Thứ tư 15/01/2025 11:55
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Giải ngân đầu tư công thấp, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi phê bình 4 Ban quản lý dự án lớn của Thành phố

04/09/2024 16:41
Chủ tịch UBND TP. HCM phê bình 4 Ban quản lý dự án lớn của Thành phố có mức giải ngân thấp và yêu cầu các đơn vị này kiểm điểm lại từng dự án, cập nhật kế hoạch và giữ cam kết hàng tháng sao cho đến cuối năm tỉ lệ giải ngân phải đạt 90% trở lên.

Giải ngân đầu tư công vẫn tiếp tục chậm tiến độ

Theo đó, tại phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 8/2024 và nhiệm vụ trong tâm của tháng 9/2024 diễn ra sáng nay, ngày 4/9/2024 do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức, 4 Ban quản lý bị Chủ tịch UBND TP điểm mặt, bao gồm: Ban Quản lý đường sắt đô thị, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị. “Trong tuần cuối của tháng 8 chúng ta đã rà soát lại cam kết của từng chủ đầu tư, nhất là 4 Ban quản lý dự án của Thành phố. Tổng giải ngân của 4 Ban này từ đầu năm đến giờ chỉ đạt 10,4%, thấp hơn mức bình quân chung của Thành phố. Trong khi đây là các Ban chiếm phần lớn vốn đầu tư công của Thành phố” - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nói.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - ông Phan Văn Mãi phát biểu tại phiên họp thường kỳ sáng nay ngày 04/9/2024
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - ông Phan Văn Mãi phát biểu tại phiên họp thường kỳ sáng nay ngày 4/9/2024.

Cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông cam kết giải ngân 590 tỷ đồng, nhưng đến cuối tháng 8 chỉ giải ngân được 86 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị cam kết giải ngân 111 tỷ đồng nhưng chỉ giải ngân được 31,4 tỷ đồng. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp cam kết 153 tỷ đồng nhưng chỉ giải ngân được 60 tỷ đồng. Còn Ban Quản lý đường sắt đô thị cam kết giải ngân 119 tỷ đồng nhưng cũng chỉ giải ngân được 32 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các đơn vị này phối hợp cùng TP. Thủ Đức kiểm điểm lại từng dự án, cập nhật kế hoạch và giữ cam kết hàng tháng, sao cho đến cuối năm tỉ lệ giải ngân phải đạt 90% trở lên.

Được biết, công tác giải ngân vốn đầu tư công của TP. Hồ Chí Minh vẫn đang dẫn đầu danh mục các hạn chế, khi tỷ lệ giải ngân hiện chỉ đạt 18,1%.

Tại phiên họp, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông cho biết, năm 2024, Ban được giao 12.380 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được 2.450 tỷ đồng, đạt 20%. “Như vậy từ nay đến cuối năm thì phải giải nhân hơn 9.000 tỷ đồng” - đại diện Ban giao thông nói, đồng thời cho biết, có khoảng 2.000 tỷ đồng là tiền bồi thường giải phóng mặt bằng ở các địa phương, theo tiến độ sẽ rơi vào cuối quý III và quý IV.

Khoảng 700 tỷ đồng là tiền khởi công dự án mới, rơi vào cuối quý IV. Khoảng 300 tỷ đồng là vốn ODA, nhưng đang gặp vướng mắc với các nhà thầu, hiện Ban đang thương thảo và dự kiến sẽ rơi vào quý IV. Ngoài ra, còn khoảng 6.500 tỷ đồng là xây lắp, trong đó dự án Vành đai 3 chiếm khoảng 3.000 tỷ đồng. “Trong tuần này sẽ có những khối cát đầu tiên từ miền Tây đưa về, sau đó sẽ đẩy mạnh công tác gia tải và đẩy mạnh 5 gói thầu phía Đông. Đối với các dự án đang triển khai thì tiếp tục 3 ca 4 kíp, Ban đang giữ vững đúng mốc sẽ hoàn thành 15 gói thầu dự án từ nay đến cuối năm” - đại diện Ban giao thông cho biết.

Quang cảnh phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 8/2024 và nhiệm vụ trong tâm của tháng 9/2024
Quang cảnh phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình kinh tế xã hội tháng 8/2024 và nhiệm vụ trong tâm của tháng 9/2024.

Trong khi đó, đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp cho biết, đến hết tháng 8, Ban chỉ mới giải ngân được 8,2%. Hiện nay, Ban đã được các sở ngành duyệt 12 dự án, và phấn đấu sẽ khởi công vào cuối năm nay để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.

Tính đến hết ngày 23/8/2024, TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân hơn 13.900 tỷ đồng, đạt 17,6% so với kế hoạch vốn năm 2024, giảm 30,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ đạt 28,4%). Để năm 2024 đạt mục tiêu giải ngân 93,8% thì bình quân mỗi tháng thành phố phải giải ngân hơn 19% (tương đương 8 tháng đầu năm cộng lại, mỗi tháng giải ngân 15.100 tỷ đồng).

Dư nợ tín dụng cuối tháng 8/2024 tăng 4,5% so với cuối năm 2023 và tăng 11,4% so với cùng kỳ. Từ tháng 6 đến nay, tình hình tín dụng có mức tăng trưởng chậm (tháng 6 tăng 4%, tháng 7 tăng 3,9% và tháng 8 tăng 4,5% so với cuối năm 2023), trong khi tổng vốn huy động tăng 10,7% so với cùng kỳ.

