Thứ sáu 09/05/2025 17:37
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Hiệp định thương mại tự do Israel-UAE chính thức có hiệu lực

27/03/2023 23:54
Hiệp định FTA song phương giữa Israel-UAE một mặt được kỳ vọng sẽ giảm thuế quan và giảm chi phí đời sống, mặt khác đẩy mạnh hoạt động giao thương giữa hai nước.
Ảnh minh họa
Từ trái qua: Đại sứ UAE tại Israel Mohamed Mahmoud Al-Khaja, Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Ngoại giao Eli Cohen.

Ngày 26/3, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã chính thức có hiệu lực sau khi hai bên ký kết một thỏa thuận hải quan, đánh dấu thỏa thuận kinh tế đầu tiên mà Tel Aviv đạt được với một quốc gia Arab.

Theo Tân Hoa xã, Văn phòng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ra tuyên bố nêu rõ Ngoại trưởng Israel Eli Cohen và Đại sứ UAE tại Israel Mohamed Al Khaja đã tham gia lễ ký nói trên trước sự chứng kiến của Thủ tướng Netanyahu. Sự kiện này đã kích hoạt FTA mà hai bên đạt được vào tháng 5/2022 chính thức có hiệu lực. Tuyên bố cũng nhấn mạnh hiệp định FTA song phương giữa Israel-UAE một mặt được kỳ vọng sẽ giảm thuế quan và giảm chi phí đời sống, mặt khác đẩy mạnh hoạt động giao thương giữa hai nước.

Hiệp định thương mại tự do giữa Israel và UAE sẽ là động lực tăng trưởng chủ đạo để tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại song phương cũng như sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai nước. Năm 2022, trao đổi thương mại giữa Israel và UAE đạt trên 2,5 tỷ USD (không tính xuất nhập khẩu phần mềm và dịch vụ) và do đó, UAE đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 16 của Israel. Ngay khi Hiệp định thương mại tự do với UAE có hiệu lực, Bộ Ngoại giao Israel dự báo quy mô trao đổi thương mại song phương sẽ tăng lên đáng kể, điều này sẽ dẫn đến tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm tại thị trường Israel và cũng sẽ làm giảm chi phí sinh hoạt ở Israel

Cụ thể, ngoài ra các công ty của Israel sẽ có cơ hội tham gia các gói thầu của Chính phủ UAE. FTA giữa Israel và UAE bao gồm các lĩnh vực như quy định pháp lý, hải quan, dịch vụ, hoạt động mua sắm của Chính phủ, thương mại điện tử và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng 96% hàng hóa trao đổi giữa Israel và UAE, trong đó có thực phẩm, nông nghiệp, mỹ phẩm, dược phẩm và thiết bị y tế sẽ được miễn thuế quan. Một số mặt hàng sẽ được miễn thuế ngay lập tức và các mặt hàng còn lại sẽ từng bước được hưởng chính sách miễn thuế theo thời gian.

Ngoại trưởng Israel Eli Cohen nhấn mạnh sự kiện FTA chính thức có hiệu lực là một thông tin quan trọng đối với nền kinh tế Israel, cũng như đối với việc tăng cường các mối quan hệ với UAE. Đây cũng được coi là minh chứng mới cho vai trò quan trọng của Hiệp định Abraham.

Hiệp định Abraham gồm hàng loạt thỏa thuận mà Israel đạt được với UAE và Bahrain vào năm 2020 tại Maroc, thông qua vai trò trung gian của Mỹ, nhằm thiết lập các mối quan hệ ngoại giao.

Bộ Ngoại giao Israel cho biết UAE hiện là đối tác thương mại lớn thứ 16 của nước này. Kim ngạch thương mại song phương năm ngoái đạt hơn 2,5 tỷ USD. Con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên 5 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2024.

Trước đây, Israel và UAE đã ký Thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 2020 như một phần của Thỏa thuận Abraham do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 2020 đạt được giữa hai nước là một trong hàng loạt các thỏa thuận do Hoa Kỳ làm trung gian được gọi là Thỏa thuận Abraham. Sau khi ký Thỏa thuận bình thường hóa, hai nước cũng đã bắt tay vào khởi xướng và triển khai một loạt dự án hợp tác, bao gồm quỹ nghiên cứu và phát triển chung để thúc đẩy các dự án công nghệ của các công ty Israel và UAE.

