Dừng áp thuế chống bán phá giá đối với thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc
- 195
- Vấn đề
- 22:10 16/05/2022
DNHN - Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình nhập khẩu một số mặt hàng thép mạ từ các nguồn vào Việt Nam để kịp thời có biện pháp phù hợp.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT về việc chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc (vụ việc ER01.AD02).
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành rà soát cuối kỳ vào tháng 6/2021 theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương và trên cơ sở hồ sơ đề nghị rà soát của đại diện ngành sản xuất trong nước. Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.

Kết quả điều tra cho thấy, sau 5 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá, ngành sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại đáng kể và trước mắt hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc cũng không có khả năng tái diễn thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Trên cơ sở đó, thực hiện quy định của WTO, Luật Quản lý ngoại thương, các văn bản hướng dẫn và ý kiến của các bên liên quan, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình nhập khẩu một số mặt hàng thép mạ từ các nguồn vào Việt Nam để kịp thời có biện pháp phù hợp, theo đúng cam kết quốc tế và pháp luật trong nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước cũng như của người tiêu dùng.
PV
Bài liên quan
- Bảo quản sữa tươi, sữa chua đúng cách – Điều đơn giản nhưng nhiều người bỏ qua
- Giải thưởng Chất lượng quốc tế vinh danh nhà sản xuất sữa tươi sạch từ đồng đất Việt
- "Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
- Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
- VNDirect nhận định tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam
- Hàng tồn kho sản xuất đạt kỷ lục 1,8 tỷ đô la trên toàn thế giới
- Bukalapak của Indonesia dự kiến mức thua lỗ sẽ lớn hơn trong năm 2022
- Cộng đồng doanh nghiệp gồng gánh "cơn khát" nhân lực và áp lực giá nguyên vật liệu, chi phí logistics
- Lợi nhuận ngành công nghiệp Trung Quốc trong tháng 5 đã có cải thiện mặc dù tiếp tục sụt giảm do hạn chế COVID-19
- Thị trường IPO Nhật Bản sụt giảm trầm trọng trước nỗi lo suy thoái
#chống bán phá giá

Không điều chỉnh thuế chống bán phá giá với thép hợp kim nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc
Bộ Công Thương quyết định giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ 2 thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc.

Áp thuế chống bán phá giá tạm thời vật liệu hàn nhập khẩu
Một số vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời lên tới 35,56%.

Rà soát áp dụng chống bán phá giá một số sản phẩm thép hợp kim, không hợp kim xuất xứ từ Trung Quốc
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc AR01.AD04)

Mỹ hạ 7 lần thuế chống bán phá giá đối với mật ong của Việt Nam
So với kết luận sơ bộ, biên độ phá giá cho các doanh nghiệp Việt Nam ở kết luận cuối cùng giảm gần 7 lần, giúp ngành mật ong có thể nỗ lực tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ.

Gia hạn rà soát áp dụng chống bán phá giá màng nhựa BOPP
Hiện mức thuế chống bán phá giá đối với màng nhựa BOPP của Trung Quốc ở mức 9,05% - 23,71%, Thái Lan 17,30% - 20,35% và Malaysia 18,87% - 23,42%.

Điều tra chống bán phá giá với sản phẩm bàn ghế có xuất xứ từ Trung Quốc và Malaysia
Bộ Công Thương mới đây đã ban hành quyết định về việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Trung Quốc và Malaysia.
Đọc thêm Vấn đề
Khẩn trương tổ chức đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương
Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương tổ chức thực hiện đấu thầu tập trung thuốc ở Trung ương, chỉ đạo các tỉnh, các cơ sở y tế khẩn trương tổ chức đấu thầu thuốc theo đúng quy định, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; nâng cao năng lực dự báo nhu cầu về thuốc, thiết bị và vật tư y tế để chủ động lên kế hoạch đầu tư, mua sắm.
Việt Nam sẽ yêu cầu bắt buộc báo cáo phát thải khí nhà kính với đối tượng nào?
Nghị định 06/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đã đề xuất danh mục cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính dự kiến là các cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc các đối tượng có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên.
Sẽ xử lý các cá nhân, đơn vị không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân chậm trễ và không hoàn thành việc phân bổ chi tiết, giải ngân vốn đầu tư công do nguyên nhân chủ quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2022.
"Phản pháo" về nghi vấn "làm đẹp" số liệu chỉ số CPI
Tại họp báo về tình hình kinh tế xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết: Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.
Kỳ họp thứ 7 (chuyên đề), HĐND tỉnh Hòa Bình khoá XVII thông qua 4 nghị quyết quan trọng
Sáng 28/6, HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 7 (kỳ họp chuyên đề). Các đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình chủ trì kỳ họp. Dự kỳ họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.
VNDirect nhận định tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam
Với các chuyển động tại thị trường lớn nhất thế giới, chuyên gia của VNDirect chỉ ra 5 tác động lớn từ chính sách của Fed đến nền kinh tế Việt Nam, cụ thể:
GDP quý II/2022 tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,02%, đóng góp 4,56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%, đóng góp 46,85%
CPI cả nước tăng 2,44% chủ yếu do giá xăng dầu
Chỉ ra các yếu tố làm tăng CPI trong quý II năm 2022, Tổng cục Thống kê cho biết, bình quân quý II/2022, giá xăng dầu trong nước tăng 54,92% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,98 điểm phần trăm.
Bộ Giao thông Vận tải giải ngân được 17/50 nghìn tỷ đồng
Tính tới hết tháng 6, Bộ GTVT đã giải ngân được hơn 17.200 tỷ đồng, đạt hơn 34% kế hoạch Thủ tướng giao, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Hòa Bình: Phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước năm 2022
Năm 2022, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.897 tỷ đồng; HĐND tỉnh giao 6.410 tỷ đồng, tăng 1.340 tỷ đồng so với dự toán năm 2021. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh các thành phần kinh tế vẫn chịu tác động của dịch Covid-19, việc hụt thu khi thực hiện các chính sách hỗ trợ người nộp thuế và tình hình thiên tai dự báo có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng đến phát triển KT-XH trên địa bàn nói chung và nhiệm vụ thu NSNN nói riêng.