Thứ sáu 09/05/2025 15:45
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Gỡ “rào cản” để DN Việt phát triển như những lũy tre xanh bền bỉ vững vàng

09/12/2020 08:00
COVID-19 là biến cố không ai mong đợi, song đây chính là dịp thử thách bản lĩnh Việt Nam và doanh nghiệp. Chính phủ cần cải thiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) không chỉ để DN Việt Nam bước qua giai đoạn khó khăn này mà còn tiếp tục thúc đẩ
80% doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ
80% doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ. (Nguồn: Internet)

80% doanh nghiệp chưa nhận được hỗ trợ

Ngay những tháng đầu dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra những chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh và người dân, khẳng định thông điệp về sự đồng hành của Chính phủ và tạo niềm tin để doanh nghiệp nỗ lực hết mình. Cụ thể như gói cơ bản: Gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng về hỗ trợ tín dụng; 62.000 tỷ đồng về an sinh xã hội, 16.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động… Nhưng đáng tiếc, hiệu quả đã không như kỳ vọng.

Theo nghiên cứu của Viện Kinh tế Việt Nam được TS.Lê Xuân Sang cung cấp cho thấy, chỉ khoảng 20% số doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận được các chính sách hỗ trợ này. Nghiên cứu khảo sát của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh chưa tiếp cận được chính sách hỗ trợ.

Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn.
Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn.(Nguồn: Internet)

Đánh giá tổng quan các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch COVID-19, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế (VCCI) cho rằng, chính sách đã được ban hành kịp thời, nhiều chính sách đã có những tác dụng nhất định, giúp DN có thêm nguồn lực về tài chính để vượt qua khó khăn, ví dụ như các chính sách tài khóa về giãn, hoãn nộp thuế; miễn giảm nhiều khoản phí, lệ phí, thuế; giảm tiền thuê đất…. có tác động lớn, rất có ý nghĩa với DN.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, theo ông Tuấn, hiệu quả của việc thực thi một số chính sách chưa thực sự đạt được như kỳ vọng của cộng đồng DN. Phân tích cụ thể, ông Tuấn đưa ví dụ, tính đến đầu tháng 10/2020, gói hỗ trợ an sinh xã hội mới giải ngân được 11.000 tỷ đồng, tương ứng 17,7% - một tỷ lệ rất thấp. Hay như đối với gói vay 16.000 tỷ đồng lãi suất 0% cho DN vay trả lương người lao động (NLĐ), tính đến đầu tháng 10, mới chỉ có 1 DN vay được gói này…

Hoặc như Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về điều kiện hỗ trợ đối với NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương phải có đủ rất nhiều điều kiện, trong đó, có điều kiện phải “làm việc tại các DN không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương”. “Việc chỉ hỗ trợ đối với những DN không còn khả năng sản xuất và tạo ra doanh thu liệu có hợp lý? Đối với những DN đang nỗ lực duy trì hoạt động thì có nên được tiếp cận không?”, ông Tuấn đặt câu hỏi.

Nhìn vào phản ánh từ nhiều DN ở các khu vực kinh tế cho thấy còn nhiều ý kiến phàn nàn, đánh giá thấp về mức độ thuận lợi khi tiếp cận thông tin về chính sách hỗ trợ, mức độ hữu ích của chính sách hỗ trợ theo từ ngành, lĩnh vực kinh tế…. Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp chưa biết đến thông tin về chính sách hỗ trợ. Hoặc cũng có thể do chính sách hỗ trợ ban hành với nhiều yêu cầu, thủ tục; trong đó, có không ít điều kiện, yêu cầu còn máy móc, cản trở việc tiếp cận của doanh nghiệp.