Hiện Israel cũng đang xúc tiến đàm phán với Bahrain nhằm ký kết một hiệp định thương mại tự do.

Ngọc Phi (TH)

TAGS:

Tin bài khác
Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu chạm đáy, nhưng nguồn cung từ Ấn Độ sẽ kìm hãm đà phục hồi

Giá gạo toàn cầu đã ổn định ở mức thấp sau cú giảm gần 30%, nhưng triển vọng phục hồi bị kìm hãm bởi nguồn cung dư thừa lớn từ Ấn Độ và châu Á.
Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Vì sao thị trường Ấn Độ vẫn vững vàng giữa căng thẳng với Pakistan ?

Bất chấp leo thang căng thẳng với Pakistan, thị trường tài chính Ấn Độ vẫn ổn định nhờ nền tảng vĩ mô vững chắc, nhu cầu nội địa mạnh và kỳ vọng thu hút dòng vốn ngoại.
Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 6 liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tiếp tục mua ròng vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc giá vàng tiệm cận mức kỷ lục và các rủi ro kinh tế gia tăng, phản ánh xu hướng thoát ly USD trong quản lý dự trữ quốc gia.
Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung

Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng điểm khi Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, và Mỹ - Trung xác nhận nối lại đàm phán thương mại sau nhiều tháng căng thẳng leo thang.
Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD phục hồi, thị trường chờ đợi quyết định từ Fed

Đồng USD tăng trở lại sau hai ngày giảm liên tục nhờ tín hiệu tích cực trong dữ liệu kinh tế Mỹ. Giới đầu tư chuyển hướng kỳ vọng, chờ quyết định chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.
Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á

Đồng USD suy yếu đã kéo theo làn sóng tăng giá mạnh của nhiều đồng tiền châu Á, buộc các ngân hàng trung ương khu vực can thiệp để bảo vệ xuất khẩu và ổn định thị trường.
OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

OPEC+ nâng sản lượng dầu thêm 411.000 thùng/ngày từ tháng 6

Liên minh các nước sản xuất dầu mỏ OPEC+ đã nhất trí nâng sản lượng lần thứ hai liên tiếp vào tháng 6, đánh dấu bước tiếp theo trong kế hoạch đảo ngược chính sách cắt giảm sản lượng.
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư Trung Quốc ồ ạt đổ dòng tiền kỷ lục vào các quỹ vàng

Nhà đầu tư Trung Quốc đã rót 7,4 tỷ USD vào các quỹ vàng trong tháng 4/2025, giữa lúc bất ổn toàn cầu leo thang khiến vàng trở thành kênh trú ẩn hấp dẫn nhất.
Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Hoa Kỳ sẽ có kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 02/6/2025

Dự kiến, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ xem xét ngành sản xuất nội địa và đưa ra kết luận với pin năng lượng mặt trời Việt Nam vào ngày 2/6/2025.
Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Vàng trở thành "cứu tinh" khi USD và trái phiếu Mỹ mất dần sức hút

Giá vàng thế giới chạm mốc 3.500 USD/ounce, đánh dấu kỷ lục mới khi giới đầu tư toàn cầu đổ xô tìm nơi trú ẩn, giữa lúc niềm tin vào đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ suy giảm nhanh chóng.
Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Chứng khoán Mỹ bật tăng nhờ kỳ vọng mới về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Phố Wall khởi sắc khi các quan chức phát tín hiệu lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, giúp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, Dow Jones và Nasdaq cùng tăng trưởng 2,7% trong phiên 22/4.
Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ với thép phẳng tại Ấn Độ

Việt Nam nằm trong danh sách các nước không được miễn trừ thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với năm loại sản phẩm thép phẳng do thị phần tại Ấn Độ vượt quá ngưỡng 3%.
Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Điện gió và điện mặt trời sẽ tăng mạnh trong năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 21/4 dự báo công suất phát điện toàn cầu từ năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2025, với mức tăng lần lượt vượt 10% và 30% so với năm trước.
Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tới 15/4 xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt 11,97 tỷ USD

Tính tới ngày 15/4/2025, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,08 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu nông sản đạt 3,89 tỷ USD, tăng 8,7%.
Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Cổ phiếu tiêu dùng châu Á “lên ngôi” giữa bão thuế quan

Khi căng thẳng thương mại leo thang, dòng tiền đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng để tìm đến nhóm tiêu dùng thiết yếu châu Á – nơi được xem là “vùng trú ẩn an toàn” nhờ nhu cầu nội địa ổn định.