Thứ hai 07/07/2025 06:02
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Hàn Quốc: Quy định khắt khe buộc các ngân hàng phải ra nước ngoài

26/09/2021 12:02
Các tập đoàn ngân hàng của Hàn Quốc dự kiến sẽ đẩy nhanh hơn nữa nỗ lực đang diễn ra nhằm chuyển trọng tâm ra nước ngoài bởi nhiều quy định tài chính được đề xuất trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới dự kiến làm giảm thu nhập nội địa.
Lợi nhuận của 4 ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc tại thị trường quốc tế
Lợi nhuận của 4 ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc tại thị trường quốc tế. (Ảnh: Koreatimes)

Nhiều ngân hàng đang có kế hoạch bù đắp lợi nhuận ngày càng giảm ở Hàn Quốc bằng cách tìm cách thâm nhập vào các quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng tăng trưởng cao hơn. Tuy nhiên, những lo ngại vẫn còn kéo dài về sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các thị trường mới nổi. Dữ liệu do Dịch vụ Giám sát Tài chính (FSS) tổng hợp cho thấy, các ngân hàng thương mại của Hàn Quốc đã cắt giảm số lượng chi nhánh tại đây xuống còn 3.546 vào năm 2020 từ 3.784 một năm trước đó, 3.834 vào năm 2018 và 3.861 vào năm 2017.

Số lượng chính xác các điểm giao dịch bên ngoài quốc gia vẫn chưa rõ ràng, vì số liệu thống kê của FSS không bao gồm các "chi nhánh phụ" ở nước ngoài, trong khi các ngân hàng tính chung khi đối chiếu dữ liệu trên mạng lưới toàn cầu. Theo dữ liệu từ các ngân hàng KB, Shinhan, Hana và Woori, tổng số trong mạng lưới toàn cầu đã tăng lên 1.440 vào năm 2020 từ 844 vào năm 2019, 797 vào năm 2018 và 630 vào năm 2017 nhờ hoạt động M&A tích cực và giành được giấy phép trong các nước khác.

Dữ liệu riêng biệt cũng cho thấy, bốn ngân hàng hàng đầu của Hàn Quốc đã tăng số lượng nhân viên ở nước ngoài lên 17.914 người trong quý đầu tiên của năm 2021 từ 14.620 người trong quý IV năm 2018, đồng thời cắt giảm số lượng nhân viên tại đây xuống còn 57.662 người từ 60.684 người trong cùng thời kỳ. “Việc mở rộng ra nước ngoài đang được các ngân hàng theo đuổi vì lợi nhuận của thị trường trong nước đã đạt đến giới hạn”, một người trong ngành giấu tên cho biết. “Các quy định có lợi cho các công ty fintech cũng đã thúc đẩy các ngân hàng thông thường tìm kiếm cơ hội quốc tế”.

Các ngân hàng Hàn Quốc gần đây đã bắt đầu nhận thấy rủi ro lớn hơn trong việc suy giảm lợi nhuận đế từ các quy định tài chính khác nhau. Họ đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc cho vay tiền, sau khi chính phủ thắt chặt các quy định nhằm hạn chế nợ hộ gia đình tăng cao và giá nhà đất tăng cao. Bất chấp những thắc mắc của cả người cho vay và người đi vay về tính hiệu quả của các chính sách đó, các cơ quan tài chính vẫn giữ quan điểm cứng rắn về các biện pháp này.

Một yếu tố bất lợi khác đối với các nhóm ngân hàng là việc chính phủ nỗ lực ngăn chặn M&A nhằm buộc họ phải đảm bảo nguồn vốn để hỗ trợ tài chính cho những người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Các cơ quan quản lý tài chính đã khuyến cáo các công ty tài chính hạn chế ký kết các giao dịch quy mô lớn hoặc tăng cổ tức kể từ khi đại dịch bùng phát. Một số nhà lập pháp thậm chí đang cố gắng buộc các ngân hàng xóa nợ cho những người đi vay, những người có thu nhập đã giảm đáng kể do chính phủ hạn chế mở cửa hàng trong bối cảnh đại dịch.

