Thứ năm 19/09/2024 01:26
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Dự thảo mới thêm điều kiện kinh doanh: Bộ Công Thương nói gì?

12/10/2020 00:00
Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa lên tiếng trước nhiều ý kiến góp ý thời gian qua về Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối.
aa

Siêu thị (ảnh minh họa)

Trước đó, các ý kiến phản biện cho rằng một số quy định dự kiến tại Nghị định lại được thiết kế theo hướng thêm nhiều ràng buộc một số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (ví dụ quy định về khuyến mại, quảng bá, cách đặt tên siêu thị, trung tâm thương mại …) mà không rõ mục tiêu quản lý nhà nước cụ thể, lại có thể dẫn tới sự can thiệp, cản trở bất hợp lý hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, các ý kiến lo ngại một số quy định không rõ mục tiêu quản lý nhà nước và có nguy cơ biến tướng thành điều kiện kinh doanh bất hợp lý.

Đồng thời, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì mục tiêu và phạm vi xây dựng Nghị định này chỉ giới hạn ở việc điều chỉnh hai Nghị định 02 năm 2003 và Nghị định 114 năm 2009, tức là về “phát triển và quản lý chợ”.

Như vậy, việc Dự thảo mở rộng phạm vi ra cả ngành phân phối (trong đó bao gồm các cửa hàng, trung tâm đấu giá hàng hóa, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng … ) dường như là vượt quá tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

Nay phản hồi về các ý kiến này, Bộ Công Thương hoan nghênh mọi ý kiến góp ý đối với đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối được hoàn thiện. Với mục tiêu đã nêu, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định theo đúng trình tự và quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Công Thương cũng cho biết, Bộ đề xuất xây dựng Dự thảo Nghị định này là dựa trên chủ trương chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 12070/VPCP ngày 11 tháng 11 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ. Tại Công văn này Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương rà soát, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2003 và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, trên cơ sở đó đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung trình Chính phủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Căn cứ vào quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sau khi tổng kết việc thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách về chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng và trung tâm đấu giá hàng hóa, trên cơ sở kiến nghị của các địa phương, Bộ Công Thương đã gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan về đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối.

Đây là bước đầu tiên để lấy ý kiến trước khi Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối.

Khi đề xuất xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý ngành phân phối, mục tiêu Bộ Công Thương đưa ra là khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành, đồng thời đảm bảo tính kế thừa của các quy định còn phù hợp của các văn bản có liên quan như Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP; Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại...

Mục tiêu là tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng và trung tâm đấu giá hàng hóa cũng như các hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại, mua bán sáp nhập có liên quan; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế về phát triển và quản lý ngành phân phối; bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo hàng hóa lưu thông tại các kênh phân phối này có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Thanh Hằng

Tin bài khác
Nghệ An ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Nghệ An ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Bắc Á (17/9/1994-17/9/2024), ông Bùi Thanh An - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An biểu dương và ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương…
Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 55 để cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh khóa XIV; trong đó thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậụ quả bão
Đồng Nai theo đuổi mục tiêu phát triển có chọn lọc

Đồng Nai theo đuổi mục tiêu phát triển có chọn lọc

Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế năng động, là động lực tăng trưởng, là hạt nhân phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Vì sao cần phải thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ xanh trong nông nghiệp?

Vì sao cần phải thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ xanh trong nông nghiệp?

Đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao năng suất bền vững.
Bình Dương bổ sung 18 dự án vào kế hoạch đầu tư công năm 2024

Bình Dương bổ sung 18 dự án vào kế hoạch đầu tư công năm 2024

Bình Dương điều chỉnh vốn đầu tư cho 50 dự án khác được tăng thêm gần 1.500 tỷ đồng, trong khi 58 dự án bị giảm vốn với tổng số giảm hơn 1.100 tỷ đồng.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son