
Doanh nghiệp xuất khẩu ngành gỗ rơi vào thế khó vì đơn hàng khan hiếm
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, ước tính, trong tháng 4/2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, tăng 5,5% so với tháng 3/2023, nhưng giảm 24,5% so với tháng 4/2022.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 820 triệu USD, tăng 6% so với tháng 3/2023, nhưng giảm 28,2% so với tháng 4/2022. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4 tỷ USD, giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,6 tỷ USD, giảm 36,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm mạnh là do giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp ngành gỗ.

Bên cạnh đó, yếu tố lạm phát vẫn còn ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn chưa nới lỏng; kinh tế thế giới hồi phục chậm và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới có tác động nhất định đến xu hƣớng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm không thiết yếu như gỗ và sản phẩm gỗ tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với mặt mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam.
Từ cuối năm 2022 đến nay, lượng đơn hàng xuất khẩu của ngành gỗ giảm sâu, do hai thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều giảm cầu. Dù đã vào giữa quý II/2023 nhưng đơn hàng vẫn rất khan hiếm, chỉ đủ để nhà máy hoạt động khoảng 40% công suất. Trong khi đó, nhà máy phải đạt ít nhất 70% công suất thiết kế thì doanh nghiệp mới hòa vốn và giữ được việc làm cho người lao động.
Cùng với đó, doanh nghiệp ngành gỗ còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp còn đang trong tình trạng thiếu đơn hàng do nhu cầu yếu từ các thị trường tiêu thụ chính. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn phải tìm mọi biện pháp để duy trì sản xuất, giữ chân lao động để chờ tình hình khởi sắc hơn.
Đây cũng là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp ngành gỗ trong những tháng qua. Phần lớn doanh nghiệp hiện chỉ duy trì được 35-40% công suất nhà máy, phải bù lỗ, nên rất khó bảo toàn lực lượng lao động. Nhiều doanh nghiệp sau thời gian cắt giảm giờ làm, ca làm vẫn không thể “gánh gồng” được chi phí, buộc phải cắt giảm dần nhân công, chờ tín hiệu đơn hàng mới.
Từ đầu năm 2023, hai thị trường xuất khẩu đồ gỗ, nội thất lớn của Việt Nam là Mỹ và EU hầu như không có đơn hàng do ảnh hưởng của lạm phát, người dân chỉ ưu tiên chi tiêu cho lương thực, năng lượng. Những đơn hàng mà doanh nghiệp nhận được chủ yếu là các đơn hàng nhỏ, số lượng ít và chỉ đủ sản xuất cầm chừng đến hết quý II, chưa có các đơn hàng cho nửa cuối năm 2023...
Ngọc Phi (TH)
- Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ngành gỗ đang tiến thoái lưỡng nan
- Châu Phi là thị trường tiềm năng cho ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam
- Cơ hội để các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam tiếp cận với thị trường Anh
- Các doanh nghiệp ngành gỗ đang có xu hướng chuyển dịch xuất khẩu sang thị trường châu Á
- Ngành gỗ: Đơn hàng sụt giảm tại các thị trường chính đều trên 40%
Cùng chuyên mục


CPI 5 tháng đầu năm 2023 tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước

PV GAS LPG hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị kinh doanh bán lẻ LPG hàng đầu Việt Nam

Các nhà triển lãm ngành cơ khí hào hứng tham gia MTA Vietnam 2023

Giá tôm nguyên liệu trong nước giảm, xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục

Tháng 4/2023, xuất khẩu cá biển khô các loại tăng 65%, đạt gần 26 triệu USD
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế