Thứ hai 07/07/2025 03:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Định danh cá nhân thay mã số thuế: Cơ hội chuyển đổi số và minh bạch hóa cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân chính thức thay thế mã số thuế (MST) trong giao dịch thuế đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh. Đây không chỉ là bước tiến lớn trong cải cách thủ tục hành chính mà còn là một cơ hội vàng để doanh nghiệp, người nộp thuế (NNT) đồng bộ dữ liệu, tối ưu quy trình, nâng cao hiệu quả hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu thế bắt buộc.

Doanh nghiệp cần chủ động chuẩn hóa thông tin và tài khoản định danh điện tử

Trong nhiều năm qua, MST được sử dụng như một định danh quan trọng trong giao dịch giữa cá nhân, tổ chức và cơ quan thuế. Tuy nhiên, hệ thống MST hiện hành vẫn tồn tại nhiều bất cập như trùng lặp, sai lệch thông tin, phân mảnh dữ liệu, đặc biệt với các cá nhân có nhiều hơn một MST hoặc thông tin cá nhân chưa được đồng bộ với dữ liệu dân cư quốc gia.

Việc thay thế MST bằng số định danh cá nhân - một mã số duy nhất được Bộ Công an cấp, gồm 12 chữ số không chỉ đơn thuần là thay đổi “ký hiệu”, mà là thay đổi bản chất quản lý từ nhận diện bằng mã ngành sang nhận diện bằng dữ liệu dân cư toàn quốc. Điều này mở ra cơ hội lớn để “làm sạch” hệ thống dữ liệu thuế, tích hợp liên thông, từ đó xây dựng nền tảng quản trị thuế hiện đại, hiệu quả và minh bạch hơn.

Theo Thông tư số 86/2024/TT-BTC ngày 23/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về đăng ký thuế, từ ngày 1/7/2025, cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh sẽ không cần ghi nhớ mã số thuế riêng biệt nữa. Thay vào đó, họ chỉ cần sử dụng số định danh cá nhân trong kê khai, tra cứu và thực hiện nghĩa vụ thuế.

Điều này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh ngày càng nhiều hộ kinh doanh cá thể, người làm nghề tự do hoặc kinh doanh trên nền tảng số phát sinh nghĩa vụ thuế. Việc sử dụng duy nhất một mã định danh không chỉ giảm thiểu sai sót khi kê khai mà còn giúp người dân dễ dàng tra cứu thông tin nghĩa vụ thuế của mình trên hệ thống.

Định danh cá nhân thay mã số thuế: Cơ hội chuyển đổi số và minh bạch hóa cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Định danh cá nhân thay mã số thuế: Cơ hội chuyển đổi số và minh bạch hóa cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh - Ảnh minh hoạ

Một điểm thay đổi đáng chú ý là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng tài khoản định danh điện tử trong các thủ tục hành chính thuế điện tử từ ngày 1/7/2025. Tài khoản này do Bộ Công an cấp, và để được phê duyệt nhanh chóng, NNT cần đảm bảo thống nhất dữ liệu giữa các cơ quan: tên, ngày thành lập, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, thông tin đại diện pháp luật... Đây là yêu cầu mang tính kỹ thuật nhưng cũng là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng các dịch vụ thuế điện tử, hóa đơn điện tử mà không bị gián đoạn.

Do đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cần khẩn trương đối soát, chuẩn hóa thông tin trên hệ thống đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và dữ liệu dân cư quốc gia, đây là bước chuẩn bị không thể thiếu để thích ứng với quy định mới.

Từ cải cách thuế đến chuyển đổi số quốc gia

Hộ kinh doanh đăng ký thuế cùng với đăng ký kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP và Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sẽ được cấp số định danh cá nhân làm mã số thuế ngay trong quá trình đăng ký. Trường hợp đã có MST trước ngày 1/7/2025, nếu thông tin đã đồng bộ với cơ sở dữ liệu dân cư thì cơ quan thuế sẽ tự động chuyển đổi, không phát sinh thêm thủ tục.

Tuy nhiên, nếu có sai lệch thông tin, MST sẽ bị đưa vào trạng thái “chờ cập nhật” và có thể khiến quá trình giao dịch thuế bị chậm trễ, hoặc làm phát sinh vướng mắc về hóa đơn, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Đặc biệt, cá nhân có nhiều hơn một MST cần gấp rút liên hệ cơ quan thuế để cập nhật, hợp nhất dữ liệu về một số định danh cá nhân duy nhất.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu sử dụng số định danh cá nhân thay cho MST và triển khai công tác quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 25-26/6/2025, ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết: “Việc áp dụng số định danh cá nhân thay mã số thuế chính là bước cải cách lớn để kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, góp phần hiện đại hóa ngành thuế, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp”.

Theo đó, ngành thuế sẽ tiếp tục rà soát và chuẩn hóa hệ thống MST hiện hành, đồng thời nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo việc chuyển đổi không gây gián đoạn. Đây cũng là một phần trong quá trình chuyển đổi số toàn diện của ngành tài chính nói chung và cơ quan thuế nói riêng.