Nhiều DN không trông chờ nhiều vào sự “giải cứu” từ phía Chính phủ, mà tự tìm giải pháp “cứu” mình là chính
Nhiều DN không trông chờ nhiều vào sự “giải cứu” từ phía Chính phủ, mà tự tìm giải pháp “cứu” mình là chính. (Ảnh: Internet)

Ông Lê Việt Cường, Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art, ở Hà Đông cho biết, vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn và các gói hỗ trợ này. "Tôi cho rằng là các vướng mắc về thủ tục pháp lý là rào cản rất lớn để cho các doanh nghiệp siêu nhỏ như chúng tôi tiếp cận. Việc xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đóng cũng là một rào cản. Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở đây, nhưng người ta sản xuất nơi khác, nên địa phương sẽ không bao giờ xác nhận vì sợ trách nhiệm, dẫn đến chúng tôi không thể đầy đủ điều kiện xác nhận để nhận được những gói hỗ trợ như vậy", ông Cường nói.

Chính vì thực tế việc thiết kế chính sách còn bất cập với nhiều quy định ngặt nghèo, bất hợp lý, cùng với thực thi chính sách còn nhiều hạn chế nhất định, nên theo đại diện nhiều hiệp hội, DN, thực tế trong giai đoạn chống chọi với dịch Covid-19, nhiều DN không trông chờ nhiều vào sự “giải cứu” từ phía Chính phủ, mà tự tìm giải pháp “cứu” mình là chính.

Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam
Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam chia sẻ, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch. Biểu hiện, năm 2019, ngành du lịch đón 18 triệu khách quốc tế, 85 triệu khách nội địa doanh thu của ngành đạt khoảng 33 tỷ USD. Tuy nhiên năm 2020, ước tính khách quốc tế chỉ đạt khoảng 3 triệu lượt (giảm 80%), khách nội địa đạt khoảng 50 triệu (giảm 50%), doanh thu của ngành ước tính sụt giảm khoảng 23 tỷ USD. Về lao động, khoảng 90% lao động nghỉ việc hoặc tạm nghỉ việc, cùng với đó, khoảng 60% DN trong ngành hiện ngừng hoạt động….

Thiệt hại có thể nhìn thấy rất rõ, song theo ông Bình, các DN ngành du lịch tiếp cận được chính sách hỗ trợ rất hạn chế. Đơn cử, ngành du lịch có tới 40.000 DN nhưng chỉ 1 DN tiếp cận được gói vay trả lương NLĐ. Hay việc vay vốn ngân hàng cũng rất khó khăn, đa số các ngân hàng vẫn đòi hỏi DN phải có tài sản thế chấp, song đối với các DN như DN lữ hành thì phần lớn không có tài sản thế chấp nên cũng không thể tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng của ngành Ngân hàng…

Đồng quan điểm trên, từ ngành hàng dệt may, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ thêm, nhiều chính sách hỗ trợ không chỉ đề ra những tiêu chuẩn quá khắt khe, mà các thủ tục đi kèm cũng rất phức tạp, phiền hà khiến DN không “mặn mà” với các gói hỗ trợ.

“DN sợ nhất là các thủ tục yêu cầu chứng minh về tài chính, doanh thu, trong khi đó nhiều chính sách hỗ trợ bắt buộc DN phải thực hiện những thủ tục này để được xác nhận thuộc đối tượng hỗ trợ, điều đó khiến DN chấp nhận thà không được hưởng hỗ trợ còn hơn là phải chạy vạy khắp nơi xin xác nhận”, ông Cẩm nhấn mạnh.

Đặc biệt, một khía cạnh nữa cũng khiến các DN quan ngại, theo ông Cẩm, đó là việc chậm trễ trong sửa đổi những vướng mắc, bất cập của các chính sách đã ban hành. “Sau nhiều kiến nghị của DN về sự bất cập trong một số quy định của gói 16.000 tỷ đồng, cơ quan chức năng đã nhận thấy và tiếp thu, song phải mất đến 6 tháng sau mới có văn bản chỉnh sửa. Việc chậm trễ sửa đổi bất cập trong chính sách như vậy, vô hình chung đã làm lỡ mất thời cơ “cứu” DN, bởi lúc khó khăn nhất, lúc DN có nguy cơ đứng bên bờ vực phá sản thì DN lại không được hỗ trợ”, ông Cẩm nói.

