Thứ bảy 12/07/2025 22:11
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Gánh nặng nợ xấu có ảnh hưởng lên khả năng phục hồi kinh tế?

11/10/2021 16:24
Sau năm năm tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng, cùng với những giải pháp đột phá của Nghị quyết 42, giúp tỷ lệ nợ xấu trong nền kinh tế liên tục giảm, thì giờ đây vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ nợ xấu có thể tăng vọt trở lại lên mức cách đây

Những con số biết nói

Tại phiên thẩm tra về tình hình kinh tế – xã hội của Ủy ban Kinh tế (Quốc hội) ngày 29-9-2021, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này đã lên kịch bản kỹ lưỡng và báo cáo Chính phủ về xu hướng nợ xấu trong thời gian tới. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức 7,1-7,7%, xấp xỉ 8%. Kết quả này được dự báo trên cơ sở ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14 của NHNN.

Như vậy, sau năm năm tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD), cùng với những giải pháp đột phá của Nghị quyết 42, giúp tỷ lệ nợ xấu trong nền kinh tế liên tục giảm, thì giờ đây vì ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ nợ xấu có thể tăng vọt trở lại lên mức cách đây bốn năm. Cụ thể, theo thống kê của NHNN, nếu tính cả khoản nợ đã bán cho VAMC nhưng chưa xử lý được và nợ xấu tiềm ẩn thì năm 2016 tỷ lệ nợ xấu là 10,58%, năm 2017 là 7,36%, năm 2018 là 5,85%, năm 2019 là 4,43% và năm 2020 là 3,81%.

Giả định tăng trưởng tín dụng trong năm nay có thể đạt mức 12% (tính đến ngày 20-9 đã đạt 7,17%), xấp xỉ năm 2020, khi đó dư nợ cuối năm nay có thể ở mức gần 10,3 triệu tỉ đồng. Với tỷ lệ nợ xấu dự báo ở mức 8%, con số nợ xấu tuyệt đối sẽ ở mức 824.000 tỉ đồng.

Thực tế, tuy cũng khó khăn do giãn cách xã hội những tháng gần đây, nhiều ngân hàng đã nỗ lực tái cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt kể từ khi Thông tư 03/2021/TT-NHNN có hiệu lực và mới đây nhất là Thông tư 14/2021/TT-NHNN được ban hành theo hướng kéo dài thời gian tái cơ cấu nợ. Điều này kéo theo nợ tái cơ cấu do dịch bệnh của các ngân hàng cũng tăng vọt gần đây, vì vậy tỷ lệ dự báo trên của nhà điều hành là có cơ sở.

Nhìn vào những dữ liệu vĩ mô của nền kinh tế càng củng cố xu hướng nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn gia tăng. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong chín tháng qua, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45.100 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4% và 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Các dữ liệu như chỉ số sản xuất công nghiệp hay quản trị nhà mua hàng (PMI) công bố những tháng gần đây cũng cho thấy các điều kiện trong nền kinh tế đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Nếu như các doanh nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng được ngân hàng nhanh chóng cơ cấu lại nợ vay, thì với khách hàng cá nhân vay vốn – dù không ít người cũng bị ảnh hưởng và giảm hoặc mất thu nhập, nhưng gần đây mới được bắt đầu xem xét cơ cấu nợ. Nói cách khác, trong số dư nợ tái cơ cấu hiện nay của các ngân hàng, phần lớn là dư nợ của khách hàng doanh nghiệp, do đó con số này có khả năng sẽ còn tăng khi các khoản vay khách hàng cá nhân bắt đầu trở nên rủi ro hơn và buộc phải tái cơ cấu.

Cũng theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao động, việc làm. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp đã không ngừng tăng từ đầu năm đến nay, với quí 1 là 2,19%, quí 2 tăng lên 2,4% và đặc biệt quí 3 tăng vọt lên 3,4%. Đặc biệt, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) trong chín tháng đầu năm 2021 ước tính lên đến 7,85%.

Những đánh động về xu hướng gia tăng nợ xấu cũng đến từ các tổ chức quốc tế. Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) năm 2021 do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố mới đây, các ngân hàng thương mại đã mở rộng tái cơ cấu nợ, miễn lãi suất cho các khoản vay hiện có, giảm lãi suất và cung cấp các khoản vay ưu đãi mới cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. ADB dự báo cầu tín dụng sẽ được cải thiện trong năm 2022, khi các hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại bình thường, tuy nhiên, nợ xấu có thể trở thành rủi ro trong năm tới.

Trước đó, trong báo cáo điểm lại kinh tế tháng 8-2021, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng nhận định: Trong bối cảnh những đợt dịch gần đây, đặc biệt là đợt bùng phát trên diện rộng bắt đầu từ tháng 5 đã khiến nhiều doanh nghiệp ở các thành phố lớn và một số khu công nghiệp phải đóng cửa phòng dịch, cơ quan phụ trách chính sách tiền tệ cần thận trọng với những rủi ro đang gia tăng về nợ xấu.

