Hà Nội: Quản lý sử dụng quỹ nhà còn nhiều bất cập
- 494
- Bất động sản
- 23:35 27/06/2022
DNHN - Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội cho rằng, thời gian qua, việc quản lý sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của TP còn nhiều tồn tại, hạn chế trong thời gian dài, chưa được xử lý dứt điểm.
Ngày 27/6, Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND Thành phố về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố.
Theo tổng hợp của đoàn giám sát, thời gian qua, UBND thành phố đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 10.711 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đất 43.791.407m2, diện tích nhà 9.919.172m2 thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

Thông qua việc sắp xếp nhà, đất đã thống kê được các cơ sở nhà, đất dôi dư, sử dụng không đúng quy định để xử lý.
Thành phố đã xử lý 653 cơ sở, với 5.821.542m2 đất và 359.503m2 nhà (giai đoạn từ khi Nghị định số 167 ngày 31/12/2017 của Chính phủ có hiệu lực đến nay, TP Hà Nội đã phê duyệt 427 cơ sở nhà, đất).
Công tác xây dựng tiêu chuẩn, định mức đã được thành phố quan tâm, chỉ đạo. Việc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê sử dụng nhà chuyên dùng cơ bản được thực hiện thông qua việc thiết lập hợp đồng cho thuê theo mẫu thống nhất phù hợp quy định pháp luật và chỉ đạo của UBND Thành phố.
Công tác quản lý, bố trí, bán căn hộ tái định cư đã đáp ứng được nhu cầu tái định cư phục vụ các dự án phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố và công tác quản lý, vận hành nhà chung cư phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của các hộ dân tái định cư.
Ngoài ra, Thành phố đã quan tâm và đạt được kết quả nhất định, bước đầu đảm bảo ổn định nơi ở cho công nhân, sinh viên, hộ thu nhập thấp và hộ tái định cư.
Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng cho rằng, thời gian qua, việc quản lý sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của TP còn nhiều tồn tại, hạn chế trong thời gian dài, chưa được xử lý dứt điểm.
Trong đó, công tác tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý sử dụng tài sản công là nhà, đất của thành phố còn chậm.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, các văn bản là nghị định, thông tư hướng dẫn đã có từ năm 2017. Tuy nhiên, TP vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời triển khai, tổ chức thực hiện.
Một số văn bản của UBND TP từ năm 2012 đến nay vẫn đang được áp dụng và chưa được điều chỉnh.
Thành phố chưa có cơ chế chính sách để khai thác hiệu quả một số tài sản công là nhà, đất tại các cơ quan nhà nước khi chưa sử dụng hết công suất (như thiết chế văn hóa, thể thao do UBND xã, phường, thị trấn quản lý…).
Việc kê khai, đăng ký, tổng hợp báo cáo số liệu về hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất; việc hạch toán, theo dõi tài sản, giá trị tài sản chưa kịp thời, đầy đủ. Công tác quản lý còn có sai phạm, vẫn còn nợ đọng tiền cho thuê đất…
PV
Bài liên quan
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
Đọc thêm Bất động sản
Nỗi niềm môi giới bất động sản: Phơi mình phát tờ rơi, miệt mài chạy quảng cáo vẫn không hiệu quả
Giữa cái nắng nóng hơn 40 độ, ứng dụng dự báo thời tiết trên điện thoại thông báo nhiệt độ ngoài đường cảm nhận lên đến 50 độ, một nhóm môi giới bất động sản vẫn đang miệt mài phát tờ rơi, tìm kiếm khách hàng. Họ bất chấp nắng nóng, không ngại làn da cháy sạm bởi với họ, đây dường như là phương án khả thi nhất để tiếp xúc khách hàng.
Bức tranh kinh tế: Bất động sản nửa cuối 2022
Dịch bệnh và những chính sách thắt chặt tiền tệ đã tạo ra nhiều biến động không nhỏ cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng. Bối cảnh này đã và sẽ tiếp tục tạo ra nhiều xu hướng mới cho thị trường trong thời gian sắp tới.
Định hướng nào cho khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó xác định một số định hướng phát triển.
Chốn sống mới của cư dân Linh Đàm
Biết tôi có ý định tìm mua căn hộ mới, anh bạn thân đã “nảy” ngay “từ khóa” Tây Nam Linh Đàm. Để thuyết phục tôi thêm, bạn nói chắc nịch: Về Linh Đàm với tôi, một ly café sáng sẽ giúp bạn nhiều điều!
Vĩnh Phúc: “Khai tử” dự án nhà ở xã hội tại Phúc Yên của Công ty Đại Phát
Chỉ xây dựng được 1 dãy nhà kho sau hơn 10 năm được giao 7.648m2 đất, dự án nhà ở xã hội (NOXH) của Công ty Đại Phát đã bị tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành thu hồi và chấm dứt hiệu lực pháp lý.
Dự án Honas Residence: Chưa được huy động vốn từ nhà đầu tư
Dự án khu nhà ở cao tầng Hoàng Nam (tên thương mại là Honas Residence) tại tỉnh Bình Dương đang được rao bán rầm rộ với giá từ 1,2 tỷ đồng/căn. Tuy nhiên thực tế chưa có đơn vị nào cho phép chủ đầu tư là HoangNam Group huy động vốn từ khách hàng.
Quảng Ninh thu hồi đất thực hiện dự án của HD Mon Vân Đồn
UBND tỉnh Quảng Ninh có quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án số 42 ngày 6/1/2017 và thực hiện theo kiến nghị của Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.
37 dự án chậm triển khai, Hà Nội kiến nghị thu hồi hơn 1.800 ha đất
Hiện có 37 dự án với tổng diện tích 1.878,7 ha đất được kiến nghị trình UBND thành phố Hà Nội thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án.
Lợi nhuận các công ty đầu tư khu công nghiệp có thể tăng trưởng gần 50% trong nửa cuối năm 2022
Theo SSI Research, lợi nhuận các công ty đầu tư khu công nghiệp có thể tăng trưởng gần 50% trong nửa cuối năm 2022 nhờ vào nhu cầu đất công nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực khi nền kinh tế mở cửa cùng với việc giá thuê dự kiến tiếp tục tăng trung bình 8-20% so với cùng kỳ, tùy khu vực.
Phê duyệt quy hoạch 5 phân khu đô thị tại Sóc Sơn, Hà Nội
Ngày 5/8/2022, UBND TP.Hà Nội vừa ban hành một loạt quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị của nhiều khu vực tại huyện Sóc Sơn…