiễm đột biến vẫn có thể xuất hiện” và nhấn mạnh “vaccine giúp giảm tỷ lệ bệnh 8 lần, giảm 25 lần các trường hợp nhập viện và tỷ lệ tử vong giảm 25 lần”.

Sau tất cả, con số chính xác về “lây nhiễm đột phá” rất khó xác định. Một lần nữa, một phần là do không có dữ liệu trên toàn quốc về các trường hợp đột phá nhẹ và không có triệu chứng. Bên cạnh đó, giới chức không thể kiểm tra định kỳ các loại vaccine đã được tiêm chủng.

Khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến số lượng các trường hợp được gọi là đột phá (và nhận thức của chúng ta về mức độ hiệu quả của vaccine) là mức độ kháng thể vi-rút cho dù thông qua miễn dịch cộng đồng hay tiêm vaccine thường suy yếu theo thời gian.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu câu hỏi về khả năng miễn dịch theo thời gian vàvẫn cần thêm dữ liệu để biết chắc chắn khả năng bảo vệ khỏi vi-rút kéo dài trong bao lâu. Ngay cả khi khả năng miễn dịch của những người được tiêm chủng giảm đi vài tháng hoặc vài năm sau khi tiêm mũi thứ hai, điều đó không có nghĩa là vaccine không hoạt động.

Tiến sĩ Monica Gandhi, giáo sư y khoa kiêm phó bộ phận Phòng HIV, Bệnh truyền nhiễm và Y học toàn cầu tại Đại học California San Francisco và Bệnh viện Đa khoa San Francisco cho biết: “Đây là cách hệ thống miễn dịch được thiết kế. Các globulin miễn dịch giảm theo thời gian là điều bình thường”. Bà giải thích thêm máu và mũi của chúng ta không thể chứa tất cả các kháng thể mà chúng từng tạo ra; nếu nồng độ kháng thể không giảm, máu của chúng ta sẽ đặc như bột nhão.

Và khi các kháng thể mất dần ở những nơi như mũi, nơi vi-rút có thể xâm nhập vào cơ thể, Gandhi cho biết chúng ta có thể dễ bị lây nhiễm mức độ nhẹ. Vì vậy, trường hợp này không thực sự là một chức năng của vaccine mà liên quan đến cách hệ thống miễn dịch hoạt động.

Gandhi cho biết khi lượng kháng thể giảm xuống, chúng ta có thể đeo khẩu trang để tránh bị lây nhiễm dù chỉ ở mức độ nhẹ. Và có thể cân nhắc tiêm nhắc lại hoặc cuối cùng là vaccine đường mũi chưa được nghiên cứu thành công.

Khả năng lây nhiễm

Gandhi cũng chỉ ra khi các tế bào T, một yếu tố quan trọng khác của hệ thống miễn dịch gặp vi-rút trong mũi, chúng sẽ tấn công vi rút, khiến nó suy yếu. Vì vậy, ngay cả khi xét nghiệm Covid-19 phát hiện vật chất di truyền của vi-rút, điều đó không có nghĩa là vi-rút nhất thiết phải lây nhiễm như ở người không được tiêm phòng. Gandhi và Graham đều đưa ra quan điểm quan trọng: Tải lượng vi-rút - lượng vi-rút có trong cơ thể một người bị nhiễm bệnh dường như giảm nhanh hơn ở người được tiêm chủng so với người chưa được tiêm chủng, điều này có ý nghĩa lớn đối với khả năng lây truyền.

Graham cho hay: “Hiện tại có dữ liệu cho thấy rằng những người đã được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng có cùng mức độ tại một thời điểm cụ thể. Nhưng nếu theo điều đó theo thời gian, tải lượng vi-rút của những người được tiêm chủng giảm nhanh hơn nhiều. Số lượng vi rút ở những người được tiêm chủng ít hơn rất nhiều so với những người chưa được tiêm chủng. Vì vậy, sẽ có ít sự lây truyền hơn ở những người đã được tiêm chủng”.

Đã đến lúc thay đổi?

Vì tất cả các lý do trên, có lẽ đã đến lúc tạm hoãn thuật ngữ "lây nhiễm đột phá" và tìm kiếm một cái tên mới. Rốt cuộc, vaccine không giống như việc xây dựng một pháo đài bất khả chiến bại mà giống như hàng lính bảo vệ giúp theo dõi và đưa ra cảnh báo sớm về một cuộc tấn công sắp xảy ra đồng thời chiến đấu chống lại vi-rút.