Hệ quả gánh nặng nợ

Có thể nói đây là một trong số ít lần hiếm hoi nhà điều hành đưa ra những cảnh báo sớm về nguy cơ nợ xấu gia tăng mạnh như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc vai trò hỗ trợ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, khi gánh nặng nợ xấu làm suy giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng kéo theo chiến lược phát triển sẽ chặt chẽ hơn và cẩn trọng hơn.

Giả định tăng trưởng tín dụng trong năm nay có thể đạt mức 12% (tính đến ngày 20-9 đã đạt 7,17%), xấp xỉ năm 2020 và cũng bằng với số dự báo của nhiều tổ chức, khi đó dư nợ cuối năm nay có thể ở mức gần 10,3 triệu tỉ đồng. Với tỷ lệ nợ xấu dự báo 8%, con số nợ xấu tuyệt đối sẽ ở mức 824.000 tỉ đồng. Nếu so với quy mô vốn điều lệ hiện nay, cũng như so với lợi nhuận tạo ra trong một năm của các ngân hàng thương mại, số nợ xấu trên là khá lớn. Dĩ nhiên, trong số nợ xấu này vẫn có một lượng tài sản bảo đảm nhất định cho các ngân hàng.

Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là liệu con số nợ xấu có dừng lại đó, hay sẽ còn tiếp tục tăng khi chưa biết dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp ra sao trong giai đoạn tới, và ảnh hưởng như thế nào lên nền kinh tế nói chung cũng như các doanh nghiệp, người lao động nói riêng. Hiện tại, Việt Nam đã phải chấp nhận phương án sống chung với dịch Covid-19, thay vì theo đuổi một chính sách “zero Covid” như trước đây.

Trước tình thế này và nguy cơ nợ xấu gia tăng, các ngân hàng có thể có các phương án: Thứ nhất, tiếp tục hỗ trợ khách hàng được xác định gặp khó khăn thật sự thông qua các biện pháp tái cơ cấu và giảm thêm lãi suất cho vay. Và thứ hai, đối với những khoản nợ tốt hiện hữu, các ngân hàng sẽ ít có động lực giảm lãi suất cho vay, để có thể bù đắp lại những thiệt hại vì nợ xấu và nợ xấu tiềm ẩn đang gia tăng.

Đáng lo ngại hơn là một khi khoản vay đã bị chuyển thành nợ xấu, các doanh nghiệp rõ ràng sẽ khó có thể tiếp tục vay thêm vốn ngân hàng, nếu không có một chính sách hỗ trợ thiết thực hay những quy định hiện nay được điều chỉnh, thay đổi linh hoạt hơn. Ngoài ra, môi trường đầy rủi ro cũng sẽ khiến không ít ngân hàng buộc phải thắt chặt các điều kiện cho vay.

Hệ quả là phục hồi kinh tế có thể bị ảnh hưởng bởi sức nặng của nợ xấu. Doanh nghiệp, vốn đang đứng trước thách thức thiếu nguồn lực lao động sau giai đoạn giãn cách, lại không thể tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ cần thiết để khôi phục hoạt động sản xuất, có thể đứng trước bài toán buộc phải giải thể hay phá sản.

Trong khuyến nghị của mình, WB cho rằng NHNN cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Một hệ thống cảnh báo sớm cần được xây dựng để xác định những nguy cơ tiềm ẩn ở từng ngân hàng và cả hệ thống. Điều cần làm nữa là sớm ban hành kế hoạch xử lý nợ xấu, không cho phép gánh nặng nợ xấu kéo dài vì nó có thể hạn chế vai trò hỗ trợ tăng trưởng bao trùm của hệ thống ngân hàng.

Trong Đề án tái cơ cấu nền kinh tế 2021-2025 mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng, phần mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD tiếp tục xác định công cuộc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đưa nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các TCTD duy trì ở mức dưới 3% và từng bước phát triển thị trường mua bán nợ.

Thụy Lê/thesaigontimes.vn

Tin bài khác
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Khánh Hòa: Kêu gọi đầu tư khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại 2 khu rừng phòng hộ

Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc và Nam Khánh Hòa vừa công bố kế hoạch cho thuê môi trường rừng để khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí tại hai khu vực này.
Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Đề xuất điều chỉnh bảng giá đất nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh bằng 65–70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND Thành phố kiến nghị điều chỉnh giá đất nông nghiệp trong Quyết định 79/2024 theo hướng tăng lên mức bằng 65–70% giá đất ở trong bảng giá đất.
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công Dự án Bcons Bình An Đông Tây

Ngày 28/6/2025, sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu cho sự phát triển và khẳng định sự gắn bó của Bcons với mảnh đất Bình Dương.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.