Giá xăng dầu và lạm phát
- 559
- Tiêu điểm
- 09:11 31/07/2022
DNHN - Trong 3 tuần đầu tháng 7/2022, thị trường ghi nhận 3 kỳ giảm giá liên tiếp của giá xăng, dầu trong nước, khiến mỗi lít RON 95-III rẻ hơn 6.800 đồng, còn 26.070 đồng/lít; E5 RON 92 hạ 6.230 đồng còn 25.073 đồng/lít; dầu diesel là 5.160 đồng còn 24.858 đồng/lít so với cuối tháng 6/2022...
Việc giảm giá này được dư luận đồng thuận vàđem lại nhiều kỳ vọng mới đối với người dân và cộng đồng doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh; đồng thời, thể hiện sự nỗ lực đồng hành và xử lý khẩn trương, quyết đoán và trách nhiệm, hiệu quả của Quốc hội và Chính phủ, nhất là trong giảm mức thuế bảo vệ môi trườngnhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong đời sống kinh tế-xã hội.
Thực tế cũng cho thấy, khi giá xăng dầu tăng thì thường giá cước vận tải và giá các mặt hàng thiết yếu sẽ tăng nhanh và mạnh; kéo chỉ số CPI cũng tăng nhanh cùng chiều với tốc độ và quy mô tăng giá xăng dầu. Điều này là do các doanh nghiệp và người bán thường chủ động điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ theo mức trượt giá xăng dầu. Đến lượt mình, nhiều mặt hàng khác cũng bị tăng giá để duy trì lợi nhuận cận biên tương ứng, đồng thời thu thêm lợi nhuận cơ hội…

Ngược lại, việc giảm giá xăng dầu trong khi giúp trực tiếp giảm giá vận tải và các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn chặt với tiêu thụ xăng dầu, như đánh cá và phát điện…, song chưa chắc giúp lập tức kéo giá lương thực thực phẩm khác giảm ngay. Thực tế cho thấy, giá thịt lợn hơi bán ra tại các hộ chăn nuôi, trang trại trong tháng 7/2022 lại có đà tăng mạnh ngược với xu hướng giảm giá xăng dầu. Nhiều địa phương, giá heo hơi đã chạm và vượt mốc 70.000 đồng/kg. Độ trễ giảm giá các hàng hóa, dịch vụ này một phần do cơ cấu chi phí sản xuất của các hàng hóa dịch vụ không giống nhau; một phần khác là do doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cần có thời gian điều chỉnh chi phí sản xuất, chi phí tiền lương; do sự chi phối của ý thức, lợi ích chủ quan và trách nhiệm xã hội từ người bán và các hộ sản xuất, cung ứng dịch vụ, hàng hóa gắn với xăng dầu; do sự thiếu vắng cơ chế quản lý nhà nước phù hợp và sự chưa hoàn thiện của cơ chế cạnh tranh thị trường…Tất cả khiến giá bán hàng hoá và dịch vụ thường tăng nhanh bám sát động thái tăng giá xăng dầu, trong khi lại bị trì trệ trong giảm giá bán những mặt hàng này không tương xứng với đà giảm giá xăng dầu để cố thu thêm lợi nhuận cơ hội cá biệt…
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, là yếu tố chi phí đầu vào quan trọng của hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định trật tự xã hội.
Mỗi khi xăng dầu tăng giá đều trực tiếp hay gián tiếp làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và các hàng hóa, dịch vụ cung ứng trên thị trường. Những chi phí này được tự động chuyển vào và làm tăng giá thành sản xuất, từ đó kéo theo làm tăng giá bán lẻ hàng hóa dịch vụ cung ứng ra thị trường…Tất cả, sẽ làm nâng mặt bằng giá xã hội, tức làm tăng áp lực lạm phát chi phí đẩy của nền kinh tế.