Một cụm từ thay thế mà các nhà khoa học đề xuất là “lây nhiễm sau vaccine” bởi thuật ngữ này không mang hàm ý về sự thất bại của vaccine mà chỉ là một cụm từ trung lập về những gì có thể xảy ra.

Tiến sĩ Francis Collins, giám đốc Viện Y tế Quốc gia, cũng cho rằng “lây nhiễm đột phá” thường gây hiểu lầm: “Tôi nghĩ thuật ngữ này thật khủng khiếp vì nó khiến mọi người sợ hãi và làm nghe như thể vaccine không hoạt động. Để tôi nói rõ ràng điều này: Vaccine cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa các trường hợp nhập viện, những trường hợp nặng hơn 90%. Vì vậy, chúng ta hãy không để ngôn ngữ cản trở điều đó”.

TL (theo CNN)

Tin bài khác
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.
Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh sẽ bao gồm nội dung đánh giá môi trường chiến lược – một bước quan trọng để đảm bảo tính bền vững và gắn kết chặt chẽ giữa sử dụng đất và bảo vệ môi trường sống.
Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025: Những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng

Thị trường bất động sản Việt Nam quý 1/2025 cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét với những cơ hội mới từ FDI, du lịch và hạ tầng – mở ra kỳ vọng tăng trưởng dài hạn.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA): Xây dựng chính sách nhà ở khu vực công tương tự mô hình của Singapore

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị cần xây dựng chính sách nhà ở riêng dành cho đội ngũ công chức, viên chức, trong bối cảnh giá nhà tại các đô thị lớn đang vượt xa khả năng chi trả từ thu nhập thực tế của họ.
Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Bình Dương duyệt quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1

Khi hoàn thiện và đi vào hoạt động, khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 có thể tạo ra khoảng 32.000 việc làm, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bình Dương.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội: Nguồn cung tăng, giá bán hạ nhiệt

Thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung tăng mạnh trong quý 1/2025, nhưng giá bán có dấu hiệu hạ nhiệt sau một năm “nóng sốt”. Cung tăng, giao dịch ổn định, giá giảm nhẹ.
Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Ứng Dụng AI: Động lực tăng trưởng bất động sản công nghiệp xanh

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành yếu tố quan trọng giúp phát triển bền vững ngành bất động sản công nghiệp xanh tại Việt Nam, tạo ra cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Duyệt quy hoạch Khu công nghiệp Phước An tại Đồng Nai

Theo quyết định phê duyệt quy hoạch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành, phân khu xây dựng 1/2000, Khu công nghiệp Phước An có tổng diện tích đất khoảng 330 ha.
Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng công cụ để điều tiết thị trường bất động sản

Chính sách tín dụng là công cụ quan trọng điều tiết thị trường bất động sản, ngăn bong bóng và đảm bảo ổn định kinh tế, như các quốc gia đã thành công áp dụng.
Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Bộ Xây dựng triển khai giải pháp tháo gỡ các dự án nghìn tỷ dở dang, chống lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, theo công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam 2025: Cơ hội và thách thức

Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2025 có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với thách thức lớn từ nguồn cung hạn chế và yêu cầu khắt khe về mặt bằng.
Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội có giúp thị trường bất động sản năm 2025 bớt "nóng"?

Nhà ở xã hội đang trở thành động lực quan trọng phát triển thị trường bất động sản trong năm 2025, khi phân khúc nhà ở bình dân thiếu trầm trọng.
Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Nhà đầu tư đổ xô săn đất: Cơ hội hay cơn sốt ảo?

Cùng với việc chính sách tín dụng nới lỏng, bất động sản đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ, nhưng liệu đây là cơ hội thật hay chỉ là những cơn sóng đầu cơ ảo?
TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

TP Huế đầu tư 1.143 tỷ đồng mở rộng hạ tầng kết nối sân bay Phú Bài

Dự án đường Tố Hữu nối dài đến sân bay Phú Bài đã khởi công với vốn đầu tư 1.143 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2027, dự án hứa hẹn tăng cường giao thông và thu hút đầu tư cho TP. Huế.
Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Đầu tư gần 15.000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng đẩy nhanh tiến độ, kỳ vọng hoàn thành vào tháng 9/2025 để đồng bộ với sân bay quốc tế Long Thành.