Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị

10:27 23/05/2022

Việc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo chỗ đứng trên thị trường...

Định nghĩa cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị

Theo định nghĩa trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì Cụm liên kết ngành là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và doanh nghiệp, tổ chức có liên quan cùng hợp tác và cạnh tranh.

Việc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo chỗ đứng trên thị trường (Ảnh minh họa)

Việc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo chỗ đứng trên thị trường (Ảnh minh họa).

Chuỗi giá trị là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.

Như vậy, việc tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị đem lại nhiều cơ hội, lợi ích cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ nhau trong sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm, từ đó tạo chỗ đứng trên thị trường.

Đối với những doanh nghiệp muốn nhận được sự trợ giúp thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

Về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa: Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người; Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải đáp ứng một trong các điểu kiện: Tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành; Có đổi mới sáng tạo về quy trình công nghệ, vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị.

Những nội dung đáng chú ý

Tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định nộp cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là bản sao hoặc bản chụp từ bản gốc, bản chính và không cần chứng thực. Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đề nghị doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp bản chính hoặc bản gốc để đối chiếu thông tin.

Về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, Thông tư nêu rõ, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ theo nội dung và mức hỗ trợ quy định tại Điều 22 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP. Cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Thông tư này và một số quy định cụ thể như hỗ trợ học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài, gồm: học phí, tài liệu, ăn, ở, đi lại (bao gồm vé máy bay).

Nội dung các khóa đào tạo huấn luyện chuyên sâu ngắn hạn ở nước ngoài gồm: Xây dựng, phát triển sản phẩm; thương mại hóa sản phẩm; phát triển thương mại điện tử; gọi vốn đầu tư; phát triển thị trường; kết nối mạng lưới khởi nghiệp và các nội dung khác theo nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các cuộc thi quốc tế về khởi nghiệp sáng tạo, gồm: Phí, lệ phí tham gia cuộc thi; ăn, ở tại nước sở tại; đi lại (bao gồm vé máy bay); vận chuyển tài liệu, sản phẩm, trang thiết bị phục vụ tham gia cuộc thi.

Doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia từ 25/6

Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa ban hành Thông tư 06/2022 hướng dẫn một số điều của Nghị định 80/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ tư vấn, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Trong đó, Thông tư hướng dẫn tổ chức hỗ trợ ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội. Cơ quan hỗ trợ căn cứ quy định Nghị định số 80/2021 để lựa chọn tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, đảm bảo doanh nghiệp được hưởng mức hỗ trợ có lợi nhất.

Thông tư cũng hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đề xuất nhiều nội dung hỗ trợ trong một hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ. Tuy nhiên, tại cùng một thời điểm với cùng một nội dung hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ được gửi đến một cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không bị hạn chế số lần hỗ trợ hoặc số lượng hợp đồng hỗ trợ đối với các nội dung hỗ trợ quy định tính theo triệu đồng/năm/doanh nghiệp hoặc triệu đồng/năm nhưng phải đảm bảo không vượt quá tỷ lệ, định mức hỗ trợ tối đa quy định tại Nghị định số 80/2021.

Riêng về về lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cụm liên kết ngành thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến, Thông tư 06 hướng dẫn các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp khác trong cụm liên kết ngành, gồm liên kết theo hình thức hợp đồng mua chung nguyên liệu đầu vào; hợp đồng bán chung sản phẩm hoặc theo hình thức hợp đồng mua, bán và hợp tác theo hình thức cùng xây dựng, sử dụng thương hiệu.

Một nội dung đáng chú ý là điều kiện và nội dung hỗ trợ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị không thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến thì việc hỗ trợ do Chính phủ quy định sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Trần Linh (T/h)