Thứ năm 28/11/2024 18:05
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hàng loạt giải thưởng quốc tế: Bước phát triển vượt trội của du lịch Việt Nam

08/12/2020 08:05
Giữa những ảm đạm khi ngành du lịch gần như đóng băng trong năm 2020 do đại dịch Covid-19 gây ra và cũng chưa biết ngày nào sẽ hồi phục trở lại, thì những giải thưởng từ các tổ chức uy tín quốc tế dành cho du lịch Việt Nam giống như điểm sáng.

Những giải thưởng danh giá

Cuối tháng 11, tại thủ đô Moscow (Nga), Oscar của ngành du lịch thế giới- World Travel Awards đã công bố các giải thưởng du lịch thế giới năm 2020. Việt Nam, một lần nữa, lại vượt qua các ứng viên sáng giá như Brazil, Ai Cập, Hy Lạp, thủ đô Moscow (Nga), Porto và vùng phía Bắc (Bồ Đào Nha), Saudi Arabia, được xướng tên ở hạng mục "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2020".

Đà Nẵng luôn là một điểm đến du lịch thu hút cả khách nội địa và khách quốc tế
Đà Nẵng luôn là một điểm đến du lịch thu hút cả khách nội địa và khách quốc tế.

Ngoài giải thưởng trên, Việt Nam còn được vinh danh với nhiều giải thưởng khác, từ lữ hành, hàng không, điểm đến, khách sạn, resort... Cụ thể, khu du lịch Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) của Tập đoàn Sun Group được vinh danh với 3 giải thưởng: Điểm du lịch biểu tượng hàng đầu châu Á, Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu châu Á (dành cho Cầu Vàng) và Cáp treo hàng đầu thế giới. Danh hiệu Điểm du lịch văn hóa hàng đầu thế giới và Điểm du lịch có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn hàng đầu thế giới thuộc về khu du lịch Sun World Fansipan Legend, cũng của Tập đoàn Sun Group. Sân bay Vân Đồn của tập đoàn này cũng đạt giải Sân bay khu vực hàng đầu thế giới 2020. Khách sạn thân thiện với môi trường hàng đầu thế giới thuộc về InterContinental Danang Sun Peninsula resort. Nhà điều hành tour du lịch nhóm hàng đầu thế giới 2020 được trao cho Vietravel…

Sun World Fansipan Legend
Sun World Fansipan Legend.

Trước đó, tại lễ trao giải World Travel Awards khu vực châu Á đầu tháng 11/2020, Việt Nam cũng tỏa sáng với rất nhiều giải thưởng, từ “Điểm đến Golf hàng đầu châu Á 2020” đến “Hãng hàng không hàng đầu châu Á - Hạng phổ thông” và “Hãng hàng không văn hóa hàng đầu châu Á” (Vietnam Airlines) hay “Công viên nước hàng đầu châu Á 2020” (Aquatopia Water Park- Sun World Hon Thom Nature Park của Sun Group); Khách sạn có kiến trúc hàng đầu châu Á (Hotel de la Coupole, MGallery Sa Pa)…

Những năm gần đây, danh sách Top các điểm đến hàng đầu thế giới do các tổ chức, giải thưởng quốc tế uy tín như giải thưởng do độc giả bình chọn (Reader Choice Awards) của CNTraveller hay Trip Advisor cũng không ngừng ghi danh Việt Nam. Mới đây, tháng 10/2020, Việt Nam đứng thứ 9 trong 20 quốc gia là điểm đến yêu thích năm 2020 do độc giả của CNTraveler bình chọn.