Ngoài ra, việc tăng giá xăng dầu cũng có nghĩa làm tăng chi phí tiêu dùng của người dân cho hoạt động vận tải, đi lại cá nhân, tức thu hẹp lượng cầu tiêu dùng cho các hàng hóa dịch vụ xã hội khác, từ đó làm giảm tổng cầu có khả năng thanh toán của xã hội. Điều này trực tiếp thu hẹp tiêu dùng, quy mô thị trường trong nước, kiềm chế tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, nếu kéo dài ở quy mô lớn, có thể dẫn đến tình trạng lạm phát đình trệ, kéo theo các áp lực bảo đảm an sinh xã hội và gây tổn hại uy tín chính phủ, sự đồng thuận và trật tự, ổn định xã hội cả cấp vi mô và vi mô, trước mắt và trung hạn…
Việc giảm giá mặt hàng xăng dầu sẽ trực tiếp giúp cắt giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp vận tải và giảm giá chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào giúp giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp; góp phần giảm áp lực lạm phát chi phí đẩy và giảm kỳ vọng lạm phát của nền kinh tế, mở rộng tổng cầu chi tiêu ngoài xăng dầu, tạo thêm việc làm, nâng cao mức sống dân cư, đặc biệt đối với người lao động, từ đó giúp tăng sự ổn định vĩ mô, tạo động lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội,
Để giảm áp lực tiêu cực của tăng giá xăng dầu, giúp các doanh nghiệp chủ động tính toán chi phí xăng dầu sản xuất kinh doanh, giảm thiểu áp lực chi tiêu xăng dầu trong cơ cấu tiêu dùng của người dân và giúp không tạo sốc tăng lạm phát chi phí đẩy, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần chủ động dự báo và xác định ngưỡng giá xăng dầu để điều hành giá xăng dầu trong nước không vượt ngưỡng này và hướng tới lạm phát mục tiêu trong kỳ kế hoạch; chủ động và đa dạng hóa các kênh khai thác, nhập khẩu xăng dầu giá rẻ; linh hoạt trong sử dụng các công cụ giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu; đồng thời, tính toán lại chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và các đối tượng sử dụng xăng dầu; khuyến khích tăng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng giá rẻ khác thay thế xăng dầu; nâng cao năng lực dự trữ xăng dầu và bảm đảm an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin về thương mại và giá cả; thúc đẩy cạnh tranh thị trường lành mạnh và thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng nhà nước quản lý; thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, lạm phát kỳ vọng và lạm phát do tâm lý từ thông tin sai lệch gây ra cho nền kinh tế.
Theo tính toán của IMF, trên phạm vi toàn cầu, nếu cứ tăng thêm 10 USD/thùng dầu, thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm thêm 0,5% mỗi năm. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Đặc biệt, khi giá xăng dầu tăng 10% thì sẽ làm tăng trưởng GDP giảm 0,5 điểm phần trăm và lạm phát tăng 0,36 điểm phần trăm. Trong giả định mọi yếu tố vĩ mô khác và giá xăng dầu thế giới không đổi, việc giảm giá xăng dầu 4,31% trong ngày 11/7/2022 sẽ làm CPI tháng 7/2022 giảm 0,16 điểm phần trăm so với tháng trước.
Năm 2022, hầu hết các nền kinh tế thế giới đang đối diện với sự hội tụ đồng thời theo các mức độ khác nhau cả 4 loại áp lực lạm phát (về lạm phát tiền tệ, lạm phát chi phí đẩy, lạm phát cầu kéo và lạm phát ngoại nhập). Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung và việc kìm giữ lạm phát theo mục tiêu 4% năm 2022 đã đề ra trong nửa cuối năm 2022 là rất thách thức.
Theo dự báo mới nhất của IMF, lạm phát năm 2022 của Việt Nam sẽ tăng 3,9%. Ngân hàng Standard Chartered dự báo, lạm phát năm 2022 của Việt Nam vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên 5,5% trong năm 2023. Còn Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo, nếu giá dầu bình quân năm 2022 ở mức 80 USD/thùng, lạm phát năm 2022 của Việt Nam có thể đạt mức 4,5%; nếu giá dầu duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng lạm phát có thể tăng lên mức 5,1%.
Bởi vậy, tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu theo nguyên tắc kết hợp bàn tay Nhà nước và bàn tay thị trường là một trong những nhiệm vụ trong tâm ưu tiên của Việt Nam cho cả năm 2022 và thời gian tới.
