Đại diện các doanh nghiệp nhận chứng nhận tại sự kiện.
Kỳ vọng cho những cái bắt tay mới
Diễn đàn được tổ chức với sự góp mặt của đại diện các Sở, Ban ngành tại TPHCM gồm bà Trần Thị Tuyết Hồng - Phó Chánh văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân TPHCM, ông Trần Tấn Ngô - Phó Chủ tịch Trung ương Hội HNVN-CPC, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN – CPC, Các đại diện đến từ Hội Hữu Nghị VN-CPC Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM.
Về phía các cơ quan thương mại Campuchia có ngài OUCH SAVIN - Vụ trưởng Vụ Thương mại Campuchia, ngài SUON SOPHAL- Cục trưởng Cục Phát triển Campuchia, ông Lê Biên Cương - Tham tán thương mại Việt Nam tại Campuchia.
Chia sẻ bên lề sự kiện, ông Sok Dareth - Tổng Lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TPHCM nhận định: Diễn đàn lần này nhằm giới thiệu về môi trường thương mại - đầu tư song phương giữa hai quốc gia và giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp hai nước; kết nối trực tuyến giữa các doanh nghiệp tham gia hội nghị với các doanh nghiệp tiêu biểu từng hoạt động thương mại - đầu tư thành công tại Campuchia nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế; và giới thiệu kế hoạch triển khai thương mại – đầu tư của đơn vị đồng tổ chức với mong muốn mang lại cơ hội hợp tác và phát triển thương mại giữa doanh nghiệp 2 nước ở các lĩnh vực như bất động sản, hạ tầng, bán lẻ...
“Ký kết của Indochina Holdings lần này với Văn phòng Thương vụ Campuchia sẽ là khởi đầu mới cho những hợp tác sau này, chúng tôi kỳ vọng thời gian sắp tới sẽ có nhiều ký kết hợp tác hơn nữa giữa doanh nghiệp 2 nước, nhằm đưa những sản phẩm thương mại đến gần hơn với người tiêu dùng trên khắp thế giới.”, ông Sok Dareth nói.
Doanh nghiệp Việt Nam-Campuchia đón cơ hội mới, cùng tháo gỡ khó khăn cũ
Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn, bà Hứa Thị Bích Thu- Tổng Giám đốc Indochina Holdings cho rằng, chất lượng và logistics đang là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp đang trăn trở.
Về phía Việt Nam, một công- tơ-nơ gạo có giá 19.000 đô la nhưng giá vận chuyển là 18.000 đô la, như vậy giá đến tay người tiêu dùng Mỹ bị đội lên gấp 2, và nếu cộng thêm các phí khác nữa sẽ đẩy giá thành lên rất cao không cạnh tranh được với Philippin hay Thái Lan. Chưa kể, chất lượng để vào thị trường Mỹ bắt buộc phải có FDA, điều mà nhiều doanh nghiệp Việt vẫn đang loay hoay.
Nói về giá cả, Campuchia cũng làm tốt hơn. Ví dụ năm 2020, Campuchia trúng đơn hàng lớn cho Liên Hợp quốc, nhưng Việt Nam giá cao quá nên không vào được.
"Ở Campuchia họ có Hiệp hội Lúa gạo, họ làm rất tốt việc kết nối doanh nghiệp. Hiện Việt Nam làm chưa tới, và còn nhiều khập khiễng, điều này khiến chúng ta chưa kết nối được với thị trường lớn như New York hay Califonia. Ở những nơi này, họ có chợ đầu mối, chúng ta có thể kết nối với những chủ trung tâm ở chợ đầu mối, từ đó gửi hàng mẫu qua họ sẽ kết nối đơn hàng, nếu tự mình đi tìm doanh nghiệp thì rất khó, thậm chí doanh nghiệp không chứng minh năng lực tài chính thì không thể mua hàng được.
