EVFTA: Cú hích tăng trưởng kinh tế sau đại dịch
- 14
- Kinh doanh
- 08:50 18/08/2020
Hiệp định EVFTA được kỳ vọng mở ra cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Ảnh minh họa
Ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực sau khi đã được Quốc hội của hai bên phê chuẩn. Hiệp định được kỳ vọng thúc đẩy thương mại hai chiều, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Theo các chuyên gia kinh tế, EVFTA được thông qua đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU đầy tiềm năng với hơn 500 triệu dân, tổng sản phẩm nội địa (GDP) khoảng 18.000 tỷ USD. Theo tính toán, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với thời điểm chưa có Hiệp định.
Hiệp định này cũng góp phần đưa Việt Nam trở thành một “mắt xích” quan trọng trong mạng lưới liên kết với các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới; tạo thuận lợi cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đặc biệt, việc Việt Nam phê chuẩn EVFTA vào thời điểm này là phù hợp và đúng thời điểm, tạo đà cho việc phục hồi kinh tế trong nước sau đại dịch Covid-19. Hiệp định sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương Việt Nam và EU một cách toàn diện và sâu sắc hơn.
Theo TS. Đinh Việt Hòa - Chủ tịch Hiệp hội khởi nghiệp quốc gia, EU là thị trường có quy mô nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 2 trên thế giới với tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD mỗi năm. EVFTA được thực thi giúp Việt Nam có thêm lợi thế để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, trong đó có nông sản thủy sản và các ngành hàng nông nghiệp.
Cùng với đó là những điều kiện khác để thực hiện các cơ chế thuận lợi hóa thương mại mà Việt Nam đã ký kết với 27 nước, cho phép tổ chức tiếp cận thị trường một cách bài bản hơn, cụ thể hơn và hưởng được những điều kiện công khai, minh bạch công bằng hơn trong việc tiếp cận thị trường. Trong số các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết và thực thi, EVFTA được đánh giá là Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, độ mở lớn, cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU.
“Việc giảm thuế sẽ dẫn đến một dòng chảy gia tăng hàng hóa của Việt Nam như: cà phê, hải sản, máy móc, linh kiện, giày dép, dệt may đến 27 quốc gia thành viên. Nếu việc triển khai được diễn ra suôn sẻ thì Việt Nam không chỉ có cơ hội tiếp cận tốt hơn hàng hóa dịch vụ châu Âu mà còn hưởng lợi từ tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu. Ngoài ra, Hiệp định còn thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU lên tầm cao mới, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế cả hai bên sau những tác động sâu sắc từ đại dịch CoVid-19”, TS. Đinh Việt Hòa nhấn mạnh.
Có thể nói, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đang gặp phải một sức ép cực kỳ lớn sau đại dịch Covid-19. Theo thống kê, mỗi tháng Việt Nam có khoảng 910.000 doanh nghiệp đóng cửa. Việc Hiệp định EVFTA được thực thi có thể coi là cứu cánh cho các doanh nghiệp để có thể giúp họ phục hồi trong tương lai. Vấn đề quan trọng lớn nhất của các doanh nghiệp là thị trường và đầu ra, mà trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ mở ra một thị trường lớn để cứu giúp doanh nghiệp.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, EVFTA chính là niềm hy vọng, là trụ cột, là điểm tựa rất quan trọng doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Bởi với EVFTA, các doanh nghiệp Việt sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan; được tiếp cận nguồn công nghệ và những mặt hàng chất lượng cao từ EU. Đồng thời, được bổ sung thêm nguồn nguyên liệu, tạo ra sự kết nối cung cầu để hình thành chuỗi cung ứng mới.
“Để giữ được sự chủ động và hiệu quả trong đầu tư với các đối tác EU, doanh nghiệp Việt Nam cần nhìn nhận lại mình, “định vị” lại mình cả về mặt năng lực, sở trường cũng như điều chỉnh hạn chế để đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên thận trọng, cần đánh giá kỹ càng mọi yếu tố để giảm thiểu rủi ro, từ đó tận dụng hiệu quả những lợi ích và cơ hội từ EVFTA”, TS. Nguyễn Minh Phong cho hay./.
Bài liên quan
- Ngân hàng đứng trước áp lực nợ xấu khi Thông tư 14 hết hiệu lực
- Bộ Xây dựng: Công bố thông tin nhà ở, thị trường bất động sản hàng quý
- NHNN: Mục tiêu 65-70% người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng
- Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong ASEAN
- Tại sao tiếp thị bằng mùi hương lại phổ biến tại các khách sạn và cửa hàng ở Singapore
- Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
- UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,04%
- Những điều cần biết về mũi tiêm tăng cường ngăn chặn biến thể Omicron
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến góp ý về đấu thầu chọn nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf
- Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
- Tiến độ triển khai hệ thống thu phí không dừng: Vẫn chưa hết nóng!
- Doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Giải thưởng Chất lượng quốc tế vinh danh nhà sản xuất sữa tươi sạch từ đồng đất Việt
- Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
- Quy định mới về lộ trình lựa chọn nhà thầu tham gia mua sắm thuốc
- Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
- "Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
- Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
#EVFTA

Xuất khẩu tôm sang EU tận hưởng lợi thế từ EVFTA
Tôm sú Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn tại thị trường EU nhờ các ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, sản phẩm tươi ngon, số lượng sản phẩm đạt chứng nhận ASC ngày càng nhiều, gia tăng xuất khẩu (XK).