(Ảnh: Internet)

Thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực thi

Trước những thực trạng trên, ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị các cơ quan ban, ngành và địa phương cần nắm bắt kịp thời các bất cập, vướng mắc trong việc triển khai các gói hỗ trợ để điều chỉnh cho phù hợp. Cần tiếp tục thiết kế các hình thức hỗ trợ phù hợp với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực và trong từng giai đoạn. Ưu tiên các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa; bởi khả năng chống chịu kém của loại hình doanh nghiệp này.

"Cần tránh hiện trượng trục lợi từ chính sách hỗ trợ bởi tác động của dịch bệnh tới các ngành kinh tế có sự khác biệt rất lớn nên một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề như hàng không, du lịch… song cũng lại có 1 số ngành có cơ hội phát triển tốt như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát…."" ông Tuấn nói.

Nhà nước cần kéo dài thời gian của các gói hỗ trợ để doanh nghiệp đủ thời gian hoãn các khoản được hoãn; giãn trong thời gian qua để kịp thời phục hồi sản xuất kinh doanh. Các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng, minh bạch để bảo đảm doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người lao động tiếp cận, hiểu rõ phạm vi, đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục để các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đúng người, kịp thời. Cũng cần nới lỏng một số điều kiện nhằm mở rộng đối tượng thụ hưởng và giảm thiểu thủ tục, quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính….

Ông Tuấn lưu ý cần rà soát, đánh giá lại một cách đột lập và hiệu quả thực sự của các chính sách hỗ trợ; đồng thời đẩy mạnh việc tham vấn, lấy ý kiến của đối tượng tác động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để đảm bảo tính khả thi của chính sách khi được ban hành.

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc.

Còn Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, bên cạnh việc cần rút kinh nghiệm trong thiết kế chính sách thì phải rà soát, đánh giá lại một cách độc lập về hiệu quả thực thi của các chính sách hỗ trợ. Đồng thời lắng nghe tham vấn ý kiến của đối tượng bị tác động để đảm bảo tính khả thi của chính sách được đi vào cuộc sống nhanh hơn.

"Cần phải tăng cường nỗ lực hợp tác giữa cơ quan Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong cả việc định hình các chính sách và tổ chức thực thi chính sách. Do vậy, động thái chính sách, tổ chức thực thi chính sách, các thủ tục để đảm bảo thực hiện chính sách cũng phải khác đi trong bối cảnh đại dịch Covid-19, từ đó tạo nên áp lực, cơ hội cải cách các thủ tục hành chính, theo hướng tích cực, đơn giản hóa để chúng ta có thể giải quyết rất nhiều vấn đề thúc đẩy đưa nhanh các dự án xuất doanh hoạt động", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Theo Tiến sỹ Lương Minh Huân, Viện trưởng, Viện Phát triển Doanh nghiệp, trong năm 2020, doanh nghiệp đã phải chịu tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19, nhất là các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong nước. Doanh nghiệp mong muốn tăng quy mô và cách thức của các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, lao động nhưng phải thực hiện hiệu quả, minh bạch với sự giám sát của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp… Những chính sách do Nhà nước ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cũng chính là hỗ trợ người lao động giải quyết công ăn việc làm.

Do đó, cần nỗ lực nhiều hơn để đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong kinh doanh. Bởi đây là những nền tảng quan trọng nhất để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch. Cũng cần phải nhìn nhận khách quan để đánh giá rằng, COVID-19 là một cú huých để các doanh nghiệp trong nước nhận ra tính ưu việc của kinh tế số và yêu cầu chuyển đổi số cấp bách của doanh nghiệp.

Gia Gia

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.
TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP.Tân Uyên đã hoàn tất điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, bảo đảm sự đồng bộ với quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương.
Chứng chỉ môi giới bất động sản:  Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Chứng chỉ môi giới bất động sản: Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Gần 90% môi giới bất động sản chưa có chứng chỉ hành nghề hợp lệ. Thể chế vướng mắc, kỳ thi chưa tổ chức, thị trường đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.