Ngược lại, các cơ quan tài chính nước ngoài đang có xu hướng nới lỏng các quy định thu hút nhiều công ty tài chính toàn cầu hơn. Indonesia đã tạm thời dỡ bỏ lệnh cấm các công ty tài chính nước ngoài nắm giữ hơn 40% cổ phần của một công ty tài chính địa phương, khi ngân hàng KB Kookmin tăng cổ trong ngân hàng Bukopin vào năm ngoái. Các tập đoàn ngân hàng Hàn Quốc cũng bắt đầu công bố lại thu nhập khả quan từ nước ngoài trong năm nay, sau đợt giảm tạm thời do đại dịch năm 2020 gây ra.

Hana Financial Group, tập đoàn ngân hàng Hàn Quốc đầu tiên giành được giấy phép hoạt động ngân hàng tại Đài Loan, đã chứng kiến lợi nhuận ròng ở nước ngoài trong quý đầu tiên tăng lên 336,7 tỷ won (288 triệu đô la) từ mức 315,9 tỷ won một năm trước đó. Tập đoàn tài chính Shinhan, công ty mẹ của ngân hàng Shinhan có vị thế hàng đầu trong số các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đã công bố thu nhập ròng ở nước ngoài là 196,5 tỷ won trong quý đầu tiên, tăng so với mức 152,7 tỷ won của một năm trước đó. Thu nhập ở nước ngoài của KB Financial Group đã tăng lên 68,9 tỷ won từ 49,9 tỷ won trong cùng kỳ, nhờ Ngân hàng KB Kookmin mua lại Tổ chức tài chính vi mô PRASAC ở Campuchia và Ngân hàng Bukopin ở Indonesia. Tập đoàn tài chính Woori, có kế hoạch mở rộng hơn nữa sự hiện diện của mình tại Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc và Hoa Kỳ, đã đạt mức tăng trưởng thu nhập từ 24,3 tỷ won lên 116 tỷ won. “Chúng tôi sẽ tìm cách mở rộng hơn nữa ở Đông Nam Á vì có biên lãi ròng cao hơn”, đại diện của một trong những nhóm ngân hàng cho biết.

Các nhóm tài chính cho biết, sự xuất hiện của virus Corona không thay đổi chiến lược dài hạn của họ, mặc dù đại dịch tạm thời ảnh hưởng đến thu nhập ngắn hạn. Theo kế hoạch, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào các quốc gia Đông Nam Á cũng như thâm nhập vào các thị trường phát triển, chẳng hạn như London và Singapore để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư.

Tuy nhiên, các tổ chức xếp hạng tín dụng đã cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn từ sự gia tăng đối với các quốc gia đang phát triển. Nhà phân tích Kim Jung-hoon của Korea Investors Service cho biết: “Xem xét hệ thống quản lý tài chính không đầy đủ và tình hình biến động của Đông Nam Á, các ngân hàng có thể nhanh chóng mất khả năng thanh toán. Cũng giống như Hàn Quốc, Đông Nam Á được xếp vào nhóm thị trường mới nổi, vì vậy các ngân hàng có thể không đa dạng hóa rủi ro một cách hiệu quả và cũng tồn tại những rủi ro địa chính trị, chẳng hạn như cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar mà các công ty tài chính cá nhân không thể kiểm soát được”.

TL (theo Koreatimes)

Tin bài khác
Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Hồng Kông vươn lên dẫn đầu thị trường IPO toàn cầu năm 2025

Thị trường IPO Hồng Kông bùng nổ với hơn 14 tỷ USD huy động trong nửa đầu năm 2025, dẫn đầu toàn cầu nhờ chính sách hỗ trợ và dòng vốn nội địa từ Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Chứng khoán Mỹ lập đỉnh mới, cổ phiếu công nghệ dẫn sóng

Kết phiên giao dịch ngày 3/7/2025, thị trường chứng khoán Mỹ thăng hoa sau báo cáo việc làm tích cực, cổ phiếu Nvidia tăng mạnh giúp vốn hóa tiến sát ngôi vị cao nhất thế giới.
6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 33,84 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 6 năm 2025 ước đạt 5,93 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt 33,84 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Vì sao chứng khoán Mỹ lập đỉnh giữa những bất ổn toàn cầu?