Tận dụng cơ hội từ EVFTA để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh hậu Covid-19
Sáng ngày 16/11, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ Thương mại phối hợp với Văn phòng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị "Tập huấn truyền thông về tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh hậu Covid-19". Sự kiện nằm trong chuỗi Chương trình tập huấn về các cam kết trong các FTA.

Sau một năm thực hiện EVFTA thương mại Việt Nam-EU tăng 18%
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, ngay tại thời điểm có hiệu lực, 65% hàng hóa xuất khẩu của EU sang Việt Nam và 71% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU được miễn thuế. Số liệu của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2021, giá trị thương mại giữa Việt Nam và EU đạt 27 tỷ USD, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2020.

EVFTA đường dẫn cho doanh nghiệp Việt Nam vào Châu Âu
Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng đã tăng đáng kể và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Lô vải thiều Việt Nam đầu tiên xuất khẩu theo hiệp định EVFTA
Chiều ngày 7.6.2021, tại sân bay quốc tế Nội Bài, Công ty Cổ phần Pacific Foods đã chính thức xuất lô vải thiều Thanh Hà, Hải Dương đầu tiên đi châu Âu theo hiệp định Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Trong tuần tới sẽ là lô vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang cũng lên đường chinh phục cộng đồng 27 quốc gia khó tính này.

Tận dụng cơ hội từ EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia với nhiều cam kết sâu, rộng, bao hàm cả những nội dung truyền thống và phi truyền thống. EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội thuận lợi, tuy nhiên, cũng không ít thách thức đối với kinh tế của TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung…
Đọc thêm Kinh doanh
Dự án tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đề xuất tổng mức đầu tư 20.469 tỷ đồng
Ban Quản lý dự án 2 vừa trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
EVN triển khai áp dụng mẫu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính
Kể từ ngày 1/7/2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) áp dụng triển khai mẫu hoá đơn điện tử theo hình thức không có mã của cơ quan thuế và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu hoá đơn về hệ thống lưu trữ điện tử của cơ quan thuế.
Xuất khẩu thủy sản quý II tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái
Xuất khẩu thủy sản quý II năm nay đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Tổng 6 tháng đầu năm 2022, XK thủy sản Việt Nam đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021.
Đăng ký BIDV SmartBanking - Rinh quà 500k++
Chương trình diễn ra từ 17/06 - 16/09/2022 với tổng giá trị giải thưởng trên 12 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng sẽ được nhận ngay 65,000 đồng vào tài khoản cùng các mã giảm giá 50%, tối đa lên đến 150,000 đồng/mã khi trải nghiệm các dịch vụ tiện ích trên BIDV SmartBanking.
Điện lực Hà Tĩnh đã mua hơn 66 triệu kWh điện mặt trời áp mái nhà
Hệ thống điện mặt trời áp mái nhà đã đóng góp khoảng 22% phụ tải cho hệ thống lưới điện Hà Tĩnh. Hiện nay, toàn tỉnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt trên diện rộng, phụ tải điện tăng đột biến.
Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
Mới đây, các chuyên gia ở Hiệp hội Vận tải hàng không đánh giá, với thị trường Việt Nam, dự kiến sẽ có những dấu hiệu tích cực cả ở nội địa và quốc tế sau đại dịch Covid-19 khá rõ nét. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường hàng không còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Quảng Nam thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt gần 15 nghìn tỷ đồng
Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cho biết, thu ngân sách 6 tháng đầu năm khoảng 14.838 tỷ đồng, đạt 78,1% dự toán, tăng 40,9% so cùng kỳ. Số tăng thu này nhờ thủy điện đầy nước, dẫn đến thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương đạt 64,7% (400,9 tỷ đồng), tăng 23,4% so cùng kỳ.
Nửa đầu tháng 6, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt gần 338 tỷ USD
Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6 năm 2022 đạt 15,11 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 5/2022.
Thủ tục hành chính mỗi nơi hiểu một kiểu khiến doanh nghiệp chạy lòng vòng
Thực tế có nhiều trường hợp cơ quan chức năng mỗi nơi hiểu quy định của Nhà nước một cách khác nhau, khiến DN phải chạy lòng vòng, mất rất nhiều thời gian mà không cơ quan nào giải quyết.
Vietnam Airlines đặt mục tiêu kinh doanh 2022 lỗ 9.300 tỷ đồng
Vietnam Airlines lên kế hoạch kinh doanh năm nay đạt doanh thu công ty mẹ 45.252 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Dù doanh thu tăng, công ty vẫn dự kiến lỗ ròng 9.335 tỷ đồng. Mức lỗ này đã giảm 23,5% so với khoản lỗ năm 2021.