TS.Nguyễn Minh Phong
Bài liên quan
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
- Tháo gỡ vướng mắc về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
- Phó Thống đốc NHNN: Tiền ảo, các loại giống tiền ảo không hợp pháp tại Việt Nam
- Các hãng hàng không châu Á chờ đợi sự phục hồi của lượng khách Trung Quốc
Đọc thêm Tiêu điểm
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
Hồ Chủ tịch, người sáng lập Đảng ta, người sáng lập Mặt trận dân tộc thống nhất, người sáng lập các lực lượng vũ trang của nhân dân ta, người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) đã không còn nữa!. Nhưng, thành quả cách mạng của người gắn liền với sự nghiệp của Đảng ta, của giai cấp công nhân và dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục được bảo vệ, xây dựng và phát triển…
Bình Thuận: Cưỡng chế thu hồi đất cho thuê kinh doanh quá hạn nhiều năm tại Mũi Né
Ngày 8/8, Chi cục Thi hành án dân sự TP Phan Thiết (Bình Thuận) đã phối hợp với chính quyền địa phương và Công an TP Phan Thiết tiến hành vận động, cưỡng chế 09 trường hợp thuê mặt bằng kinh doanh đã hết hạn nhiều năm nhưng muốn chiếm giữ trái phép.
Lùi thời gian vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia mới, bảo đảm hệ thống mới được hoàn thiện ở mức cao nhất
Bộ KH&ĐT lùi thời gian vận hành chính thức hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia mới nhằm bảo đảm hệ thống mới được hoàn thiện ở mức cao nhất, phục vụ tốt nhất công tác đấu thầu. Từ đó, các nhà thầu, nhà đầu tư có thể tiếp cận một cách tốt nhất, minh bạch nhất, thông suốt nhất với các gói thầu mua sắm công.
Việt Nam, dấu ấn đậm nét trong cộng đồng ASEAN
Sự kiện gia nhập ASEAN chính là bước hội nhập kinh tế quốc tế đầu tiên của Việt Nam, có thể nói dấu ấn còn khá mờ nhạt trong giai đoạn đầu tiên. Nhưng đây chính là nền tảng để Việt Nam thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sau này, để rồi đã ghi dấu ấn đậm nét về mọi mặt trong khu vực và trên thế giới.
Phải hoàn thiện đoạn trên cao đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội trong năm 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành đoạn trên cao đường sắt Nhổn- Ga Hà Nội chậm nhất là 31/12/2022.
Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
Cách đây 27 năm, ngày 28/7/1995 đánh dấu mốc khi Việt Nam gia nhập ASEAN chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Vĩnh Phúc: 20 năm bứt phá 32 bậc xếp hạng, lọt top 10 tỉnh có thu nhập cao
Vĩnh Phúc từng xếp thứ 41/63 tỉnh, thành về thu nhập bình quân năm 2002 đã vươn lên vị trí thứ 9 vào năm 2021, trở thành tỉnh tốc độ bứt phá lớn nhất trong bảng xếp thu nhập bình quân đầu người.
Ngành dịch vụ cần được phát triển với sự đổi mới trong tư duy, dựa trên nền tảng chuyển đổi số
Đó là chỉ đạo của ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế trung ương tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” sáng 5/8, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng đồng tổ chức.
Nghệ An: Tính đến 31/7, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 32,26% kế hoạch
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An cho biết, tính đến ngày 31/7/2022, nguồn vốn đầu tư công tập trung tỉnh quản lý đã giải ngân được 1.880.449 triệu đồng, đạt 32,26% kế hoạch…
Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, các doanh nghiệp đang hết sức khó khăn và gặp nhiều vướng mắc với vấn đề đất đai, nhưng khi các bên lắng nghe nhau thì sẽ tìm ra được giải pháp tốt nhất có thể để sửa đổi Luật Đất đai phù hợp với thực tiễn. Những vấn đề thực tiễn đã chứng minh là đúng thì tiếp tục áp dụng, những vấn đề lịch sử để lại thì lần sửa đổi này phải giải quyết được.