Thứ sáu 04/04/2025 01:21
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

03/04/2025 06:00
Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), cho rằng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp, cần thiết phải có những giải pháp thuế rõ ràng và hiệu quả.
Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng VINASME gặp và làm việc với Liên đoàn lãnh đạo doanh nghiệp Ấn Độ
LTS: Liên quan đến giải pháp để chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã thực hiện bài phỏng vấn chuyên sâu với ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế, nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các giải pháp cần thiết để thúc đẩy việc chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp. Bài viết không chỉ phản ánh những lợi ích từ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh mà còn đưa ra các kiến nghị quan trọng trong cải cách thuế, thủ tục hành chính và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Những lợi ích khi chuyển sang mô hình doanh nghiệp

PV: Thưa ông, nguyên nhân chính khiến nhiều hộ kinh doanh cá thể chưa nhận thức được những lợi ích này là gì? Và làm thế nào để giải quyết vấn đề này?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Một hộ kinh doanh cá thể lên thành doanh nghiệp mang lại vô vàn lợi ích cho các chủ thể kinh doanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực tài chính, tín dụng, thị trường và công nghệ. Khi trở thành doanh nghiệp, họ sẽ có cơ hội tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và Đảng, mở ra cánh cửa phát triển bền vững hơn.

Tuy nhiên, một trong những lý do khiến nhiều hộ kinh doanh chưa nhận ra những lợi ích này là do thiếu công tác truyền thông hiệu quả và cải cách hành chính chưa thực sự mạnh mẽ. Điều này đã khiến nhiều hộ kinh doanh chưa nhìn thấy sự khác biệt rõ rệt giữa việc vay vốn với tư cách cá nhân và doanh nghiệp.

Cụ thể, đối với các hộ kinh doanh cá thể, việc vay vốn từ Nhà nước thường rất khó khăn, họ phải có tài sản đảm bảo mới có thể vay. Tuy nhiên, khi trở thành doanh nghiệp, tình hình lại hoàn toàn khác. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được hỗ trợ vay vốn mà không cần tài sản đảm bảo nhờ vào sự trợ giúp của các quỹ bảo lãnh tín dụng. Các tổ chức tín dụng cũng tin tưởng vào sự ổn định và minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, từ đó dễ dàng chấp nhận cho vay vốn mà không cần yêu cầu tài sản thế chấp.

Bên cạnh đó, về mặt thuế, các doanh nghiệp sẽ nộp thuế theo quy định chung của các doanh nghiệp, điều này mang lại một lợi thế tài chính đáng kể so với các hộ kinh doanh cá thể. Những lợi thế này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển mà còn tạo đà vững chắc cho sự ổn định tài chính và mở rộng quy mô kinh doanh trong tương lai.

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?
Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế, (Ảnh: Phan Chính)

PV: Theo ông, làm thế nào để các cơ quan nhà nước có thể tạo ra môi trường hành chính đơn giản và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và thuế?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Hiện nay, Việt Nam đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, thuế và tín dụng để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, những chính sách này chủ yếu chỉ áp dụng cho các pháp nhân (doanh nghiệp) và không dành cho các cá nhân hay hộ kinh doanh. Điều này khiến nhiều hộ kinh doanh chưa được hưởng những lợi ích từ các chính sách hỗ trợ này, làm hạn chế khả năng phát triển của họ.

Để cải thiện tình hình, cần thiết phải đơn giản hóa quy trình và thủ tục hành chính. Việc đưa ra các chỉ tiêu cần thiết cùng hướng dẫn kê khai rõ ràng, dễ hiểu là điều quan trọng. Cần tránh tình trạng các công chức chỉ ngồi trong phòng làm việc và đưa ra những yêu cầu phức tạp, khiến cho các doanh nghiệp khó có thể tuân thủ. Việc phức tạp hóa mẫu biểu thuế và các thủ tục hành chính sẽ gây cản trở cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hơn nữa, trong công tác quản lý nhà nước, cần điều chỉnh tư duy về các ngành và lĩnh vực. Hiện nay, quản lý nhà nước về các lĩnh vực như kế toán, thống kê, thị trường, thương mại và xuất nhập khẩu vẫn theo một mô hình áp dụng chung cho tất cả doanh nghiệp, dẫn đến việc đưa ra các mẫu biểu, tờ khai với nhiều chỉ tiêu phức tạp, khó thực hiện. Với các doanh nghiệp nhỏ, vừa và các hộ kinh doanh, những mẫu biểu này là không cần thiết và đôi khi là trở ngại lớn đối với hoạt động của họ.