Về lâu dài, việc tích hợp mã định danh sẽ giúp cơ quan quản lý nắm bắt chính xác hơn các giao dịch, thu nhập, nghĩa vụ thuế của cá nhân và hộ kinh doanh, từ đó đảm bảo công bằng trong thực thi chính sách, chống thất thu thuế, và quản lý minh bạch hơn.

Việc thay đổi này không chỉ là “chuyện của ngành thuế”, mà liên quan trực tiếp đến hoạt động hằng ngày của hàng triệu hộ kinh doanh, cá nhân có phát sinh thu nhập, cũng như các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử, khai thuế qua mạng...

Doanh nghiệp cần chủ động thực hiện ngay các bước: Đối soát thông tin thuế và đăng ký kinh doanh để đảm bảo đồng bộ với dữ liệu dân cư quốc gia; Cập nhật và hoàn thành thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử theo Nghị định 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử; Tra cứu MST và thông tin cá nhân, pháp nhân qua cổng https://tracuunnt.gdt.gov.vn để phát hiện và xử lý kịp thời các sai lệch; Phổ biến thông tin đến nhân sự kế toán, tài chính, người đại diện để chuẩn bị vận hành các quy trình mới trong giao dịch với cơ quan thuế.

Không chỉ dừng lại ở cải cách hành chính thuế, việc thay thế MST bằng số định danh cá nhân nằm trong chiến lược phát triển Chính phủ số, xây dựng nền tài chính số và chuyển đổi số quốc gia mà Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện.

Ở góc độ doanh nghiệp, đây cũng là thời điểm để rà soát lại toàn bộ hệ thống quản trị thông tin, kết nối dữ liệu với các nền tảng quản lý nhà nước, qua đó chủ động hội nhập vào hệ sinh thái quản lý số. Nếu chuẩn bị sớm và bài bản, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ mà còn nâng cao tính minh bạch, gia tăng lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đang ngày càng số hóa.

Việc thay thế mã số thuế bằng số định danh cá nhân từ ngày 01/7/2025 là bước đi quan trọng trong cải cách thể chế, đồng thời là cú hích lớn để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân từng bước tiến vào kỷ nguyên quản lý số hiện đại và minh bạch. Cơ hội đã đến, điều quan trọng là doanh nghiệp cần nhận thức đúng và hành động sớm để thích nghi, chủ động nắm bắt lợi thế trong bối cảnh mới.

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ chính thức được sử dụng thay cho mã số thuế đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và các cá nhân khác theo quy định tại khoản 7 Điều 35 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 7 Thông tư 86/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Các đối tượng được áp dụng quy định này bao gồm: Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân; cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; người đại diện hộ gia đình, đại diện hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Tất cả các nhóm đối tượng này sẽ sử dụng số định danh cá nhân để thay thế cho mã số thuế trong các giao dịch và nghĩa vụ thuế từ ngày 1/7/2025.

Tin bài khác
Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Còn nhiều thách thực để kinh tế 2025 đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% – một kết quả tích cực, tạo nền tảng quan trọng để hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%. Cục Thống kê đánh giá, dư địa cho tăng trưởng vẫn còn lớn, song cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt rủi ro và điểm nghẽn cần được tháo gỡ một cách quyết liệt, đồng bộ và kịp thời.
Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Thủ tướng Chính phủ: Tiến tới xoá room tín dụng theo hạn ngạch

Trong Công điện mới phát đi ngày 6/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng trước ngày 15/7.
Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Chỉ đạo mới của Thủ tướng về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 phối hợp với các nhà thầu vừa hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng.
6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

6 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng tới 9,2%

Tính chung 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020 đến nay.
Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Sản phẩm OCOP – từ địa phương hướng tới thương hiệu Việt Nam toàn cầu

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đang bước vào giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng vượt ra khỏi phạm vi địa phương để định hình như một thương hiệu quốc gia, hội nhập vững chắc vào thị trường quốc tế.
Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Hà Nội đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực then chốt vào năm 2030

Thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Hà Nội đang triển khai lộ trình cụ thể với nhiều mục tiêu tham vọng nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội.
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập ba tỉnh

Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập ba tỉnh

Ngày 3/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị quản lý khu công nghiệp của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
Ông Nguyễn Văn Thọ được phân công làm Phó Chủ tịch Thường trực TP.Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Thọ được phân công làm Phó Chủ tịch Thường trực TP.Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Thọ sẽ phụ trách các lĩnh vực: hành chính tư pháp, dân tộc - tôn giáo, phòng cháy chữa cháy - cứu hộ cứu nạn, phòng chống tham nhũng - tiêu cực - tội phạm; công tác tiếp công dân, thanh tra, giải quyết khiếu nại - tố cáo, kiểm tra giám sát.
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
TP. Hồ Chí Minh mới tổ chức phiên họp đầu tiên sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh mới tổ chức phiên họp đầu tiên sau sáp nhập

Sáng ngày 04/7/2025, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức phiên họp đầu tiên kể từ khi hoàn tất quá trình sáp nhập các quận, huyện theo Nghị quyết của Quốc hội. Phiên họp được kết nối trực tuyến với 168 phường, xã và đặc khu, phản ánh quy mô vận hành toàn diện của mô hình chính quyền địa phương hai cấp mới.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.