Bất chấp loạt rủi ro như chiến tranh thương mại, xung đột Trung Đông và cạnh tranh AI, thị trường chứng khoán Mỹ đang chạm đỉnh lịch sử nhờ dòng tiền dồi dào và kỳ vọng cắt giảm lãi suất.
Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Xuất nhập khẩu qua Lào Cai giảm 30%: “Bài học tỷ đô” từ quả sầu riêng

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2025 giảm mạnh tới 30% so với cùng kỳ, hé lộ những rủi ro về kiểm soát chất lượng nông sản, nhưng đồng thời cũng cho thấy nỗ lực chuyển hướng xuất khẩu và quản trị cửa khẩu ngày càng chuyên nghiệp.
Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Vì sao thị trường toàn cầu “bình thản” trước diễn biến tại Trung Đông?

Dù căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt và ông Trump thông báo ngừng bắn, thị trường toàn cầu vẫn phản ứng thận trọng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã “nhờn” với biến động địa chính trị.
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông

Thị trường chứng khoán châu Á và Mỹ đồng loạt giảm điểm khi lo ngại về nguy cơ Mỹ tham chiến tại Trung Đông gia tăng, trong lúc Fed cảnh báo lạm phát sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Thị trường toàn cầu căng thẳng chờ tin từ Fed và Trung Đông

Chiến sự Trung Đông leo thang và áp lực từ dữ liệu kinh tế Mỹ khiến giới đầu tư lo ngại, dòng vốn có xu hướng chảy về các tài sản trú ẩn, trong khi Fed chuẩn bị công bố triển vọng kinh tế Mỹ.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Chứng khoán toàn cầu chao đảo sau khi ông Trump kêu gọi sơ tán Tehran

Thị trường chứng khoán toàn cầu mở đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/6) trong trạng thái căng thẳng, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ kêu gọi sơ tán khẩn cấp khỏi thủ đô Tehran của Iran.
Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Thách thức cho tham vọng trở thành “đầu tàu hàng không toàn cầu” của Ấn Độ

Dù Ấn Độ được dự báo vào top 3 thị trường hàng không hành khách và hàng hóa lớn nhất thế giới vào năm 2030, sự cố này là lời cảnh báo rõ ràng: tăng trưởng phải đi cùng năng lực quản trị, an toàn và niềm tin toàn cầu.
Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Chứng khoán toàn cầu chao đảo, vàng bật tăng khi tình hình Trung Đông leo thang

Thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo khi Israel bất ngờ không kích Iran, khiến giá dầu tăng vọt và các nhà đầu tư tháo chạy khỏi tài sản rủi ro, tìm đến nơi trú ẩn như vàng và đồng franc Thụy Sĩ.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Chứng khoán Mỹ giảm điểm, vàng duy trì đà tăng do lo ngại thuế

Tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đơn phương trong hai tuần tới đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc: chứng khoán Mỹ giảm điểm, USD suy yếu, trong khi vàng tăng giá.
Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu tăng dè dặt sau đàm phán Mỹ – Trung tại London

Chứng khoán toàn cầu nhích lên sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt đồng thuận sơ bộ tại London, giúp xoa dịu căng thẳng thương mại. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn thận trọng trước dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi giới đầu tư theo sát đàm phán Mỹ – Trung

Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên đầu tuần nhờ lực kéo từ Amazon và Alphabet, trong khi nhà đầu tư dõi theo tiến triển từ vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung tại London.
Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Giới đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”

Chỉ số S&P 500 đang giằng co quanh mốc tâm lý 6.000 điểm, khi giới đầu tư chưa tìm thấy chất xúc tác đủ mạnh để chứng khoán Mỹ “phá đỉnh”, trong bối cảnh lạm phát dai dẳng và bất ổn thương mại.