Do đó, các cơ quan nhà nước cần có sự đầu tư và suy nghĩ kỹ lưỡng trong việc tạo ra các mẫu biểu đơn giản, phù hợp với từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Điều này sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thủ tục, giảm bớt sự phức tạp không cần thiết. Hơn nữa, cần coi người kinh doanh, người nộp thuế là trung tâm và là đối tượng phải được phục vụ, thay vì tạo ra những rào cản gây khó khăn cho họ.

Một vấn đề thực tế cần phải nhìn nhận là, hiện nay có những tình huống mà người dân và doanh nghiệp phải mất tiền và thời gian để hoàn tất thủ tục. Các nhà quản lý cần nhận thức rõ ràng về thực tế này và đưa ra quy định nghiêm minh đối với các cán bộ trong lĩnh vực hành chính công.

Để giải quyết vấn đề này, cần có một đội ngũ cán bộ tận tâm, trung thực và luôn đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp lên hàng đầu. Một ví dụ điển hình là Trung tâm đăng ký doanh nghiệp Hà Nội, nơi mà nếu không có hàng trăm nghìn đồng, nhiều thủ tục sẽ không thể hoàn tất. Do đó, cần phải thay đổi tư duy quản lý hiện nay, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tự làm được các thủ tục mà không gặp phải những rào cản không cần thiết.

Xem xét điều chỉnh mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh

PV: Theo ông, làm thế nào để có thể thuyết phục các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp, đặc biệt là khi họ đang hưởng mức thuế khoán thấp và cảm thấy không cần thiết phải thay đổi?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Trước hết, phải thừa nhận rằng tâm lý của nhiều hộ kinh doanh cá thể hiện nay không mặn mà với việc chuyển đổi thành doanh nghiệp. Họ vẫn giữ quan niệm rằng khi trở thành doanh nghiệp, họ sẽ phải chịu thuế cao hơn so với mức thuế khoán hiện tại. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều địa phương, như Hà Nội, lại chứng minh điều ngược lại: nhiều trường hợp sau khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, mức thuế phải nộp thực tế lại thấp hơn rất nhiều so với thuế khoán mà họ đang phải chịu. Đây là một điểm cần phải xem xét lại, không chỉ đối với các hộ kinh doanh mà còn với những nhà lãnh đạo cấp cao.

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn cho rằng, cần có những bước đi quyết liệt đê hộ kinh doanh cá thể chuyển thành doanh nghiệp.

Được biết, các nhà lãnh đạo cấp cao rất quan tâm đến vấn đề này, nhưng thực tế những người trực tiếp thực thi chính sách ở cơ sở chưa chắc đã hiểu hết được bản chất của vấn đề. Câu chuyện trở nên rõ ràng hơn khi ta nhìn vào tình hình thuế khoán: nếu mức thuế khoán hợp lý và khi chuyển lên doanh nghiệp thuận lợi hơn thì người ta sẽ sẵn sàng chuyển đổi. Tuy nhiên, nếu thuế khoán thấp, người ta sẽ không có lý do gì để thay đổi mô hình kinh doanh của mình.

Chẳng hạn, tại Hà Nội, hiện nay mức thuế khoán của các hộ kinh doanh cá thể đang ở mức khá thấp, chính vì vậy nhiều hộ vẫn lựa chọn duy trì hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể thay vì chuyển sang doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét lại và điều chỉnh mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh, đồng thời cần phải có một quy trình kiểm tra chéo giữa các quận, các tỉnh để đảm bảo mức thuế công bằng và hợp lý.

Trước đây, mặc dù có các hội đồng thuế ở cấp xã, phường, nhưng hiệu quả thực hiện chưa cao. Việc áp dụng mức thuế khoán thấp đã khiến nhiều hộ kinh doanh không muốn chuyển sang mô hình doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, cần phải điều chỉnh mức thuế khoán cao hơn và làm cho quy trình chuyển đổi trở nên thuận lợi hơn, từ đó thúc đẩy người dân chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.

