Thứ tư 15/01/2025 14:19
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

12/10/2020 00:00
Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cần hình thành phương thức nâng cao giá trị sản xuất.

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) năm 2018, số dự án của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 630 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD. Khoảng 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có hướng mở rộng hoạt động. Đây là tỉ lệ cao so với các quốc gia khác. Điều đó chứng tỏ Việt Nam tiếp tục có vị thế là điểm đến đầu tư. Động lực để các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Việt Nam là doanh thu tăng, tiềm năng và tính tăng trưởng cao.

Mặc dù Việt Nam có nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Nhật đầu tư nhưng theo ông Hronobu Kitagawa, Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) - Văn phòng Hà Nộivẫn tồn tại những khó khăn trước mắt cần phải giải quyết sớm.

Ông Hronobu Kitagawa, Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) - Văn phòng Hà Nội.

Đó là tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn thấp. Theo thống kê, tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 36,3%. Những năm gần đây, tỉ lệ nội địa hóa nguyên liệu tại Việt Nam có tăng trưởng nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Điều này khiến doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu từ các nước xung quanh, làm cho chi phí gia tăng và tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong trung và dài hạn. Các doanh nghiệp sản xuất bị phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ một số quốc gia lân cận.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phần lớn do doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm nhận. Những hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những vấn đề tồn đọng ở Việt Nam. Do đó, đại diện JETRO cho rằng, nếu giải quyết được những vấn đề nêu trên thì sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài chú ý, quan tâm đến ngành sản xuất, chế tạo của Việt Nam. Có khả năng Việt Nam sẽ được thế giới công nhận là có kỹ thuật sản xuất và chế tạo cao.

Do đó, để Việt Nam có thể nâng cao tỉ lệ nội địa hóa và phát triển công nghiệp hỗ trợ, theo ông Hronobu Kitagawa, trước hết Việt Nam cần làm rõ được lĩnh vực muốn tập trung chú trọng trong sản xuất chế tạo, khi đó Nhật Bản mới có thể hợp tác hỗ trợ một cách thuận tiện và hiệu quả hơn.

Ngành công nghiệp hỗ trợ cần các chính sách dài hạn và bám sát thực tiễn.

Hơn nữa, cần phải xây dựng hệ thống đào tạo hỗ trợ cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực này. Hình thành phương thức nâng cao giá trị sản xuất cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Để cung cấp những chế phẩm chất lượng cao thỏa mãn yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài cần lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp này, từ đó xây dựng hệ thống cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng cho sản phẩm.

Mặt khác, Việt Nam cần xây dựng các chính sách dài hạn và bám sát thực tiễn cho ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách ưu tiên để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này vì đây là một nhân tố quan trọng đưa nền công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đi lên. Chẳng hạn như tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp về thiết kế mẫu và phát triển mẫu, cung cấp thông tin khách hàng cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, yếu tố nguồn nhân lực vô cùng quan trọng. Việc xây dựng hệ thống đào tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề ngay từ các cấp bậc đào tạo như đại học là điều cần thiết. Nâng cao đội ngũ thợ lành nghề và kỹ sư trong các ngành khoa học kỹ thuật. Tạo điều kiện để sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một doanh nghiệp sản xuất. Tại Nhật Bản, các chương trình đào tạo cải thiện hiệu suất làm việc, nâng cao kỹ năng tay nghề được thực hiện ngay tại nơi làm việc hay các chương trình giáo dục giúp người trẻ có kỹ năng thực tế khi làm việc như hệ thống trường cao đẳng dạy nghề được chú trọng xây dựng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ gặp khó khăn trong hoạt động do họ có quá ít thông tin về các khách hàng. Do đó, cần thiết lập một hệ thống thông tin doanh nghiệp chính thức, xây dựng mạng lưới thông tin nội bộ doanh nghiệp. Thêm vào đó, cần tạo điều kiện thuận lợi để kết nối, trao đổi thường xuyên giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài, thông qua đó hiểu được mong muốn, nhu cầu của nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, phát triển nền công nghiệp hỗ trợ.

Đặc biệt, ông Hronobu Kitagawa nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt luôn phải cập nhật thông tin mới, chính xác về công nghệ, khoa học kỹ thuật để có chiến lược áp dụng bài bản, hiệu quả.

Thanh Minh

Tin bài khác
Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, đề xuất trọng tâm là thúc đẩy thị trường trong nước thông qua kết nối cung-cầu, xúc tiến thương mại.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo rà soát và đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành, yêu cầu hoàn thành đồng bộ các công trình và đánh giá hiệu quả kinh tế khi rút ngắn tiến độ.
Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Ngày 13/1/2025, một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng sạch đã được thực hiện khi Công ty Green Power (Việt Nam) và Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất 100MWp. Đây là một sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho mối quan hệ chiến lược giữa hai công ty lớn trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng ngày 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề quan trọng về chủ trương, giải pháp thể chế nhằm thúc đẩy các lĩnh vực này.
Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, sự tham gia của các tổ chức tài chính và nhà đầu tư tư nhân đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 (VESF 2025) vừa diễn ra với chủ đề tập trung vào các giải pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia và doanh nghiệp với nhiều đề xuất mang tính đột phá.
Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe khiến TP.HCM thiệt hại 6 tỷ USD, Hà Nội 1-1,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này đẩy chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Nền kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn.
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Lào: Tăng trưởng hàng năm từ 10-15%

Năm 2024, Lào đã xuất siêu sang Việt Nam 732,7 triệu USD. Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thông tin tại Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Vientine (Lào).
Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Những dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Hải quan

Năm 2024, ngành Hải quan không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong khu vực ASEAN mà còn ghi dấu ấn mạnh mẽ qua các thành tựu trong thu ngân sách, đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao vị thế của ngành Hải quan trên trường quốc tế mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững trong nước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 lên 7%

Với những động lực mạnh mẽ được chuyển tiếp từ năm 2024, UOB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7% trong năm 2025.
Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ đến từ đầu tư và sản xuất

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 được nhóm phân tích của SSI Research dự báo chủ yếu đến từ đầu tư và sản xuất, thay vì tiêu dùng trong ngắn hạn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định

Trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động, Chính phủ Việt Nam quyết định áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô.