Thứ sáu 09/05/2025 19:31
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị một số vấn đề về hỗ trợ thuế cho DNNVV

12/10/2020 00:00
Ngày 21 tháng 1 năm 2019, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) đã có công văn số 16/CVTWH gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ về việc “hỗ trợ thuế cho DNNVV theo Luật Hỗ trợ DNNVV”. Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập xin giới thệu nộ

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hiệp hội đánh giá rất cao Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính dự thảo Nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội họp vào tháng 5/2019 “Về một số chính sách thuế Thu nhập danh nghiệp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” theo tinh thần của Luật Hỗ trợ DNNVV. Về cơ bản, Hiệp hội nhất trí với việc ban hành Nghị quyết về vấn đề này, song để Nghị quyết đạt được mục tiêu hỗ trợ và tạo điều kiện cho các DNNVV ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; đồng bộ và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan, trong đó có Luật Hỗ trợ DNNVV, có hiệu lực từ 1/1/2018 (Điều 10 Luật số 04/2017/QH14 quy định: DNNVV được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế TNDN), và xem xét kinh nghiệm một số nước về chính sách thuế trong việc hỗ trợ cho DNNVV. Vì vậy Hiệp hội DNNVV kiến nghị một số vấn đề sau:

Vế đối tượng áp dụng: Khẳng định là DNNVV theo Điều 4, Luật Hỗ trợ DNNVV, nếu bao gồm cả Hợp tác xã, thì chưa logic giữa tên của Nghị quyết với đối tượng áp dụng mà Nghị quyết đã nêu (như dự thảo).

Về áp dụng một số chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp: Hiệp hội DNNVV Việt Nam đề nghị bổ sung và làm rõ một số vấn đề sau: Đối tượng miễn thuế TNDN là các DNNVV mới thành lập, gồm DNNVV thành lập mới từ hộ, cá nhân kinh doanh và DNNVV mới thành lập không từ hộ kinh doanh; thay vì dự thảo chỉ đề xuất miễn thuế TNDN cho các DNNVV thành lập mới từ hộ, cá nhân kinh doanh.

Về thời gian miễn thuế: Hiệp hội DNNVV Việt Nam đề xuất mở rộng đối tượng miễn thuế TNDN và thời gian miễn thuế TNDN là 3 đến 5 năm vì ở Việt Nam, DNNVV chiếm tỷ lệ lớn (98%) trong tổng số doanh nghiệp và được xác định là “động lực tăng trưởng" cùa nền kinh tế. Với vai trò này, việc hỗ trợ DNNVV phải được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển cùa quốc gia. Đối với doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, đa số họ có năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản trị và kinh nghiệm nghiên cứu thị trường.. Vì thế năng lực cạnh tranh hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng. Nhưng để thu hút đầu tư, cảc chính sách của Việt Nam đã thế hiện rất rõ ưu đãi về thuế, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, về miễn, giảm thuế từ 5 đến 10 năm... Do đó cần điều chỉnh thời hạn miễn thuế hợp lý hơn đối với DNNVV. Nhiều quốc gia trên thế giới có hỗ trợ DNNVV thông qua các chính sách khác nhau nhằm tạo điều kìện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của DNNVV. Trong đó, tập trung vào các chính sách Bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ DNNVV huy động vốn trên thị trường tài chính, miễn hoặc giảm thuế để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ đổi mới KH&CN… Trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, một số quốc gia cũng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khẩn cấp như thực hiện giảm và giãn thuế cho DNNW nhằm giúp cho các DNNVV vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất. Đơn cử như Malaysia thực hiện ưu đãi thuế cho các dự án mới quan trọng từ 01/1/2016, theo đó miễn 100% thuế TNDN trong 5 năm đối với các DN thành lập mới và tối đa là 10 năm đối với DN thưc hiện dự án sản xuất thực phẩm mới.

Thuế suất thuế TNDN nên là 15% đối với tất cả các DNNVV (thay vì dự thảo quy định 15% đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 3 tỷ và số lao động tham gia bảo hiếm xã hội bình quân không quá 10 người; và thuế suất 17% đối với doanh nghiệp có doanh thu từ 3 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người). Hiệp hội DNNVV Việt Nam đề xuất mức thuế suất 15% với một số căn cứ sau: Số DNNVV có tỷ lệ lớn (98% trong tổng doanh nghiệp), nhưng hầu hết quy mô nhỏ, trình độ quản lý còn hạn chế, công nghệ còn lạc hậu, lợi nhuận thấp, vì thế thuế TNDN đóng góp vào NSNN không nhiều (Theo số liệu của Tổng Cục Thuế, năm 2015, số DNNVV có doanh thu đến 3 tỷ đồng chiếm 69, 4% DN (387. 863 DN) trong số DN nộp thuế, số DN có doanh thu dưới 1 tỷ đồng, chiếm 56% (313 914 DN). Do đó, giảm thuế TNDN cho DNNVV ở mức 15% không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Quy định một mức thuế suất là 15%, thể hiện rõ sự hỗ trợ từ thuế đối với các DNNVV (hoặc quy định mức thuế suất đối với DNNVV bằng 75% so với mức thuế suất thuế TNDN phổ thông). Điều này phù hợp với các quy định hiện hành về hỗ trợ DNNVV trong Luật hỗ trợ DNNVV.

Kinh nghiệm một số nước quy định thuế suất thuế TNDN đối với DNNVV cũng được Chính phủ xem xét hỗ trợ để doanh nghiệp phát triển. Ví dụ như Lít-va có chính sách hỗ trợ về thuế suất đối với doanh nghiệp nhỏ, theo đó doanh nghiệp sử đụng dưới 10 lao động và có thu nhập hàng năm là 400 000 USD thì được hưởng thuế suất 5% (so với mức thuế suất phổ thông 15%). Thái Lan, mức thuế suất thuế TNDN phố thông là 20%, nhưng các DNNVV có thu nhập chịu thuế từ 300 000 bạt trở xuống được miễn thuế; từ 300.001 - 3.000.000 bạt được áp dụng mức thuế suất 15% và trên 3.000.000 bạt áp dụng mức thuế suất 20%. Trung Quốc, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%, doanh nghiệp nhỏ được áp dụng mức thuế suất là 10% - 20% tùy theo mức thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp & hội nhập

Tin bài khác
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.