Đông Nam Á mở cửa hoạt động nhưng phục hồi ngành du lịch còn khó nắm bắt

11:39 14/10/2021

Khu vực Đông Nam Á rục rịch hoạt động trở lại tuy nhiên, các nhà kinh tế chia sẻ với tờ The Business Times cho biết triển vọng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: EPA-EFE)

Vishnu Varathan, trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Ngân hàng Mizuho, ​​cho biết, bất chấp nhu cầu đi lại dồn nén bấy lâu nay, phục hồi triển vọng kinh tế du lịch còn tùy thuộc vào tình hình thực tế. "Thứ nhất, việc mở cửa trở lại ở những giai đoạn đầu này vẫn là mục tiêu và có điều kiện chứ không phải là không có điều kiện. Theo đó, phục hồi sẽ được đo lường để bù đắp cho sự thiếu hụt trước Covid-19. Hơn nữa, các hạn chế khác nhau về thử nghiệm và những chính sách khi đi du lịch giữa các nước không đồng nhất", ông cho biết. Ngoài ra, Singapore đã công bố nối lại du lịch với một số quốc gia có công dân được tiêm phòng đầy đủ nhưng không có đối tác trong khu vực. 

Trong khi đó, Malaysia cho biết, sẽ cho phép du lịch giữa các tiểu bang và nước ngoài từ 11 tháng 10, Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob báo hiệu kế hoạch chào đón du khách nước ngoài vào tháng 12. Thứ Hai (11 tháng 10), Thái Lan đã công bố kế hoạch hủy bỏ kiểm dịch đối với những du khách đã tiêm vắc xin từ 10 quốc gia, bao gồm cả Singapore. Cùng ngày, Indonesia thông báo cho phép du khách từ 18 quốc gia vào Bali và Quần đảo Riau với thời gian cách ly được rút ngắn còn 5 ngày nhưng không có Singapore trong danh sách.

Dự báo của ngân hàng Phát triển Châu Á cho khu vực Đông Nam Á đã giảm xuống 3,1% vào cuối tháng 9, từ mức dự báo 4,4% của tháng 4. Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô Asean hiện đang dự đoán mức tăng trưởng 6,1%, giảm so với dự báo 6,7% vào tháng 3. Trong khi các mở rộng hạn chế mang lại viễn cảnh mới lạc quan hơn cho ngành du lịch lúc này nhưng nhiều chỉ số triển vọng phục hồi không tăng. Trong trường hợp của Thái Lan, nhà kinh tế Barnabas Gan của UOB nói rằng bất kỳ sự thúc đẩy nào từ du lịch chỉ có thể cảm nhận được trong 2 tháng cuối năm, đó là lý do tại sao ông giữ triển vọng cả năm là 0,7%.

Đồng nghiệp của Gan kiêm nhà kinh tế học Enrico Tanuwidjaja cho biết, việc mở cửa Bali không đủ để nâng cao du lịch của Indonesia, bởi số lượng khách du lịch và chi tiêu có thể sẽ ở mức vừa phải so với mức trước Covid-19. Đối với toàn khu vực, "doanh thu du lịch có ý nghĩa và ổn định trở lại" so với mức trước đại dịch chỉ xuất hiện khi các quốc gia trong khu vực hoàn toàn tự tin mở cửa biên giới du lịch với nhau. Theo ông Enrico, tại thời điểm này, bong bóng du lịch là một sự cổ vũ nhưng cả khu vực sẽ không đạt được thành công đồng bộ nếu không tin tưởng lẫn nhau vì khu vực cần được hưởng lợi chung.

Ngoài những suy xét thận trọng, các nhà kinh tế chỉ ra rủi ro bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc đang che phủ triển vọng của khu vực. Nhà kinh tế Chua Han Teng của DBS cho hay: "Nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại do ảnh hưởng nguồn năng lượng và gián đoạn chuỗi cung ứng làm tăng thêm sự không chắc chắn cho triển vọng kinh tế Asean bởi Trung Quốc là một trong những điểm đến xuất khẩu quan trọng". Cũng chính vì lý do này mà Teng không nâng cấp dự báo tăng trưởng. Ông lưu ý: "Rủi ro lạm phát gia tăng do giá năng lượng sẽ làm xói mòn biên lợi nhuận và thu nhập hộ gia đình ở hầu hết các nền kinh tế tại đây". Đồng thời, với tình hình Covid-19 chưa được kiểm soát triệt để, khả năng phát sinh những biến thể mới là rủi ro chính có thể lật ngược tình thế. 

TL (theo The Business Times)