Tôi cho rằng, để thực hiện điều này thành công, không thể chỉ dựa vào ngành thuế mà cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn bộ hệ thống chính trị. Mỗi cơ quan, tổ chức đều cần đóng góp vào quá trình này, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh.

PV: Theo ông, để đạt được mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp, liệu chúng ta có thể cải cách thuế khoán và các thủ tục hành chính một cách hiệu quả mà không gây ra sự phản kháng từ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Ông Nguyễn Văn Phụng: Chính phủ đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là năm 2025, cả nước sẽ có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, và đến năm 2030, con số này sẽ đạt ít nhất 2 triệu doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải giải quyết hai vấn đề quan trọng: Thứ nhất, làm sao để doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển lên, từ doanh nghiệp nhỏ trở thành doanh nghiệp vừa, và từ doanh nghiệp vừa lên doanh nghiệp lớn. Thứ hai, cần phải thúc đẩy chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp, tận dụng tối đa tiềm năng này.

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?
Mục tiêu để có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.

Để thực hiện được điều này, chúng ta cần có những bước đi quyết liệt. Chính phủ hiện đang thực hiện nhiều biện pháp quan trọng, bao gồm việc xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, sửa đổi các luật liên quan, cải cách thủ tục hành chính, và đưa ra các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, tôi cho rằng chúng ta cũng cần phải rà soát lại các chính sách thuế, đặc biệt là thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể. Câu hỏi đặt ra là: tại sao nhiều hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển thành doanh nghiệp? Có phải do mức thuế khoán hiện tại chưa hợp lý hay không? Hầu hết chúng ta chỉ nhìn vào thủ tục và sự phức tạp của hệ thống hành chính mà chưa nhìn nhận lại mức thuế khoán.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần có một sự quyết tâm chính trị mạnh mẽ và thực hiện một cuộc khảo sát khách quan, minh bạch về mức thuế khoán hiện nay. Chúng ta cần xác định rõ mức thuế khoán hợp lý, đồng thời đưa ra biện pháp kiên quyết để điều chỉnh mức thuế phù hợp với thực tế. Thực tế hiện nay cho thấy, mức thuế khoán hiện tại chưa thực sự phù hợp, và nhiều hộ kinh doanh cá thể vẫn áp dụng cách tính thuế không hợp lý. Ngoài ra, một vấn đề không thể bỏ qua là cơ chế xin-cho trong việc thu thuế, điều này cũng cần được cải cách mạnh mẽ để đảm bảo sự công bằng và minh bạch.

Xin cảm ơn ông!

Tin bài khác
TS. Trần Xuân Lượng nêu giải pháp kiểm soát thị trường sốt đất ảo

TS. Trần Xuân Lượng nêu giải pháp kiểm soát thị trường sốt đất ảo

Theo TS. Trần Xuân Lượng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đánh giá Thị trường Bất động sản Việt Nam, các dấu hiệu sốt đất ảo và giải pháp kiểm soát thị trường bất động sản.
TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội, chia sẻ về ba động lực tăng trưởng kinh tế bền vững cho Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2030.
Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang đứng trước áp lực phải thích ứng nhanh chóng để không bị bỏ lại phía sau. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Ren Varma – Giám đốc ACCA khu vực Đông Nam Á Lục địa cho biết việc tiếp cận các chuẩn mực ESG và nâng cao năng lực kế toán không chỉ là xu hướng mà là chiến lược sống còn giúp DNNVV tăng khả năng chống chịu, thu hút nguồn lực và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo diễn ra sáng ngày 1/4, TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ rõ những khó khăn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các tiêu chí xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế và đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển thành trung tâm tài chính khu vực, vượt qua khó khăn về vốn và cơ sở hạ tầng.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng tiềm năng và tối đa hóa nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tê Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và thay đổi tư duy để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam vào năm 2045.
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TheoTS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV các nhà đầu tư Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tận dụng các cơ hội trong bối cảnh khó khăn.
Thị trường chứng khoán năm 2025 -  Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Thị trường chứng khoán năm 2025 - Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Theo Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng Ban Phát triển Thị trường Chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với mục tiêu nâng hạng và thu hút vốn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới tương lai đầy hứa hẹn. Cải cách, công nghệ và sản phẩm mới là chìa khóa thành công.