Chính vì vậy, kì vọng thời gian sắp tới, chúng tôi mong đưa những sản phẩm chất lượng lên hệ thống siêu thị Western Mart, đây là chuỗi siêu thị online. Chuỗi siêu thị này do các bạn trẻ người Việt sáng tạo ở mảng công nghệ có tư duy tốt thực hiện. Hơn ai hết chúng tôi hiểu rằng, tiền thuê mặt bằng quá cao trong giai đoạn dịch này là khó khăn, nếu có thể đưa lên sàn kinh doanh thì giảm được nhiều chi phí phát sinh cho doanh nghiệp lúc này", bà Hứa Thị Bích Thu cho biết.
Chia sẻ về vấn đề vận chuyển, ông Võ Doãn Mẫn- Đồng sáng lập Công ty TNHH MTK Logistic cho biết, hiện Campuchia có 2 cảng lớn là Phnom Pênh (cảng sông), và cảng Sihanoukville (cảng nước sâu).
Về xuất khẩu, hàng hóa Campuchia được chuyển từ 2 cảng này đến cảng Cái Mép (Vũng Tàu) để đi thẳng đến châu Âu và Mỹ. Thời gian đi từ cảng Cái Mép đến Los Angeles (Bờ Tây nước Mỹ) khoảng 18-21 ngày. Từ cảng Cái Mép đến New York (bờ Đông nước Mỹ) hoặc châu Âu khoảng 30 ngày.
Ngoài ra, đường hàng không vận chuyển đi từ sân bay Phnom Pênh có rất ít chuyến bay thẳng đến các sân bay khác. Họ phải bay nối chuyến đến sân bay Tân Sơn Nhất. Vì vậy, Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa này và nhận một khoản lợi từ vận chuyển hàng hóa giữa các nước khác với Campuchia.
Về nhập khẩu, Campuchia nhập hàng chủ yếu từ Trung Quốc đi theo 2 đường phổ biến là đường bộ, đi từ Trung Quốc sang Thái Lan hoặc Việt Nam. Nếu đi bằng tàu biển thì phải đi qua Cát Lái và làm thủ tục quá cảnh sang xe tải hoặc công-tơ-nơ khi đến cửa khẩu Mộc Bài. Tới cửa khẩu Mộc Bài, xe có thể chạy thẳng đến Phnom Pênh không phải sang xe (hoặc những xe không được đăng kí chạy thẳng qua Campuchia thì tới cửa khẩu sẽ phải sang xe biển số Campuchia để đi đến Phnom Pênh.)
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải 2 nước được kí kết theo năm, số lượng xe di chuyển qua lại cửa khẩu có số lượng hạn chế, chủ yếu dành cho xe khách. Một doanh nghiệp có thể đăng kí khoảng 8 chiếc chạy xuyên qua 2 nước theo 2 cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Xa Mát (Bình Phước).
Giá vận chuyển cho tháng 12/2021 từ Phnom Pênh đến Los Angeles (đi qua cảng Cái Mép) có giá 11.000 đô la/công- tơ- nơ 20 tấn và 16.000 đô la/ công 40 tấn. Nếu đi từ cảng Sihanoukville cộng thêm 500 đô la nữa.
Từ cảng Sihanoukville đến New York (Bờ đông nước Mỹ) đi qua cảng Cái Mép giá một công- tơ- nơ 20 tấn là 15.000 đô la, giá công- tơ- nơ 40 tấn là 18.000-19.000 đô la. Cộng thêm 500 đô la cho một công-tơ-nơ 20 tấn và 800 đô la cho công- tơ- nơ 40 tấn từ cảng Sihanoukville tới Los Angeles.
Cũng theo ông Mẫn, so giá tháng 12 năm nay, cách đây 2-3 năm trước cao hơn gần 10 lần. Lý do vì dịch cho nên thiếu nhân sự trầm trọng ở các cảng, tốc độ dở hàng xuống chậm, tàu phải xếp hàng đợi rất nhiều, gây ra tình trạng thiếu tàu, thiếu công-tơ-nơ đẩy giá cước tăng lên cao, ngoài ra tình hình giao thương tăng lên và giá xăng dầu tăng cũng làm ảnh hưởng đến giá vận chuyển.
Đỗ Mỹ Dung