
Hàng trăm nghìn lao động khu vực phía Nam mất việc, nguyên nhân là gì?
Những ngày giáp tết đến gần, hàng trăm doanh nghiệp với 631.329 lao động bị ảnh hưởng đến việc làm dẫn đến tình trạng bị mất việc, giảm giờ làm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống kinh tế dịp cuối năm. Vậy người dân sẽ đi đâu?
Hiện nay, các doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam bị cắt giảm đơn hàng nên người lao động cũng cần nhận thức đầy đủ, biết rõ quyền, trách nhiệm của mình, đặc biệt là chính sách bảo hiểm thất nghiệp để có việc làm bền vững, trong thời gian tới. Tiếp đến người lao động cũng cần chủ động học thêm nghề, trang bị kiến thức, đồng thời chủ động tới các Trung tâm dịch vụ việc làm để được tư vấn, giới thiệu việc làm.

Mới đây theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì 25 địa phương, đơn vị, ngành có người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng. Các ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều nhất là chế biến gỗ, dệt may, da giày, điện tử, thực phẩm, dịch vụ, du lịch với 631.329 lao động bị ảnh hưởng đến việc làm. Những doanh nghiệp này chủ yếu tập trung khu vực phía Nam.
Theo đại diện Liên đoàn Lao động TP.HCM chia sẻ: Do ảnh hưởng tình hình thế giới, nhiều doanh nghiệp trong nước không có đơn hàng mới, hoặc giảm đơn hàng, nhất là ngành chế biến gỗ, da, giày, dệt, may... Nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm giờ làm, không tăng ca, cho công nhân nghỉ việc luân phiên, ứng phép năm 2023, tạm hoãn thậm chí chấm dứt hợp đồng. Hiện nay đã có 155 doanh nghiệp với hơn 50.150 người lao động trên địa bàn bị ảnh hưởng. Thu nhập của người lao động bị giảm sâu, doanh nghiệp khó khăn, dự báo Tết năm nay, có những doanh nghiệp sẽ không có tiền thưởng Tết.
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội chia sẻ: Hiện nay chưa ghi nhận phản hồi từ các doanh nghiệp tại Hà Nội về tình trạng cắt giảm lao động, tuy nhiên, tại một số tỉnh thành phố phía Nam có hiện tượng doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ hàng loạt. Nguyên nhân có thể do thiếu đơn hàng hoặc nguyên vật liệu.
Còn theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội: Đây là giai đoạn phục hồi của thị trường lao động, nhiều doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực sau đại dịch. Thị trường lao động sẽ chịu tác động theo hướng xấu trong thời gian tới. Để giảm bớt những chi phí, doanh nghiệp vẫn có thể sẽ cắt giảm phúc lợi, tiền lương và hợp đồng lao động trong thời gian tới.
Các Trung tâm dịch vụ việc làm cần tăng cường thông tin về thị trường lao động, hỗ trợ giới thiệu việc làm cho lao động mất việc và tư vấn cho doanh nghiệp giải quyết chính sách cho người lao động. Đặc biệt, các trung tâm cần nắm vững thông tin thị trường lao động để giải quyết sớm việc làm cho người lao động trong lúc khó khăn.
Vũ Tiến
Cùng chuyên mục


Ngành dệt may kỳ vọng kịch bản xuất khẩu thuận lợi năm 2023

Các phiên bản mới trên thị trường ô tô Việt cho người dùng nhiều sự lựa chọn trong năm 2023

Bộ Tài chính cẩn trọng điều hành giá ngăn lạm phát cả năm 2023

Mercedes-Benz Việt Nam là hãng xe đầu tiên công bố tăng giá xe cho năm 2023

Năm 2022, Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?