Oscar của ngành du lịch thế giới khiến chúng ta chợt nhớ cách đây khoảng 7 năm, khi Sơn Đoòng trở thành "siêu hiện tượng" gây rúng động toàn cầu. Gần như ai cũng ao ước một lần được đặt chân vào hang động tự nhiên lớn nhất thế giới với niên đại hàng triệu năm kỳ vĩ như một điều bí ẩn lớn nhất của tạo hoá. Người viết bài không có ý định so sánh hiện tượng Sơn Đoòng và hiện tượng Cầu Vàng, bởi mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng điều đó để nói lên rằng Việt Nam hoàn toàn có thể tạo nên những hiện tượng toàn cầu không chỉ nhờ vào sự ưu ái đặc biệt của thiên nhiên, mà còn nhờ vào trí tuệ và tài hoa của con người.

Từ một điểm đến “giá rẻ” vốn chỉ hút khách “Tây ba lô”, Việt Nam giờ đã là điểm đến của nhiều tỷ phú, chính trị gia hàng đầu. Và từ một điểm đến mỗi năm mong ngóng vài triệu khách quốc tế, du lịch Việt Nam đã lọt top 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới.

Sơn Đoòng trở thành
Sơn Đoòng trở thành "siêu hiện tượng" gây rúng động toàn cầu.

Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, sự phát triển của du lịch Việt Nam trong những năm gần đây là "câu chuyện thần kỳ". Chỉ trong 3 năm, từ năm 2016 đến năm 2018, du lịch Việt Nam tăng gấp đôi lượng khách quốc tế, từ 8 triệu lên gần 16 triệu. Riêng 2019, Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.

Năm 2020, dù ngành du lịch gần như đóng băng, thì con số đáng khích lệ trong sự tăng trưởng du khách nội địa, nhất là đợt cao điểm đầu hè, cũng đáng để tự hào rằng du lịch Việt Nam trong khó khăn vẫn có điểm sáng.

Rõ ràng, những đột phá, sáng tạo trong cách làm du lịch của Việt Nam nói chung, các Tập đoàn lớn nói riêng, những sản phẩm mới, đẳng cấp, chất lượng, và những giải thưởng cao quý mà cộng đồng quốc tế, truyền thông thế giới vinh danh… đã trở thành bệ phóng, để du lịch Việt Nam vươn tầm, khẳng định vị thế

Lý do nào đưa du lịch Việt Nam thăng hạng

Tại Hội nghị toàn quốc du lịch 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu: “Mấy năm qua, chúng ta đã đạt bước tiến lớn cả về số lượng và chất. Không phải đơn giản người ta xếp Việt Nam vào Top 10 quốc gia có sức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Đấy là về số lượng.

Về chất lượng, không chỉ là chỉ số cạnh tranh du lịch tăng 13 bậc, mà còn thể hiện ở việc chúng ta đạt được nhiều giải thưởng uy tín. Tôi được nghe thường xuyên liên tục và rất phấn khởi

Năm 2019, chúng ta giành 20 giải thưởng, Top nhất thế giới về du lịch golf và du lịch di sản. Còn nhiều giải thưởng về khách sạn, công ty… cho thấy chất lượng của chúng ta rất tốt.”

Giống như một sự bảo chứng cho những bước phát triển vượt trội của du lịch Việt Nam, những giải thưởng, sự ghi nhận quốc tế không chỉ khẳng định “chất lượng của chúng ta rất tốt” như Phó Thủ tướng nói, mà còn là cầu nối, đưa hình ảnh một Việt Nam mới mẻ, đầy hấp dẫn lan tỏa sâu rộng hơn nữa tới bạn bè quốc tế.

Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng khẳng định: “Các danh hiệu này tiếp tục khẳng định Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, tỏa sáng trên bản đồ du lịch thế giới.

Tổng cục du lịch coi đây là những danh hiệu, ưu thế ưu việt trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam tỏa sáng trên thị trường thế giới”.

Năm 2014, tạp chí Elite Daily của Mỹ xếp Việt Nam là một trong 10 quốc gia du lịch giá rẻ nhất thế giới với mức chi tiêu chưa đến 20 USD/ ngày.