Cũng trong giai đoạn 8 tháng, TP. Hồ Chí Minh có hơn 45.700 doanh nghiệp tham gia vào thị trường, tăng 8,8% so với cùng kỳ nhưng cũng có hơn 26.700 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, tăng 7,4% so với cùng kỳ (cứ 100 doanh nghiệp tham gia vào thị trường thì có 58 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường).

Một số công trình trọng điểm sẽ cán đích về mốc

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, trong tháng 8, nhà thầu Hitachi đã bàn giao thiết bị, đoàn tàu gồm 11 hệ thống. Theo đó, dự án tuyến đường sắt Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã hoàn thành hơn 98% khối lượng. Dự kiến tháng 11/2024, toàn tuyến Metro 1 vận hành thử, phục vụ công tác nghiệm thu cùng đánh giá an toàn hệ thống và vận hành chính thức vào cuối năm 2024. Dự án tuyến đường sắt Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) cơ bản đã hoàn tất thủ tục ban hành quyết định bồi thường 584/586 trường hợp, đạt 99,6%. Các nhà thầu đang thi công những hạng mục đầu tiên về di dời - tái lập hệ thống cấp thoát nước, biển báo, chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông.

Dự án Vành đai 3 TP. HCM
Dự án Vành đai 3 TP. HCM.

Dự án Thành phần 1 đường Vành đai 3 thành phố đang tăng tốc các hạng mục cầu, hầm trên tuyến, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nền đường, khối lượng thi công đạt gần 18%. Dự kiến, tình trạng thiếu cát của dự án sẽ được giải quyết sớm nhất trong tháng 9/2024 khi được các địa phương hỗ trợ các mỏ cát.

Dự án Thành phần 2 đường Vành đai 3 thành phố đang được đẩy nhanh tiến độ bồi thường. Hiện mặt bằng bàn giao đạt 99,0%. Riêng, dự án mở rộng Quốc lộ 50 tại khu vực đường Song hành đang gặp vướng mắc trong công tác bồi thường cho 27 hộ dân và 2 doanh nghiệp khiến công trường bị ngắt quãng, ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên có 9/10 gói thầu được đẩy nhanh tiến độ nhưng gặp khó khăn mặt bằng chưa đáp ứng.

TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng, việc Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 sẽ tác động tích cực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực đất đai và đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng của các dự án trong thời gian tới. Đồng thời góp phần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố trong những tháng cuối năm 2024.

Uyển Nhi

Tin bài khác
Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, đề xuất trọng tâm là thúc đẩy thị trường trong nước thông qua kết nối cung-cầu, xúc tiến thương mại.
Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình thăm và tặng quà tại Quảng Ngãi

Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình thăm và tặng quà tại Quảng Ngãi

Ngày 14/1, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 và trao 3.000 suất quà cho đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động ở Quảng Ngãi.
Đội ngũ của ông Donald Trump cân nhắc kế hoạch thuế quan tăng dần

Đội ngũ của ông Donald Trump cân nhắc kế hoạch thuế quan tăng dần

Đội ngũ kinh tế của ông Donald Trump đang cân nhắc kế hoạch tăng thuế quan lũy tiến theo từng tháng, trong khi mối đe dọa thương mại đẩy lãi suất vay dài hạn tăng cao, làm gia tăng áp lực kinh tế toàn cầu.
Quảng Trị: Tăng cường biện pháp quyết liệt đảm bảo quy định IUU

Quảng Trị: Tăng cường biện pháp quyết liệt đảm bảo quy định IUU

Hôm nay (14/1), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì hội nghị trực tuyến về Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng, tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị.
Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Chính phủ Trung Quốc cân nhắc bán TikTok tại Mỹ cho tỷ phủ Elon Musk

Chính phủ Trung Quốc cân nhắc bán TikTok tại Mỹ cho tỷ phủ Elon Musk

Đối mặt với nguy cơ TikTok bị cấm tại Mỹ, chính phủ Trung Quốc đang thảo luận khả năng bán lại ứng dụng cho tỷ phú Elon Musk, người có thể tích hợp nền tảng này với mạng xã hội X.
TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025

TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025

Ngày 17 và 18/1/2025, sẽ diễn ra chương trình Họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại TP. Hồ Chí Minh.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo rà soát và đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành, yêu cầu hoàn thành đồng bộ các công trình và đánh giá hiệu quả kinh tế khi rút ngắn tiến độ.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương và thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương và thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, chiều ngày 13-1 (tức ngày 14 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Tổng Bí thư Tô Lâm về dâng hương và thăm Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, tại phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh các nội dung và tinh thần của Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Ngày 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự, chỉ đạo và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng ngày 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề quan trọng về chủ trương, giải pháp thể chế nhằm thúc đẩy các lĩnh vực này.
Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, sự tham gia của các tổ chức tài chính và nhà đầu tư tư nhân đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 (VESF 2025) vừa diễn ra với chủ đề tập trung vào các giải pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia và doanh nghiệp với nhiều đề xuất mang tính đột phá.
Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe khiến TP.HCM thiệt hại 6 tỷ USD, Hà Nội 1-1,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này đẩy chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.