Thứ hai 25/11/2024 22:38
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Hãng General Motors đối mặt với khoản tiền phạt 145,8 triệu USD vì lượng khí thải vượt mức trên 59 triệu phương tiện

05/07/2024 16:28
GM hồi đầu năm nay tiết lộ rằng, họ đang thảo luận với EPA và các cơ quan quản lý khác về việc điều chỉnh các khoản tín chỉ của hãng, đồng thời bổ sung thêm cho đến năm 2023, tổng chi phí phải trả liên quan đến vấn đề này là 450 triệu USD.
Trong một tuyên bố, GM cho biết họ
Trong một tuyên bố, GM cho biết họ "luôn tôn trọng và tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành trong việc chứng nhận và thử nghiệm thực tế các phương tiện được đề cập". (Ảnh: Reuters)

Các cơ quan chính phủ Mỹ cho biết vào hôm thứ Tư rằng, General Motors (GM) sẽ phải trả khoản tiền phạt 145,8 triệu USD, đồng thời bị tịch thu các khoản tín chỉ carbon trị giá hàng trăm triệu USD, sau khi cuộc điều tra của Chính phủ phát hiện lượng khí thải vượt mức từ khoảng 5,9 triệu phương tiện của hãng này.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cho biết, GM đã đồng ý sử dụng bổ sung lượng tín chỉ tương đương với khoảng 50 triệu tấn khí thải carbon, sau khi cuộc điều tra kéo dài nhiều năm phát hiện ra rằng các phương tiện thuộc đời 2012-2018 của hãng đã thải ra lượng khí carbon dioxide trung bình cao hơn 10% so với báo cáo tuân thủ ban đầu mà GM đã tuyên bố.

Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) cho biết, GM sẽ phải trả khoản phạt 145,8 triệu USD cho các vấn đề về tuân thủ tiết kiệm nhiên liệu, và hủy hơn 30,6 triệu tín chỉ carbon cho các mẫu xe từ 2008 - 2010 để giải quyết các vấn đề được chỉ ra bởi chương trình kiểm tra phương tiện hạng nhẹ đang lưu hành của EPA.

GM hồi đầu năm nay tiết lộ rằng, họ đang thảo luận với EPA và các cơ quan quản lý khác về việc điều chỉnh các khoản tín chỉ của hãng, đồng thời bổ sung thêm cho đến năm 2023, tổng chi phí phải trả liên quan đến vấn đề này là 450 triệu USD. Đây được cho là “ước tính tốt nhất hiện tại về tổn thất có thể xảy ra”. Ước tính này sẽ định giá các khoản tín chỉ được sử dụng vào khoảng 300 triệu USD.

GM cho biết hôm thứ Tư rằng, con số này "phù hợp với chi phí giải quyết những vấn đề trên với chính phủ liên bang". Trong một tuyên bố, GM cho biết, họ "luôn tôn trọng và tuân thủ tất cả các luật và quy định hiện hành trong việc chứng nhận và thử nghiệm thực tế các phương tiện được đề cập".

GM trước đây đã mua 38 triệu tín chỉ phát thải để đáp ứng các yêu cầu của EPA.

Không giống như Volkswagen vào năm 2015, EPA không cáo buộc GM đã sử dụng thiết bị để cố tình giảm lượng khí thải trong quá trình thử nghiệm.

Các quy định nghiêm ngặt về ô nhiễm

Những người ủng hộ môi trường đã chỉ trích hãng xe có trụ sở tại Detroit ngay sau thông báo này.

Ông Dan Becker, Giám đốc chiến dịch vận tải an toàn khí hậu của Trung tâm Đa dạng Sinh học, cho biết: “Việc GM thừa nhận họ đã gian lận trong các quy định về khí thải của liên bang cho chúng ta thấy tại sao không thể tin tưởng các nhà sản xuất ô tô trong vấn đề bảo vệ không khí và sức khỏe, cũng như tại sao chúng ta cần các quy định nghiêm ngặt về ô nhiễm”.

Nhà phân tích Sam Abuelsamid của Guidehouse Insights cho biết, danh tiếng của công ty có thể bị ảnh hưởng nhẹ, nhưng sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề. Abuelsamid nói: “Người tiêu dùng dường như có trí nhớ khá ngắn về những điều này”.

EPA không yêu cầu thu hồi các xe GM tạo ra lượng khí thải vượt mức.

Ông Michael Regan, Quản trị viên tại EPA cho biết trong một tuyên bố: “Các tiêu chuẩn về phương tiện của EPA phụ thuộc vào sự giám sát chặt chẽ nhằm mang lại lợi ích sức khỏe cho cộng đồng… Cuộc điều tra của chúng tôi đã đạt được trách nhiệm giải trình và duy trì một chương trình quan trọng nhằm giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ cộng đồng trên khắp đất nước".

Các phương tiện này bao gồm 4,6 triệu xe bán tải và SUV cỡ lớn đời 2012-2018, và khoảng 1,3 triệu chiếc SUV cỡ trung đời 2012-2018.

Vào tháng 6 năm 2023, NHTSA cho biết, GM đã phải trả 128,2 triệu USD tiền phạt tiết kiệm nhiên liệu do không đáp ứng được các yêu cầu cho năm 2016 và 2017. GM, công ty sở hữu các thương hiệu như Chevrolet, Buick, GMC và Cadillac tại Hoa Kỳ, trước đó chưa từng phải nộp phạt trong vòng 40 năm lịch sử của chương trình tiết kiệm nhiên liệu. NHTSA cho biết, ban đầu hãng này dự định sẽ sử dụng các khoản tín chỉ để bù đắp cho sự thiếu hụt nhưng sau đó đã chọn trả tiền phạt.

Năm ngoái, NHTSA đã đề xuất nâng cao các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu từ năm 2027 đến năm 2032 mà đơn vị này ước tính sẽ tiêu tốn của GM 6,5 tỷ USD trong giai đoạn trên. Theo quy định mới nhất được ban hành vào tháng trước, NHTSA cho biết, GM có thể phải đối mặt với mức phạt 906 triệu USD cho đến năm 2031.

Bà Katherine García, Giám đốc chiến dịch phương tiện giao thông sạch của Sierra Club, cho biết: “Bất kỳ nhà sản xuất ô tô nào không thoả mãn được giới hạn phát thải đều phải trả giá cho sự ô nhiễm mà mình gây ra”.

Lân Nguyễn (theo Reuters)

Tin bài khác
Chuyên gia Savill:  Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Chuyên gia Savill: Khu vực Tây Hồ Tây - Điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội

Theo bà Trịnh Huỳnh Mai, Phó Giám đốc Savills Hà Nội, Tây Hồ Tây sẽ trở thành điểm sáng của thị trường văn phòng Hà Nội nhờ lợi thế về tiện ích và các dự án.
Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc bất động sản, tránh "hình sự hóa"

Quốc hội yêu cầu giải quyết dứt điểm các dự án bất động sản vướng pháp lý, tránh "hình sự hóa" quan hệ kinh tế – dân sự và làm rõ “không hợp thức hóa vi phạm”.
Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nhà ở vừa túi tiền: Thực trạng và giải pháp cần thực hiện

Nguồn cung nhà ở vừa túi tiền ngày càng thiếu hụt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Cần có các giải pháp can thiệp từ Chính phủ để giải quyết vấn đề này.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.