Việt Nam là một trong 10 quốc gia du lịch giá rẻ nhất thế giới
Việt Nam là một trong 10 quốc gia du lịch giá rẻ nhất thế giới.

Năm 2019, mức chi tiêu này đã tăng lên 96 USD/ngày. Lượng khách quốc tế giai đoạn 2015 – 2019 tăng 2,3 lần, từ 7,9 lên 18 triệu, tổng thu tăng 2,1 lần, từ 355 ngàn tỷ đồng lên 755 ngàn tỷ đồng.

Năm 2018, khi cây Cầu Vàng xuất hiện, với những lời ngợi ca có cánh của giới truyền thông quốc tế, du lịch Đà Nẵng đã trở thành một hiện tượng của thế giới, khi cứ 3 khách tới thành phố thì có 2 người yêu cầu được check-in Cầu Vàng.

Năm 2019, cặp đôi tỷ phú người Ấn Độ, sau khi đã khảo sát hàng trăm địa điểm tại 30 quốc gia, đã chọn JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay để tổ chức đám cưới thế kỷ- ở khu nghỉ dưỡng khi đó vừa được WTA vinh danh với 4 hạng mục giải thưởng, trong đó có giải Khu nghỉ dưỡng và villa trên đảo sang trọng hàng đầu thế giới 2018.

JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay
JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay.

Rõ ràng, những giải thưởng quốc tế dành cho du lịch Việt Nam, cho những công trình du lịch của quốc gia vốn từng được nghĩ đến với cụm từ “giá rẻ”, đã đem lại nhiều giá trị to lớn hơn một tấm bằng ghi nhận.

Bảo Bảo

Tin bài khác
Nhu cầu bất động sản logistics và thương mại điện tử tăng mạnh

Nhu cầu bất động sản logistics và thương mại điện tử tăng mạnh

Sự bùng nổ trong lĩnh vực thương mại điện tử và logistics thúc đẩy nhu cầu bất động sản, yêu cầu chính sách và đầu tư hạ tầng mạnh mẽ để đáp ứng xu hướng này.
Hà Nội muốn làm nhà hát "sóng nước" độc đáo sát Hồ Tây

Hà Nội muốn làm nhà hát "sóng nước" độc đáo sát Hồ Tây

Hà Nội sẽ xây dựng nhà hát độc đáo trên mặt nước Hồ Tây, với thiết kế lấy cảm hứng từ sóng nước. Dự án hứa hẹn trở thành biểu tượng mới của thủ đô.
Ngăn chặn bất động sản thổi giá - Cần tăng cường kiểm soát thị trường

Ngăn chặn bất động sản thổi giá - Cần tăng cường kiểm soát thị trường

Các tỉnh phía Nam đang mạnh tay kiểm soát bất động sản thổi giá, ngăn chặn đầu cơ, nhằm bảo vệ thị trường, duy trì ổn định và phát triển bền vững nền kinh tế.
Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, khó giảm trong tương lai

Dù có dấu hiệu ổn định, giá chung cư Hà Nội vẫn duy trì đà tăng mạnh. Nguồn cung thiếu hụt và nhu cầu lớn khiến giá khó giảm, nhưng sẽ không còn tăng “nóng”.
Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Thuế bất động sản: Biện pháp mới để kiểm soát đầu cơ

Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo thời gian sở hữu bất động sản, nhằm giảm đầu cơ và góp phần ổn định thị trường bất động sản.
Chuyên gia Savill:  Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Chuyên gia Savill: Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Theo bà Trịnh Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Savills Hà Nội, Tây Hồ Tây sẽ trở thành điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội nhờ lợi thế về tiện ích và các dự án.
Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án bất động sản vướng pháp lý, tránh "hình sự hóa" quan hệ kinh tế – dân sự và làm rõ “không hợp thức hóa vi phạm”.
Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nguồn cung nhà ở vừa túi tiền ngày càng thiếu hụt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Cần có các giải pháp can thiệp từ Chính phủ để giải quyết vấn đề này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.