Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6-6,5%
- Kinh doanh
- 13:49 18/09/2020
Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 đạt khoảng 6-6,5%.
Thông tin được đưa ra vào ngày 17.9, theo đó, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, hoàn thiện kịch bản tăng trưởng và phương án điều hành những tháng cuối năm 2020, kế hoạch năm 2021. Trong đó, dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm sau khoảng 6-6,5%.
Trên cơ sở báo cáo của cơ quan ngành kế hoạch, Ban cán sự Đảng Chính phủ sẽ xem xét, cho ý kiến trước khi báo cáo các cấp cao hơn theo quy định.
Trước đó, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp Chính phủ đầu tháng này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dự báo kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức trong năm sau. COVID-19 trên thế giới tuy có dấu hiệu dịu lại nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường và khả năng cao sẽ kéo dài cả năm 2021.
Triển vọng kinh tế toàn cầu rất khó khăn, các nước đối tác lớn suy thoái, khả năng phục hồi trở lại trạng thái trước khi COVID-19 xảy ra sẽ cần thời gian khoảng 2-4 năm tùy thuộc mức độ tác động. Dù vậy, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đưa ra dự báo GDP năm 2021 đạt khoảng 6,7%.
Cũng theo Nghị quyết, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, cùng Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách năm 2020, trình Thủ tướng quyết định. Riêng số vốn năm 2020 do các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đề nghị chuyển trả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính rà soát, báo cáo Thủ tướng quyết định trước ngày 25.9, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm nay.
![]() |
Chính phủ nhấn mạnh "mục tiêu kép" vừa phục hồi kinh tế, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh. Ảnh: Quý Hòa. |
Với khoản vốn kế hoạch đầu tư các năm 2018, 2019 đã điều chuyển, kéo dài sang 2020, Chính phủ đồng ý cho phép được kéo dài đến hết tháng 12 năm nay. Số vốn kế hoạch đầu tư năm 2020 chưa giao chi tiết tại một số bộ, ngành, địa phương sẽ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát, báo cáo Thủ tướng quyết định thu hồi, điều chuyển sang các đơn vị có nhu cầu bổ sung vốn, giải ngân tốt.
Nhận diện kinh tế sẽ tiếp tục gặp thách thức lớn trước tác động của COVID-19, Chính phủ nhấn mạnh "mục tiêu kép" vừa phục hồi kinh tế, vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh tiếp tục là ưu tiên hàng đầu thời gian tới.
Vì thế, Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để vừa hỗ trợ kích thích kinh tế, vừa bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động đề xuất với Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư với nước ngoài các giải pháp mạnh mẽ thu hút có sàng lọc dòng dịch chuyển chuỗi cung ứng và vốn đầu tư nước ngoài.
Còn Bộ Công Thương lên kế hoạch xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng; kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại dưới mọi hình thức, bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Minh Anh
Tin liên quan
#kinh tế

Doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi hóa đơn điện tử
Chỉ còn gần một tháng nữa, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển đổi, vẫn còn nhiều khó khăn nhất là đối với bộ phận doanh nghiệp nhỏ và vừa khi sử dụng hình thức mới.

Các chính sách kinh tế quan trọng có hiệu lực từ 1/10
Từ hôm nay 1/10, Thông tư 73/2020/TT-BTC ngày 07/8/2020 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán do Bộ Tài chính ban hành sẽ chính thức có hiệu lực.

Để trái cây Việt "rộng đường" XK sang thị trường Mỹ
Chỉ mỗi việc chuyên gia người Mỹ mới trở lại Việt Nam để phục vụ chiếu xạ đã là “tin vui” với xuất khẩu trái cây sau gián đoạn vì dịch Covid-19. Thực ra, việc khơi thông trái cây Việt vào thị trường Mỹ không chỉ với mỗi tin vui như vậy…

Lợi kép của EVFTA
EVFTA có hiệu lực từ ngày 1.8.2020, hứa hẹn tạo cơ hội lớn cho Việt Nam, không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu.

Gói hỗ trợ lần 2: Cần có cách tiếp cận trong bối cảnh “không bình thường"
Việc hỗ trợ doanh nghiệp thời điểm này là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cần làm thế nào để doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ nhanh nhất và khuyến khích họ vay vốn duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động?

"Nữ hoàng cá tra", "vua tôm" kỳ vọng lội ngược dòng
Nhiều ông lớn ngành thủy sản đang tăng trưởng âm vì Covid-19. Tuy nhiên, sự đảo chiều được dự báo đến sớm khi tình hình dịch bệnh ổn định và Việt Nam bắt đầu hưởng lợi từ EVFTA.
Đọc thêm Kinh doanh
CPI tháng 02/2021 tăng 1.52% so với tháng liền trước, cao nhất 8 năm
Trong mức tăng 1.52% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2021 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng giữ ổn định giá.
Công nghiệp chế biến, chế tạo không để phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài
Nội lực của công nghiệp chế biến chế tạo trong nước còn nhiều hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài.
Bất động sản vẫn là kênh thu hút nhà đầu tư quốc tế trong năm 2021
Bất chấp yếu tố bất ổn bởi dịch Covid-19, sức hấp dẫn dài hạn của lĩnh vực bất động sản nói chung và số lượng quỹ đầu tư nhắm vào lĩnh vực này vẫn tiếp tục tăng...
Tăng cường hiệu quả kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong thủy sản
Để giảm thiểu các vụ việc vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành công văn 859/BNN-QLCL về tăng cường hiệu quả kiểm soát chất lượng ,an toàn thực phẩm thủy sản.
Đẩy mạnh thị trường trong nước giúp doanh nghiệp vượt khó dịch Covid-19
Dịch bệnh hoành hành khiến cho giao thương hàng hóa bị tắc nghẽn, điều này đã tác động mạnh đến hoạt động xuất, nhập khẩu vì thế thị trường nội địa với 100 triệu dân sẽ trợ giúp các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Ngân hàng quốc doanh dần để mất thị phần tín dụng
Nhìn chung, các ngân hàng quốc doanh đã mất 142 điểm cơ bản thị phần tín dụng trong 5 năm qua do chủ yếu dựa vào khoản cho vay khách hàng để tăng trưởng dư nợ tín dụng.
Trung Quốc đang định hình lại thị trường ngũ cốc toàn cầu
Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, những người chăn nuôi lợn và các nhà giao dịch Trung Quốc đang "lùng sục" tìm kiếm nguồn ngũ cốc để nhập khẩu...
Giá dầu ngày 26/2 có xu hướng giảm
Giá dầu thô giảm trở lại trước thông tin OPEC+ nâng sản lượng khai thác thêm 500 ngàn thùng/ngày kể từ tháng 4/2021.
697 doanh nghiệp thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản gửi Phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
Hiệp hội Lương thực Việt Nam đưa ra dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc, tín hiệu cụ thể là các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng mua gạo của Việt Nam.